Tuyệt đối không được cắt xén chương trình học để ôn thi tốt nghiệp
“Bộ đã chỉ đạo các nhà trường phải dạy học đầy đủ tất cả các môn. Việc giảm thời lượng học một số môn được cho là môn phụ là trái với chủ trương của Bộ”, Tiến sĩ Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ GD trung học (Bộ GD-ĐT) khẳng định.
TS Vũ Đình Chuẩn
Không được “ăn bớt” môn phụ
Ông Vũ Đình Chuẩn cho biết, Bộ đã yêu cầu các Sở GD-ĐT chỉ đạo các trường THPT hoàn thành chương trình lớp 12 THPT theo đúng kế hoạch của các Sở GDĐT, phù hợp với hướng dẫn Khung kế hoạch thời gian năm học 2011-2012 và hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ. Tuyệt đối không được cắt xén chương trình đã qui định. Việc giảm thời lượng học một số môn được cho là “môn phụ” là trái với chủ trương của Bộ.
Bộ cũng lưu ý các nhà trường và giáo viên cần kết hợp hướng dẫn học sinh tự học, tự ôn tập với ôn tập theo nhóm và ôn tập chung cả lớp. Ngoài ra, các trường THPT và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phải thống nhất với học sinh và cha mẹ học sinh để sắp xếp thời gian ôn tập hợp lý, đảm bảo sức khỏe của học sinh có hiệu quả nhất, nhưng không quá tải…
- Thưa ông, hiện nay ở các trường THPT đang tăng cường chỉ đạo cho học sinh ôn thi tốt nghiệp. Bộ GD-ĐT đã có giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng học tủ, học lệch luôn tồn tại trong một bộ phận học sinh?
- Trong việc tổ chức dạy học, Bộ cũng đã chỉ đạo các nhà trường phải dạy học đầy đủ tất cả các môn trong Chương trình giáo dục cấp THPT nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện. Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT của Bộ cũng không có kẽ hở cho việc học tủ, học lệch.
Bên cạnh đó, trong việc tổ chức dạy học cũng như trong ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ luôn chỉ đạo các Sở GD-ĐT hướng dẫn giáo viên dạy học theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình.
Riêng với các m ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2012, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh ôn tập đầy đủ, tập trung vào những yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THPT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, chú trọng việc giúp học sinh thông hiểu và vận dụng kiến thức. Nếu chọn cách học tủ, học lệch thì kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT của học sinh sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố may rủi. Điều này cũng tạo cho học sinh tâm lý lo lắng, không yên tâm khi ôn tập cũng như làm bài thi…
Video đang HOT
Không ép học sinh mua sách tham khảo
- Ông có lưu ý gì đối với các Sở GD-ĐT, các trường THPT và giáo viên trong việc ôn tập các m ôn thi tốt nghiệp THPT cho học sinh để tránh học lệnh, học tủ?
- Để giúp học sinh có kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, về phía các Sở GD-ĐT, cần sớm triển khai công tác chuẩn bị cho kỳ thi, trong đó chú trọng rút kinh nghiệm công tác tổ chức ôn tập cho học sinh ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm trước. Đồng thời, chỉ đạo các trường THPT triển khai thực hiện các giải pháp phù hợp với từng trường, từng nhóm đối tượng học sinh nhằm tổ chức tốt việc ôn tập cho học sinh lớp 12, nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012.
Trong quá trình ôn tập, các nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cần chú trọng khâu thu nhận thông tin phản hồi về những thuận lợi, khó khăn và kết quả ôn tập của từng HS, từng lớp, từ đó có sự điều chỉnh hợp lý trong việc chỉ đạo và tổ chức ôn tập cho HS, nhằm nâng cao hiệu quả của việc ôn tập.
- Thực tế, nhiều học sinh và một số giáo viên chưa thực sự cảm thấy yên tâm khi tiến hành ôn tập thi tốt nghiệp THPT chỉ dựa vào sách giáo khoa. Theo ông, việc sử dụng sách tham khảo trong ôn thi tốt nghiệp THPT có cần thiết không?
- Như đã nói ở trên, trong quá trình dạy và học cũng như ôn tập, chủ trương chỉ đạo của Bộ là giáo viên và học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT. Bên cạnh đó, Bộ không có giới hạn chương trình ôn tập mà nói rõ, nội dung đề thi tốt nghiệp THPT năm 2012 dựa theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THPT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12.
Như vậy, khi học sinh đã học đầy đủ chương trình theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học, thì theo tôi, tài liệu để ôn thi tốt nghiệp THPT tốt nhất vẫn là sách giáo khoa, kết hợp sử dụng sách bài tập theo qui định của Bộ và vở ghi của học sinh.
- Bộ GD-ĐT không chỉ đạo việc biên soạn, in và phát hành tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12 THPT năm 2012 và không cho phép bất kỳ tổ chức, cá nhân nào lấy danh nghĩa Bộ để làm việc này?
- Học sinh muốn tham khảo thêm tài liệu nào để ôn thi tốt nghiệp hoàn toàn tùy quyền lựa chọn của các em, nhà trường không được chỉ đạo, ép buộc học sinh mua tài liệu tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu ở nơi nào chỉ đạo các trường học vận động học sinh mua là trái với chỉ đạo của Bộ.
Theo Vietnamnet
Cô bày "mẹo" ôn thi tốt nghiệp môn Sử
Giờ học môn Địa lý của học sinh lớp 12 Trường THPT Lê Quý Đôn (quận Đống Đa, Hà Nội)
Lo lắng là tâm trạng chung của giáo viên và học sinh khi biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 có môn Lịch sử. Nhiều em chỉ mong đạt điểm trung bình và đã tính học bài "tủ". Còn giáo viên thì chia sẻ một số mẹo cho trò ôn tập tốt.
