Tuyệt chiêu khuất phục những đứa trẻ không vâng lời của những bậc cha mẹ thông minh: Không khó để nuôi dưỡng ý thức kỷ luật ở trẻ
Giai đoạn nổi loạn, không vâng lời là một quá trình trưởng thành tất yếu của bé. Thay vì quát mắng, cha mẹ nên kiên nhẫn giúp đỡ để có thể cùng trẻ vượt qua giai đoạn này.
Có thể nói, phương pháp giáo dục khi con cái không vâng lời là một vấn đề khá nhức nhối đối với nhiều gia đình. Đối diện với những đứa con nổi loạn, ngay cả những bậc cha mẹ nhiều năm kinh nghiệm cũng khá bất lực.
Cha mẹ nào cũng đều muốn có khoảng thời gian bên con thật thoải mái, vui vẻ và bình yên. Nhưng nhiều khi, trong các cuộc nói chuyện giữa cha mẹ và con cái, đứa trẻ lại thường biểu hiện như không nghe thấy hoặc là đồng ý mà không làm theo. Vì thế mà ngay sau đó, cha mẹ thường mất bình tĩnh mà dùng đến đòn roi hay la mắng với mong muốn những đứa trẻ sẽ sợ hãi và khiến chúng phải vâng lời.
Tuy nhiên, những phương pháp đó lại thường không giúp trẻ cải thiện được lỗi lầm. Vào lúc này, tin rằng tất cả các bậc cha mẹ đều mong muốn tìm thấy một phương pháp để có thể giúp khuất phục những đứa trẻ không vâng lời. Bởi vì đằng sau những hành vi vô lý của trẻ, hầu hết đều ẩn chứa những lý do sâu xa.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Tìm hiểu nguyên nhân của sự nổi loạn
Thông thường, nhiều bậc cha mẹ chỉ hay tập trung vào hành vi sai trái của con mà hiếm khi đi tìm hiểu nhu cầu sâu xa ẩn đằng sau hành động đó. Tuy nhiên trên thực tế, những hành vi sai trái của trẻ mà chúng ta nhìn thấy giống như một tảng băng, chỉ có một phần nhỏ lộ ra trên bề mặt. Trong khi những nhu cầu đằng sau hành động đó lại ẩn sâu dưới nước không thể nhìn thấy.
Chẳng hạn nếu đứa trẻ cố ý hét to, có thể là do cha mẹ thường quá ít chú ý đến chúng. Hay việc đứa trẻ không nghe theo bất kỳ lời khuyên nào từ cha mẹ có thể là sự phản hồi của lòng tự trọng đã bị tổn thương quá nhiều.
Việc đánh đập hay mắng mỏ từ cha mẹ chỉ có thể ngăn chặn hành vi bề ngoài của trẻ chứ không thể giải quyết nhu cầu ẩn đằng sau hành vi đó. Nếu nhu cầu ẩn giấu này bị chúng ta phớt lờ và bỏ qua trong một thời gian dài, thì hành vi sai trái của trẻ sẽ ngày càng tăng lên.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Chiến lược để con trở nên ngoan ngoãn, hiểu chuyện
Video đang HOT
Khi chúng ta đã tìm ra nhu cầu ẩn giấu đằng sau hành vi sai trái của trẻ. Bước tiếp theo cha mẹ nên tìm cách loại bỏ các hành vi đó. Và phương pháp giao tiếp luôn là một công cụ hữu hiệu giúp giáo dục trẻ hiệu quả hơn.
Khi cha mẹ giao tiếp với trẻ cần chú ý rằng, chính thái độ của chúng ta sẽ quyết định cuộc trò chuyện này liệu có hiệu quả hay không. Tất nhiên, mục đích của giao tiếp không phải để thiết lập quyền lực của cha mẹ trước mặt trẻ, mà là để giải quyết vấn đề. Vì vậy, chúng ta cần phải bắt đầu bằng cách chấp nhận và đồng ý với cảm xúc của trẻ.
