Tuyệt đối không để học sinh đứng ngoài cổng trường vì nghỉ rét
Trước diễn biến thời tiết rét đậm, rét hại, để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, ngành GD&ĐT Thanh Hóa yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, trường học chủ động phòng chống, rét cho học sinh.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng và Thủy văn Quốc gia, từ ngày 30/12, ở Thanh Hóa có những ngày sẽ rét đậm, rét hại. Trước diễn biến khắc nghiệt của thời tiết, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa đã có công văn yêu cầu các Phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc trên địa bàn tỉnh này thực hiện phòng, chống rét cho học sinh.
Ngành GD&ĐT Thanh Hóa chỉ đạo phòng, chống rét cho học sinh.
Theo đó, Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị, trường học, đặc biệt là các trường học ở khu vực nông thôn, miền núi và các điểm lẻ, địa bàn khó khăn, cần chỉ đạo thực hiện kiểm tra và kịp thời sửa chữa các phòng học, phòng bán trú, phòng ăn…đảm bảo tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh.
Đối với các trường mầm non, cần đảm bảo có nước ấm để chăm sóc và phục vụ các cháu học sinh. Riêng các trường có tổ chức bán trú, cần đặc biệt quan tâm, đảm bảo đủ thức ăn, thực phẩm sạch, chế độ ăn hợp lý, nước uống nóng sốt. Đồng thời, chỗ nghỉ trưa cho học sinh phải ấm và chuẩn bị các loại thuốc men phục vụ công tác y tế học đường.
Các nhà trường phải chủ động, không tổ chức những hoạt động tập trung học sinh ngoài trời. Cần đảm bảo sức khỏe cho học sinh khi tổ chức các giờ học thể dục ngoài trời. Các thầy, cô giáo phải nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm.
Sở GD&ĐT đề nghị các đơn vị trường học không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục trong những ngày giá rét. Khi có thông báo cho học sinh nghỉ vì trời quá rét, nhà trường phải có hướng dẫn cho học sinh tự học, ôn tập tại nhà trong thời gian nghỉ học.
Trường hợp nếu học sinh vẫn đến trường, nhà trường phải bố trí cho các cháu vào phòng để giữ ấm. Đồng thời, quản lý cho đến khi phụ huynh đón về, tuyệt đối không được để học sinh đứng ngoài cổng trường vì nghỉ rét.
Sở GD&ĐT Thanh Hóa cũng yêu cầu Phòng GD&ĐT các huyện, thị, thành phố chỉ đạo các trường có thể điều chỉnh thời gian học, sao cho trong những ngày rét đậm, học sinh không phải đến trường quá sớm.
Trong trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết, cần thu xếp để học sinh vẫn vào được lớp học. Trong những ngày nghỉ do trời rét đậm, rét hại, các nhà trường cần bố trí lực lượng trực, để đảm bảo mọi hoạt động hành chính của nhà trường diễn ra bình thường.
Video đang HOT
Ăn nóng, ngủ ấm để đảm bảo phòng chống rét cho trẻ khi tới trường
Tại nhiều trường của Hà Nội, vấn đề đảm bảo các điều kiện phòng chống rét cho học sinh là nhiệm vụ hàng đầu trong những ngày thời tiết rét đậm như hiện nay.
Những ngày này, nền nhiệt độ tại Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc xuất hiện rét đậm, nhất là về đêm và sáng sớm. Sở GD&ĐT Hà Nội đã có công văn hướng dẫn các Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục trực thuộc về các biện pháp để phòng chống rét cho học sinh khi tới trường.
Theo đó, các trường đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, kiểm tra và sửa chữa kịp thời các phòng học, phòng học chức năng, phòng bán trú, phòng ăn... đảm bảo tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh. Đặc biệt, đối với các trường mầm non cần có đủ nước ấm để chăm sóc, phục vụ trẻ.
Tại trường Mầm non Tân Hội, 100% các lớp được trải xốp nền nhà và có rèm cửa tránh gió lùa.
Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Đỗ Thị Hằng, Hiệu trưởng trường Mầm non Tân Hội (huyện Đan Phượng) cho biết, sau khi nhận được công văn của UBND huyện và Phòng GD&ĐT Đan Phượng về chuẩn bị cho công tác phòng chống rét cho học sinh, trường đã tổ chức tập huấn cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên cách xử trí khi thời tiết lạnh đột ngột.