Chỉ cần điểm 3
Nguyễn Thị Kim Oanh, học sinh lớp 12 D2, Trường THPT Yên Lạc (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết em và các bạn khá bất ngờ khi thi tốt nghiệp THPT năm 2012 có 4 môn tự luận. "15 phút trước tiết học cuối buổi học chiều thứ sáu (23/3) khi biết 6 môn thi tốt nghiệp cả cô giáo và chúng em đều ngẩn ngơ, không tập trung vào bài được vì lo lắng" - chia sẻ của Kim Oanh.
Trước đó, em hi vọng trong các môn thi sẽ có môn Sinh hoặc Địa lý. Dẫu được cô trấn an thi tốt nghiệp câu hâu hỏi ngắn, dễ đạt điểm khá nhưng em và các bạn vẫn "run". Kim Oanh cho hay mình chỉ cần một kết quả trung bình "còn tất cả trông vào điểm 3 môn Toán, Văn, Anh để kéo tổng điểm lên".
Dù lo nhưng hiện Nguyễn Hà Ly, lớp 12 B9, Trường THPT Lê Quý Đôn (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn đang chờ cuốn hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn Lịch sử của NXB Giáo dục sau đó mới lên kế hoạch ôn tập. Theo Hà Ly: "Chắc phải gần thi học mới vào được". Cô bạn Khánh Chi cùng lớp thì thẳng thắn "em chỉ hi vọng điểm 3 môn này".
Nhiều học sinh khi được hỏi cũng đã tính đến chuyện học "tủ", làm phương án loại trừ các câu hỏi của những năm gần đây. Thậm chí có em đã nghĩ tới làm "phao" để nếu không mang được vào phòng thi cũng làm dự bị cho yên tâm hơn.
Cô bày "mẹo"
Một số giáo viên bộ môn Lịch sử khi được hỏi đều khẳng định không khó để học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên nếu chú ý lắng nghe bài giảng trên lớp, nắm được một số kỹ năng và phương pháp khi làm bài cộng với tâm huyết của người dạy.
Cô Đỗ Thị Thanh Hà, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Vào phòng thi các em cần đọc kỹ câu hỏi, xác định nội dung trình bày và dàn bài. Nguyên tắc của môn này là không được đảo lộn các sự kiện, mốc thời gian. Nếu không nhớ em hãy để trống. Bài làm môn Lịch sử không cần dài nhưng phải đúng và đủ ý.
Với các sự kiện không nhớ ngày tháng năm em có thể chỉ cần ghi tháng, năm hoặc năm. Kết quả, các con số của từng sự kiện có thể chỉ cần ghi trong khoảng (hàng ngàn, trăm ngàn hoặc hơn 1/2, gần như toàn bộ). Giáo viên khi chấm có thể vẫn cho các em toàn bộ số điểm của câu hỏi.
Cô Ngô Thị Hiền Thúy, trưởng bộ môn Lịch sử, Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm bổ sung "Cần nhất là học sinh phải nắm được bản chất của từng sự kiện, ví dụ chiến đấu chống chiến tranh cục bộ thắng lợi của ta trên mặt trận quân sự là quan trọng nhất..."
Một số cách giúp học sinh nhớ được các con số hoặc mốc thời gian diễn ra sự kiện được cô Thúy chia sẻ như: trong CMT8 chỉ cần nhớ mốc Việt Nam giành độc lập là 2/9, ở Lào sau đó là 1 tháng 10 ngày Ngày ký hiệp định Paris là 27/1 và Giơ-ne-vơ 21/7 ...
"Riêng mảng miền Nam (quan trọng) phải chiến đấu chống 4 chiến dịch phá hoại lớn của Mỹ. Học sinh cần nắm được chiến lược đó được tiến hành như thế nào, khái niệm của từng chiến dịch." - lời cô Thúy.
Trường lên kế hoạch ôn thi
Theo cô Bùi Thị Minh Nga, Hiệu phó Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) việc có tới 4 môn học thuộc lòng sẽ khiến học sinh khá vất vả. Thông tin từ hiệu phó Nga cho biết: "Những năm trước điểm thi tốt nghiệp môn Lịch sử, học sinh của trường chỉ đạt điểm trung bình, ít điểm khá".
Dù không tăng tiết nhưng Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm sẽ hỗ trợ học sinh nếu các môn khác đã hoàn thành chương trình học sớm hơn. Cụ thể, một tuần trường có thể có thêm 1 tiết cho mỗi môn Lịch sử, Địa lý và Hóa học.
Tình hình ở Trường THPT Lê Quý Đôn (quận Đống Đa) có khác hơn một chút. Theo hiệu phó Hà Thị Phương Lan: "Môn chúng tôi lo các em điểm thấp là Địa lý vì câu hỏi dàn trải, ý vụn vặt. Điểm môn Lịch sử của học sinh cũng ngang bằng so với các môn khác".
Theo Văn Chung (Vietnamnet)
Bắt đầu ôn thi tốt nghiệp THPT HS lớp 12 Trường THPT Giồng Ông Tố (Q.2, TP.HCM) trong giờ thực tập môn hóa. Các địa phương đã bắt đầu tăng tốc cho việc ôn tập, chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Không đợi công bố môn thi Theo ghi nhận của PV, các trường THPT ở Hà Nội đã chuẩn bị rất kỹ kế hoạch ôn thi...