Tuyệt chiêu luyện đề thi Đại học hiệu quả
Khi ôn thi ĐH, ngoài việc nắm vững kiến thức cơ bản, ôn luyện kỹ càng các chuyên đề có trong phạm vi thi thì việc làm các đề thi thử ĐH là điều không thể thiếu.
Việc luyện đề không chỉ giúp các bạn củng cố kiến thức mà còn biết được khả năng của mình để điều chỉnh phương pháp ôn luyện cho hợp lý. Vậy nên bắt đầu luyện đầu luyện đề từ đâu và luyện đề như thế nào? Hãy cùng tham khảo một số tip dưới đây nhé!
Tìm đề thi ĐH để luyện
Trước hết các sĩ tử hãy tìm đề thi ĐH các năm trước thuộc khối thi của mình để luyện. Hầu như cấu trúc đề thi, phương thức ra đề… của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở các năm không khác nhau nhiều nên việc luyện nhiều đề thi ĐH các năm trước sẽ giúp bạn dễ dàng nắm được đề thi có những phần gì, thường gồm những kiến thức nào…
goài ra, bạn cũng nên sưu tầm thêm nhiều đề thi thử của các trường thường tổ chức thi thử hàng năm như ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Vinh… hay THPT Chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa), THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội), THPT Chuyên Hà Nội Amtesdam… và cả các đề thi của những thầy cô giáo có nhiều kinh nghiệm luyện thi ĐH.
Để tìm các đề thi này rất đơn giản, bạn có thể tìm trên internet hoặc “đầu tư” mua các cuốn sách có tập hợp đề thi thử này kèm theo lời giải chi tiết.
Hãy luyện đề như đi thi thật
Điều này sẽ giúp sĩ tử cảm thấy tự tin hơn, chủ động hơn về thời gian và tâm lý khi đi thi thật, đồng thời cũng giúp sĩ tử đánh giá được khả năng của mình một cách chính xác nhất. Hãy bắt đầu từ việc chọn nơi yên tĩnh và bắt tay vào luyện đề với sự nghiêm túc và tập trung cao độ, tưởng tượng như mình đang ngồi trong phòng thi và làm bài thi ĐH; đừng quên bấm thời gian như đi thi thật, trong đó 90 phút với bài thi trắc nghiệm và 180 phút đối với bài thi tự luận.
Một số sĩ tử còn bật mí thường lựa chọn thời gian luyện đề đúng với thời gian biểu của từng buổi thi ĐH, ví dụ như: Thi khối A thì luyện đề môn Toán, môn Lý vào buổi sáng, môn Hóa vào buổi chiều…
Mỗi môn nên luyện ít nhất 2 đề thi/ngày
Sau khi nắm vững kiến thức cơ bản, các sĩ tử nên tập trung ôn luyện kỹ càng các chuyên đề và bắt tay vào làm các đề thi ĐH với ít nhất 2 đề/ngày đối với từng môn.
Video đang HOT
Bạn Lương Văn Thiện gợi ý các bạn nên luyện 2 đề thi/ngày.
Theo chia sẻ của bạn Lương Văn Thiện – sinh viên lớp Kỹ sư tài năng ĐH Bách Khoa Hà Nội (từng thi đỗ hai trường: ĐH Bách Khoa HN, trường ĐH Y Hà Nội) và có nhiều năm kinh nghiệm gia sư cho các bạn đang ôn thi ĐH, những học sinh có lực học khá, giỏi có thể luyện nhiều hơn để củng cố kiến thức và quen với việc hoàn thiện một bài thi ĐH.
Tuy nhiên, những học sinh có lực học trung bình thì nên luyện khoảng 2 đề/ngày bởi sau khi luyện đề, các bạn phải dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu kỹ về các lỗi sai và những bài mà mình không làm được, khi đã củng cố lại phần kiến thức còn thiếu sót mới tiếp tục luyện đề khác.
Đừng hoảng hốt khi gặp câu khó
Trong quá trình luyện đề, không ít bạn gặp những câu hỏi, bài tập khó và lạ thường rất hoang mạng, thậm chí có bạn từng luyện những đề trắc nghiệm mà tất cả các câu khó đều dồn ở mặt đầu tiên nên tâm lý vô cùng hoảng hốt.
Bạn Thanh Danh khuyên các sĩ tử nên hoàn thành các câu dễ rồi quay lại làm câu khó.
Theo kinh nghiệm của bạn Nguyễn Trần Thanh Danh – thủ khoa ĐH Ngoại thương 2013 – trong trường hợp này, các sĩ tử nên hết sức bình tĩnh và tạm bỏ qua ngay lập tức nếu thấy chưa thể làm được hoặc việc tìm ra lời giải cho đó mất quá nhiều thời gian. Khi đã hoàn thành các câu dễ hơn thì quay lại làm các câu đó, nếu là môn trắc nghiệm mà bạn “bó tay” không thể tìm ra đáp án thì có thể cân nhắc đáp án dựa vào phán đoán, xác suất.
Tổng kết sau khi luyện đề
Các sĩ tử thường có thói quen luyện xong đề, tra đáp án để chấm mình đạt bao nhiêu điểm rồi… thôi, mà quên mất một bước cực kỳ quan trọng là tổng kết lại sau khi luyện đề.