Khi học sinh ngủ trưa dậy, cô giáo sẽ cho trẻ dậy từ từ, bé gái sẽ ra cô chải tóc, bé trai sẽ cùng các cô dọn đồ chứ chưa mở cửa lớp ngay để giữ cho nhiệt độ bên trong và ngoài lớp không bị quá chênh lệch. Ngoài việc kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất phòng chống rét, trường cũng tiến hành điều chỉnh thực đơn bán trú cho học sinh để đảm bảo ấm, nóng. Các lớp học được tăng cường cây nước ấm, xốp trải nền, chăn mùa đông, bình nóng lạnh để trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh...
Tương tự, trường Mầm non Tân Lập, huyện Đan Phượng cũng đưa ra khuyến cáo với các bậc phụ huynh nên mặc đủ ấm cho trẻ trước khi tới lớp. Những ngày trời rét đậm, trường không tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời mà tất cả đều trong lớp học.
Hệ thống cửa sổ, cửa kính chắn gió, mành rèm được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên. Bên cạnh đó, thời gian đón trẻ buổi sáng cũng được thay đổi, nếu trẻ đến muộn cũng vẫn tạo điều kiện đón vào lớp. Trẻ không nhất thiết phải mặc đồng phục khi tới trường.
"Vào mùa đông, thực đơn sẽ được nhà trường thống nhất với phụ huynh điều chỉnh theo hướng tăng cường chất đạm hơn để đảm bảo dinh dưỡng và sức đề kháng cho trẻ. Giá mỗi suất ăn sẽ không thay đổi chứ không tăng để phù hợp với mặt bằng thu nhập của người dân", cô giáo Nguyễn Thị Hương, Hiệu trưởng nhà trường nói.
Trường Mầm non Mậu Lương trang bị đầy đủ chăn ấm, đệm trải, màn ngủ cỡ lớn để phục vụ trẻ sau giờ ăn trưa.
Còn theo ghi nhận tại trường Mầm non Mậu Lương, quận Hà Đông trong ngày 31-12, do trời rét nên các em học sinh được gia đình đưa đến trường từ 7h30 - 8h30, muộn hơn thường lệ 30 phút. Anh Ninh Quang Cường, SN 1986, trú phường Kiến Hưng cho hay: "Tôi có cháu đang học lớp 4 tuổi tại đây. Những ngày rét đậm, gia đình thường xuyên xem dự báo thời tiết lúc 6h sáng của VTV.
Nếu trời rét dưới 10 độ C sẽ cho con nghỉ ở nhà. Tới trường thì thấy ở lớp học được trang bị khá đầy đủ cả về xốp trải nền, mành rèm chắn gió lùa ở cửa, chăn ấm, nước nóng cho các con dùng. Các con đến trường được ăn nóng, ngủ ấm thì bố mẹ rất yên tâm".
Chia sẻ về vấn đề này, cô giáo Đào Thị Mây, Hiệu trưởng trường Mầm non Mậu Lương nhấn mạnh, ngay từ đầu năm học trường đã xây dựng kế hoạch về phòng chống rét cho học sinh.
Căn cứ theo hướng dẫn của Phòng GD&ĐT Hà Đông, nhà trường luôn chủ động nhiều giải pháp như: Trang bị cây nước ấm ngay tại lớp, lắp thêm mành rèm chắn gió lùa mùa đông, 100% các lớp được trải xốp nền. Đặc biệt, công tác chăm sóc bán trú được chú trọng và thay đổi thực đơn theo mùa, giờ chế biến gần với giờ ăn để đảm bảo trẻ được ăn uống ấm nóng. Các lớp trang bị màn ngủ, chăn đắp đủ ấm cho học sinh sau giờ ăn trưa...
Cả phụ huynh và trẻ đều trang bị áo ấm khi đến trường.
Mọi hoạt động của trẻ đều được tổ chức trong lớp nếu trời rét đậm rét hại.
Trẻ được sử dụng nước ấm ngay tại lớp.
Thức ăn của trẻ đảm bảo ấm, nóng trong những ngày giá rét.
Đèn điện, rèm cửa được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên.
Các đồ dùng như khăn mặt của trẻ cũng được hấp nóng.
Lào Cai duy trì phương châm "3 cần" giữ ấm cho học sinh vùng cao Các biện pháp này đã được triển khai có hiệu quả giúp đảm bảo sức khỏe cho các em khi tới trường, đồng thời duy trì tốt tỷ lệ chuyên cần trong những ngày mưa rét. Để đảm bảo việc dạy và học được diễn ra bình thường trong điều kiện thời tiết giá lạnh đặc trưng của vùng cao, các trường vùng...