Tuyệt chiêu mới của Indonesia trong cuộc đua thu hút khách du lịch
Indonesia đã bước vào cuộc đua thu hút giới khách du lịch giàu có từ khắp nơi trên thế giới đến lưu trú dài hạn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á .
Đảo Bali, Indonesia. Ảnh: Shutterstock
Hãng tin Bloomberg đưa tin theo qui định mới ban hành vào hôm 25/10, hòn đảo du lịch Bali sẽ cấp “ thị thực quê hương thứ hai” có thời hạn 5 năm và 10 năm cho những người đủ điều kiện. Chính sách hướng đến đối tượng là người nước ngoài hoặc những người từng là công dân Indonesia, cho phép họ ở lại ở quốc gia này và thực hiện nhiều hoạt động như đầu tư và lao động.
Theo đó, người xin thị thực phải có đủ các giấy tờ cần thiết, gồm hộ chiếu hợp lệ còn hạn ít nhất 36 tháng, chứng minh tài sản có giá trị ít nhất 129.000 USD. Chính sách mới này sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi ban hành.
Phát biểu tại lễ công bố ở khu nghỉ dưỡng Bali, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Di trú Widodo Ekatjahjana cho biết: “Đây là biện pháp kích thích phi tài chính giúp người nước ngoài cư trú và đóng góp tích cực cho nền kinh tế Indonesia”.
Video đang HOT
Indonesia đã thêm các quốc gia như Costa Rica và Mexico vào danh sách cung cấp dịch vụ lưu trú dài hạn để thu hút các chuyên gia, người về hưu và những người giàu có đến đất nước này. Chính sách mới nhằm mục đích khai thác nhu cầu ngày càng tăng của”những người du mục số” mong muốn làm việc tự do trong môi trường mới sau đại dịch.
Trước đó, năm 2021, Indonesia đã đề xuất kế hoạch “thị thực du mục số” dành cho du khách quốc tế, tập trung vào việc thu hút du khách đến Bali, điểm đến hàng đầu ở quốc gia này. Đây cũng là một thu ngoại tệ lớn của “xứ sở vạn đảo”.
Du khách mua sắm tại chợ Ubud ở Bali, Indonesia. Ảnh: Shutterstock
Thời điểm công bố chính sách thị thực mới diễn ra trong thời điểm ngành du lịch Indonesia đang chứng kiến làn sóng phục hồi mạnh mẽ và chỉ vài tuần trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) vào giữa tháng 11. Đây là dịp để hàng nghìn đại biểu đến Bali gặp gỡ và trao đổi.
Đảo Bali – vốn phụ thuộc lớn vào khách du lịch – là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19. Kinh tế của Bali đã giảm 9,31% vào năm 2020 và 2,47% vào năm 2021. Với việc mở cửa lại vào cuối năm ngoái và hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay, Ngân hàng Trung ương Indonesia hy vọng nền kinh tế này sẽ tăng trưởng từ 3,8% đến 4,6% trong năm 2022.
Song ông Putu Winastra, Chủ tịch Hiệp hội du lịch và lữ hành Bali, bày tỏ sự không chắc chắn về biện pháp thúc đẩy du lịch trên đảo của chính sách mới.
“Thị thực quê hương thứ hai sẽ được cấp cho những người ở lại Bali trong thời gian dài. Và những du khách này sẽ không cần đến chúng tôi – những người phục vụ trong lĩnh vực du lịch và lữ hành, vì họ sẽ không ở trong khách sạn”, ông Winastra nói.
Một số nước EU giảm số lượng thị thực cấp cho du khách Nga
Ngày 31/8, phát biểu với báo giới trước ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị không chính thức Ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), ngoại trưởng một số nước EU cho biết đã giảm số lượng thị thực cấp cho khách du lịch Nga trong những tháng gần đây.
Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell kêu gọi các nước thành viên có hành động thống nhất trong vấn đề này.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết trong những tháng gần đây, Đức đã giảm số lượng thị thực cấp cho khách du lịch Nga. Người đứng đầu ngành ngoại giao Đức tin rằng điều quan trọng đối với EU là cần phải tìm ra một giải pháp chung.
Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto thông báo nước này sẽ hạn chế cấp thị thực cho khách du lịch Nga từ ngày 1/9 tới, đồng thời đề xuất thông qua một quyết định trong toàn EU. Ngoại trưởng các nước Đan Mạch, Hà Lan cũng đưa ra lời kêu gọi tương tự và cho rằng EU cần phải thống nhất trong vấn đề này.
Về phần mình, Ngoại trưởng Séc, nước chủ nhà hội nghị, ông Jan Lipavsky nhấn mạnh việc đình chỉ thỏa thuận tạo điều kiện cấp thị thực cho khách du lịch Nga là một bước tiến nhưng chưa đủ. Ông tin rằng châu Âu phải gửi đi một tín hiệu chính trị rõ ràng.
Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại EU Josep Borrell cho rằng EU nên có hành động tương tự như Phần Lan khi quốc gia Bắc Âu này tuyên bố sẽ hạn chế số lượng thị thực cấp cho khách du lịch Nga xuống còn 1/10 so với con số hiện tại.
EU đã đình chỉ một phần thỏa thuận năm 2007 về tạo điều kiện thuận lợi cấp thị thực với Nga liên quan tới các quan chức chính phủ và doanh nhân. Nếu phần thỏa thuận liên quan tới khách du lịch bị đóng băng, công dân Nga sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, như thời gian kéo dài và chi phí tốn kém hơn, khi xin thị thực vào khu vực Schengen.
Ba Lan, Phần Lan, CH Séc và các nước Baltic đề xuất các biện pháp cứng rắn hơn như đình chỉ cấp thị thực cho khách du lịch Nga hoặc giảm đáng kể số lượng. Tuy nhiên, các quốc gia EU khác như Đức và Pháp đều phản đối đề xuất này.
Thái Lan dự kiến kéo dài thời gian lưu trú cho khách du lịch Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Tổng Cục Du lịch Thái Lan (TAT) có kế hoạch đề xuất với Trung tâm xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) về việc kéo dài thời gian lưu trú tối đa đối với thị thực du lịch và thị thực cấp tại sân bay (visa on arrival) để khuyến khích du khách quốc tế lưu trú tại...