Với nền tảng giao tiếp như vậy, chắc chắn lòng tin của các con đối với cha mẹ sẽ ngày càng tăng lên. Đặc biệt, khi trò chuyện với trẻ, cha mẹ nên chú trọng đến các phương pháp sau:
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Thứ nhất, hãy đồng cảm trước rồi hãy nói đúng hoặc sai
Trước những hành vi sai trái của trẻ, dù cha mẹ có rất tức giận nhưng đầu tiên hãy trút bỏ sự cáu kỉnh và la mắng. Mà hãy cảm thông với trẻ, điều này sẽ dễ dàng kéo trẻ đến gần hơn với cha mẹ. Với bối cảnh giao tiếp như vậy, khi giảng cho trẻ một vấn đề đúng hay sai, sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Thứ hai, nói cho trẻ biết những hành vi nào là không phù hợp
Dưới góc độ tâm lý trẻ, rất khó để chấp nhận những cấm đoán của người lớn. Vì thế mà các con thường có tâm lý phản kháng khi đứng trước những hạn chế của cha mẹ. Để tránh tình trạng này, ngoài việc nói cho trẻ biết đâu là hành vi sai, chúng ta cũng phải nói rõ cho trẻ biết hành vi nào là phù hợp. Để trẻ có những tiêu chuẩn khi thực hiện hành vi của mình.
Thứ ba, đừng đánh giá hành vi của trẻ mà hãy mô tả sự việc một cách khách quan
Nếu chúng ta đánh giá hành vi của trẻ một cách chủ quan, thì trẻ rất dễ tập trung và chú trọng vào đánh giá đó, mà bỏ qua hành vi của chính mình. Do đó, khi cha mẹ nhắc đến những hành vi cụ thể của trẻ, thì hãy mô tả sự việc một cách khách quan. Điều này có thể giúp trẻ tập trung hơn vào hành vi không đúng của chính mình.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Hậu quả tương ứng phải gánh chịu do hành vi không vâng lời
Trong quá trình trưởng thành, những đứa trẻ bướng bỉnh thường sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Và thường những kết quả đó sẽ không phải do trẻ tự nhận lấy, mà là do cha mẹ chúng phải gánh chịu. Vì vậy, nếu muốn trẻ vâng lời và dần dần hình thành được ý thức kỷ luật, cha mẹ cần khiến trẻ phải gánh chịu những hậu quả tương ứng do hành vi của mình gây ra.
Trước tiên là hậu quả trực tiếp do chính hành vi sai trái của đứa trẻ. Ví dụ như việc đập đồ chơi vô cớ làm chúng bị hỏng dẫn đến hậu quả trực tiếp là món đồ đó không còn hoạt động được nữa. Khi đó bản thân trẻ sẽ phải đối mặt với một thực tế đó là không có món đồ này để chơi cùng. Đó là một hình thức mà trẻ phải gánh chịu hậu quả.
Sau đó là hậu quả logic. Vẫn lấy việc đứa trẻ nghịch đồ chơi làm ví dụ. Khi trẻ đập phá đồ chơi không có lý do, cha mẹ nên ngăn chặn hành vi đó ngay sau khi phát hiện. Và nếu việc ngăn chặn không hiệu quả, thì chúng ta nên tịch thu đồ chơi của trẻ, để trẻ tạm thời mất quyền sử dụng với món đồ đó do hành vi sai trái của mình.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Dù khi dùng hậu quả tự nhiên hay hậu quả logic thì cha mẹ cũng phải nắm được mức độ phù hợp. Không để cho hậu quả tự nhiên phát sinh quá mức, cũng không để hậu quả logic quá khắc nghiệt, việc cân bằng cả hai là một điều rất quan trọng.
Trẻ con không vâng lời quả thực là một vấn đề rất đau đầu của nhiều gia đình. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ đều là một cá thể độc lập, và dù là những đứa trẻ không vâng lời thì chúng cũng có quyền được giao tiếp bình đẳng với người lớn chúng ta.
Cha mẹ có thể giáo dục những đứa trẻ không vâng lời thông qua các phương pháp như giao tiếp theo lối suy luận và để đứa trẻ chịu hậu quả tương ứng một cách thích hợp. Từ đó dần dần nuôi dưỡng ý thức tự kỷ luật ở trẻ.