Theo bạn Lương Văn Thiện, trong quá trình luyện đề, các sĩ tử nên “đầu tư” một cuốn sổ nhỏ, trong đó tổng kết lại những lỗi mắc phải, những kiến thức mà mình chưa nắm vững, những dạng bài mà mình chưa làm được…để ghi nhớ là ôn luyện kỹ càng hơn, sau đó, chắc chắn bạn sẽ rút nghiệm khi luyện những đề tiếp theo. Đồng thời, trong cuốn sổ đó cũng nên thống kê lại điểm và số lượng lỗi sai của từng đề bạn đã làm, để có thêm động lực tiếp tục cố gắng.
Theo TTVN
Tuyệt chiêu trị bệnh lười của học trò ngày Tết
Những ngày trước nghỉ Tết và sau khi đi học trở lại tâm lý của số đông các em học sinh là ngại. Và mỗi thầy cô lại có những tuyệt chiêu riêng để "trị bệnh" cho học trò của mình.
Những ngày trước và sau kì nghỉ Tết, rất nhiều lí do được các cô cậu học trò nghĩ ra để xin nghỉ tiết, xin không bị giao bài tập về nhà, xin nộp bài muộn.
Tâm lý chung của học sinh đều muốn kéo dài khoảng thời gian được nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm học khá căng thẳng. Từ năn nỉ thầy cô đến việc dùng chiêu trò... tất cả đều được áp dụng với mong muốn "thoát bài tập Tết" và được nghỉ nhiều.
Các thầy cô thường không quá khắt khe nhưng cũng có những tuyệt chiêu riêng để học trò vui chơi mà không quên nhiệm vụ. Nhất là với các bạn học sinh lớp 12, sau kì nghỉ Tết sẽ phải bước vào nhiều kì thi quan trọng.
Học mà chơi, chơi mà học
Đây được xem là một trong những cách hiệu quả được rất nhiều thầy cô dùng đến. Vừa tạo tâm lý thoải mái, đồng thời vẫn duy trì được việc học của các em học sinh.
Trong mỗi tiết học, bên cạnh kiến thức của môn học, những câu chuyện về Tết được thầy cô kể lại cũng mang đến niềm hứng khởi cho học trò.
Những trò chơi nho nhỏ như hỏi đáp nhanh, thi tài đầu năm thường được thầy cô sử dụng để "dụ" học trò. Các em vẫn tiếp thu được lượng kiến thức cần thiết mà vẫn có cảm giác được vui chơi.
Những bao lì xì đặc biệt
Lớp học ngày đầu năm mà có cây lì xì thế này thì còn gì thú vị hơn (ảnh minh họa)
"Khích lệ, động viên học trò" đó cũng là cách được nhiều thầy cô sử dụng trong những năm qua. Chính những lời khuyên và sự động viên của thầy cô kịp thời sẽ trở thành động lực của nhiều học trò.
Những túi lì xì đặc biệt đầu năm cũng là cách tạo hứng khởi cho học sinh. Trong bao lì xì, không chỉ có tiền mà còn có những lời chúc, những phiếu nhận xét. Nó tạo ra động lực rất lớn cho học trò. Đầu năm mới, nhận được lời khen của thầy cô trong tấm giấy nhỏ xinh xinh, vậy là đủ động lực và niềm vui cho một năm sắp tới.
Nghiêm khắc nhưng cũng cần thấu hiểu và chia sẻ cùng học sinh. Tạo cơ hội để các em được nghỉ ngơi khi tết đến nhưng cũng cần "xiết chặt" để các em không bỏ bê chuyện học hành.
Giao ít bài tập nhưng kiểm tra kỹ
Đó là cách nhiều giáo viên vẫn thường sử dụng trong những ngày trước và sau kì nghỉ Tết. Hiểu tâm lý học trò, thầy cô thường không giao quá nhiều bài tập cho các em trước kì nghỉ.
Tuy nhiên, sau mỗi lần giao bài, thầy cô đều động viên: "Hãy làm bài thật cẩn thận và đầy đủ vì chắc chắn thầy sẽ kiểm tra rất kĩ".
Cách làm này vừa giúp học trò bớt gánh nặng bài vở trong những ngày tết nhưng khi đã làm thì phải tập trung và cẩn thận. Nếu có quên hay mải chơi mà cố ý không làm thì đã có sẵn những "hình phạt" chờ đợi ngày đầu năm mới.
Học trò thường không muốn giông cả năm nên cách làm này chắc chắn sẽ rất có hiệu quả. Học sinh luôn làm đủ bài tập mà vẫn có được một kì nghỉ Tết vui vẻ.
Mỗi thầy cô lại có những cách khác nhau, tất cả đều xuất phát từ tình yêu dành cho học trò và mong muốn các em có thể học tốt.
Theo VNE
Mách bạn tuyệt chiêu để thi vào cấp 3 chỉ là chuyện nhỏ Thay vì ngồi "đoán mò" môn thi thứ 3, các bạn hãy chuẩn bị cho mình một hành trang đầy đủ nhất cho kì thi quan trọng. Học hiểu chứ đừng học thuộc Với tất cả các bộ môn trong đó có các môn thi Lịch sử hay Địa lý vốn được nhiều học sinh coi là môn học thuộc. Nhiều bạn ôm...