Nguyễn Quốc Huy xuất sắc giành giải Vô địch Tin học văn phòng Thế giới
Nguyễn Quốc Huy (SN 2003), cựu học sinh trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) vừa mang vinh quang về cho Việt Nam khi vượt qua 160 thí sinh đến từ 108 quốc gia, vùng lãnh thổ và lần đầu tiên xuất sắc đoạt nhiều huy chương tại cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới nội dung Microsoft Word 2016.
Bền bỉ nuôi dưỡng ước mơ
Nguyễn Quốc Huy là cậu bé có tố chất thông minh, chăm chỉ, có trách nhiệm với việc học của bản thân từ thủa bé. Quốc Huy học đều các môn, từng nhiều lần đạt thành tích cao ở môn Toán. Lên cấp III, ngoài Toán, tiếng Anh và các môn khoa học khác, Huy dành niềm đam mê đặc biệt cho môn Tin học.
"Khi con trai kể về tình yêu với môn Tin học, gia đình rất ủng hộ nhưng càng về sau, chương trình học và thi tốt nghiệp, thi ĐH đều rất nặng nên bố mẹ khuyên con hãy cân đối, lượng sức mình và tập trung vào học các môn thi. Tuy nhiên, vừa không muốn bố mẹ phải lo lắng, vừa quyết tâm theo đuổi ước mơ chinh phục, khám phá lĩnh vực công nghệ thông tin, Quốc Huy đã tự lập trình, sắp xếp các mục tiêu, thời gian, kế hoạch học tập của mình một cách khoa học, hiệu quả"- chị Nguyễn Thị Kim Yến, mẹ Quốc Huy kể.
Quốc Huy may mắn khi ngoài sự quan tâm, chăm lo của gia đình, em còn nhận được nhiều tình cảm, sự động viên ấm áp từ cô Hiệu trưởng, cô chủ nhiệm và các thầy cô, bạn bè; trong đó có vai trò quan trọng của thầy Đào Hải Tiệp - giáo viên phụ trách đội tuyển Tin học văn phòng trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành.
Nụ cười tươi của Quốc Huy trước giờ thi
Còn nhớ, mỗi giờ ra chơi, thầy Tiệp lại gọi Quốc Huy lên phòng Tin học để cùng ôn luyện, vượt thử thách. Về nhà, sau khi hoàn thành các bài tập, Huy lại miệt mài bên tài liệu và máy tính; có hôm say mê đến quên thời gian, chỉ chợp mắt vài tiếng rồi dậy đi học. Vậy nhưng, kết quả học của Quốc Huy rất đáng ngưỡng mộ với điểm tổng kết trung bình ba năm THPT luôn trên 9,0; riêng môn Tin học là 10,0.
Tháng 7/2021, Huy đạt giải Nhất cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng cấp Quốc gia và vinh dự trở thành một trong ba đại sứ của đội tuyển Việt Nam tham gia tranh tài tại Vòng Chung kết Thế giới. Do dịch bệnh Covid- 19 diễn biến phức tạp, Vòng Chung kết phải hoãn lại. Dù hụt hẫng nhưng xác định đây là "thời gian vàng" để hoàn thành các dự định học tập, Quốc Huy đã chuẩn bị cho mình một hành trang thật cẩn trọng, đủ đầy. Em tự ôn thi chứng chỉ SAT và kết quả đạt 1470/1600 điểm. Khi chắc chắn được tuyển thẳng vào lớp tài năng- ĐH Bách khoa Hà Nội, Quốc Huy tập trung cho kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra vào tháng 7/2021. Hoàn thành kỳ thi này với kết quả rất cao, Huy tiếp tục ôn thi và đạt 7.5 chứng chỉ IELTS. Việc này có ý nghĩa lớn, giúp em có nhiều thời gian tập trung cho kỳ thi trước mắt.
Thành quả xứng đáng
Suốt quá trình học tập nêu trên, Quốc Huy vẫn tích cực duy trì ôn luyện cho Chung kết Tin học Văn phòng Thế giới. Ngoài việc tự ôn tập, em còn quay trở lại trường Nguyễn Tất Thành, được thầy Đào Hải Tiệp giúp đỡ, hỗ trợ và ôn luyện cùng đội tuyển trường Nguyễn Tất Thành. Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, việc học tập, ôn luyện của Quốc Huy bị ảnh hưởng không ít nhưng bằng lòng kiên trì, cố gắng không ngừng, em đã nhận về mình thành quả xứng đáng.
Quốc Huy xuất sắc giành giải Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới
Đồng hành cùng Quốc Huy trong suốt thời gian diễn ra cuộc thi, thầy Đào Hải Tiệp nhận xét: "Quốc Huy là một học sinh rất điềm đạm, ham học hỏi và luôn hoàn thành tốt các nội dung được giao một cách tích cực. Dù đã ra trường, nhưng từ tháng 9/2021, Quốc Huy vẫn gắn bó với đội tuyển, về trường ôn luyện và chủ động, tự giác thực hành để chuẩn bị tham gia kì thi quốc tế. Hành trình đi tới chức vô địch của Quốc Huy rất nhiều thử thách nhưng em vẫn giữ trong mình lòng nhiệt huyết, sự bền bỉ, thể hiện tinh thần thi đấu hết mình, đem về chiếc cúp danh dự, niềm tự hào cho đất nước Việt Nam nói chung và trường Nguyễn Tất Thành nói riêng. Quốc Huy là niềm cảm hứng, tấm gương sáng cho các bạn trẻ Việt Nam về khả năng tự học, tinh thần cầu thị, không ngừng trải nghiệm và thử thách bản thân...".
Còn với riêng Quốc Huy, cuộc thi này là bước đệm vững chắc trong định hướng nghề nghiệp để em tiếp tục hành trình chinh phục những đỉnh cao mới trên cương vị là một tân sinh viên tài năng của khoa An toàn không gian số- trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới (MOSWC) được tổ chức nhằm tìm kiếm và tôn vinh các tài năng trẻ có khả năng sử dụng các phần mềm Tin học Văn phòng, gồm 3 lĩnh vực: Microsoft Word, Microsoft PowerPoint và Microsoft Excel. Với mục tiêu nâng cao năng lực sử dụng máy tính, công nghệ thông tin, cuộc thi đã thực sự là một sân chơi bổ ích, thú vị và đầy sáng tạo cho các bạn trẻ độ tuổi từ 13 đến 22 mong muốn được thể hiện bản thân. Đến nay, trải qua 19 mùa giải thành công với nhiều thành tích xuất sắc, MOSWC ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên trường quốc tế và thu hút hàng nghìn bạn trẻ tham gia mỗi năm.
Các thành viên đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi
Theo kết quả 6 hạng mục thi đấu được Ban tổ chức cuộc thi Tin học Văn phòng Thế giới 2021 công bố, ngoài Huy chương Vàng của Nguyễn Quốc Huy, đội tuyển Việt Nam còn giành 1 Huy chương Bạc thuộc về em Nguyễn Đức Phát (ĐH Hàng Hải Việt Nam). Ngoài ra, còn có 3 em lọt vào Top 10 các thí sinh đạt thành tích cao nhất, đó là: Lương Mai Hằng (Đại học Ngoại thương) hạng 4 thế giới Microsoft Word 2016; Thái Bảo Ngọc (ĐH Hàng hải Việt Nam) hạng 7 thế giới Microsoft Excel 2016 và Nguyễn Anh Kiệt (THPT chuyên Hùng Vương, Phú Thọ) hạng 7 thế giới Microsoft PowerPoint 2016.
Nguyễn Khánh Dương: Lan toả niềm say mê học tập Thông minh, vui tính, dễ gần, đó là những lời nhận xét của thầy cô, bạn bè về em Nguyễn Khánh Dương, học sinh lớp 5G, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (TP Bắc Giang). Em Nguyễn Khánh Dương. Ngay từ nhỏ, Dương đã có niềm đam mê học tập. Khi bước sang học kỳ II năm lớp 1, Dương bắt đầu dành...