Tuyệt chiêu không để học sinh “mất nhịp” học tập ngày Tết
Để học sinh không bị “mất nhịp” học tập trong và sau những ngày nghỉ Tết, các cô giáo Hà Nội đã có những chiêu thức giúp học sinh vui xuân mới nhưng không quên nhiệm vụ học tập.
Cô Thơ và các học trò của mình. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Cô Nguyễn Thị Thơ – giáo viên tiếng Anh, Trường THPT Chúc Động (Chương Mỹ, Hà Nội): Chỉ cần đợi nghỉ Tết, học sinh sẽ gói gém sách vở để “xả hơi” mà không nghĩ được rằng, sau Tết mình vẫn học, vẫn đến trường, vẫn thi cử.
Tết như một “tòa lâu đài rực rỡ” che lấp mọi tầm nhìn và giấu đi mọi lo toan áp lực thường nhật. Và khi Tết đi qua, tòa lâu đài không còn nữa một số học sinh bắt đầu hụt hẫng và có phần chán nản khi quay trở lại việc học tập.
Muốn chế ngự cảm giác đó, cách tốt nhất là hãy tạo mối liên kết giữa Năm trước – Tết – và Năm sau, để học trò có cảm giác rằng, Tết chỉ là sự tạm nghỉ để chúng ta nhìn lại năm cũ và nghĩ xem làm gì để tốt hơn trong năm mới. Như vậy, khi kỳ nghỉ qua đi, các em sẽ đón nhận việc học nhẹ nhàng hơn.
“Là giáo viên ở một trường vùng nông thôn, vốn dư âm của Tết lúc nào cũng kéo dài, tôi đã áp dụng một số cách để các em nhanh chóng lấy lại hăng hái trong học tập” – cô Thơ bật mí: Trước Tết, thay đổi nhận thức, nâng cao tinh thần tự giác của học sinh.
Cần phải thẳng thắn thừa nhận rằng, chính người lớn chúng ta cũng “ì ạch”, ngại việc sau nghỉ Tết. Muốn học sinh tự giác, hăng hái sau kỳ nghỉ thì ngay trước Tết, chúng ta cần làm công tác tư tưởng thất tốt cho học sinh.
“Tiết học cuối cùng trước khi nghỉ Tết, tôi thường chép một bài tập lên bảng và gọi 1 vài em học sinh lên làm. Tôi cố tình lấy bài khó và không để các em biết đó là bài ở tiết học nào. Đa số cac em được gọi đều không làm được.
Lúc đó, tôi sẽ nói với học trò trước lớp: “Hãy tưởng tượng đây là tiết học đầu tiên của năm mới, sau khi nghỉ Tết, nếu các em cũng không làm được thì các em đã thất bại ngay ngày đầu của năm mới không? Tệ hơn nữa, nếu đây là bài thi thì thất bại rõ ràng là lớn hơn. Trong dịp Tết, hãy vui chơi kết hợp với học hành để điều này không xảy ra nhé!” – cô Thơ chia sẻ, đồng thời nhắn nhủ:
Sau khi cô nói xong, đa số các em đều ồ lên thích thú khi hiểu dụng ý này. Lúc đó, cô sẽ nói thêm để các em hiểu: Tết không là tất cả; Tết không làm cho sách vở, trường học, thầy cô của các em “biến mất”; ngay khi các em đang ung dung chơi Tết, thì bài kiểm tra, bài thi, điểm số vẫn đang chờ đợi các em.
Video đang HOT
Cô Mai Thanh Huyền
Cô Mai Thanh Huyền – giáo viên Trường THCS Ngô Sĩ Liên (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, sau Tết cũng có hiện tượng học sinh chểnh mảng việc học. Do đó, trước hết phụ huynh học sinh cần cố gắng cho các con bảo đảm nếp chuyên cần ngay trong những ngày nghỉ Tết.
Nhiều gia đình cho con đi du lịch thường đặt lịch dài ngày vì tranh thủ nghỉ Tết; tuy nhiên nghỉ dài lấn sang những ngày đi học, nề nếp chuyên cần của học sinh không được đảm bảo. Trễ bài học trên lớp, đồng thời các con cũng trễ cả việc bắt nhịp với nếp học sau kỳ nghỉ Tết.
Bên cạnh đó, phụ huynh học sinh cũng nên khuyến khích các con thực hiện tục lệ đẹp của dân tộc, đó là tục “khai bút đầu xuân”. Các con vừa không quên bài học, vừa thấy được giá trị của các phong tục cổ truyền trong dịp Tết.
Còn đối với các thầy cô giáo, cũng nên khơi dậy hứng thú học tập của học sinh bằng các trò chơi KHỞI ĐỘNG, nên gắn với chủ đề Tết cổ truyền. Như vậy vừa khơi dậy hứng thú trong học tập, vừa hòa nhịp không khí Xuân và học sinh không bị hẫng sau dịp nghỉ Tết.
“Ước mơ của các em, đừng chỉ vì chơi Tết mà đánh rơi mất. Nếu hiểu được mục đích lâu dài của cuộc sống, học trò sẽ phát huy được tính tự giác, tự chủ của mình và sẽ dễ dàng quay trở lại việc học hành hơn” – Cô Lê Thị Thơ.
Minh Phong
Theo giaoducthoidai
Không phải cứ ngồi trong lớp học thêm là sẽ giỏi, có 5 địa điểm cha mẹ nên đưa con đến thường xuyên để trẻ vừa học vừa chơi mà vẫn giỏi như thường
Điểm số không phải thứ quyết định sự thành công của một đứa trẻ mà phụ thuộc vào vốn sống, tri thức, trải nghiệm trẻ góp nhặt trong suốt những năm tháng còn trẻ thơ.
Đối với các bậc phụ huynh, chắc hẳn việc học của con luôn luôn được ưu tiên hàng đầu, vì đó là tương lai, là cuộc sống sau này của con. Và để con được vào trường chuyên, trường điểm, thi đậu đại học, nhiều cha mẹ không tiếc tiền đầu tư cho con đi học thêm, thậm chí, xếp lịch học thêm cho con dày đặc đến mức chóng mặt.
Song, trên thực tế, điểm số không phải thứ quyết định sự thành công của một đứa trẻ mà thành công phụ thuộc vào vốn sống, tri thức, trải nghiệm trẻ đã góp nhặt trong suốt những năm tháng còn trẻ thơ. Vì vậy, thay vì gò ép trong những bài toán, bài văn, cha mẹ nên thường xuyên cho con đến 5 địa điểm này để con có thể vừa chơi vừa học.
1. Phòng tập thể dục
Tập thể dục là một trong những cách giúp con giữ gìn sức khỏe cũng như nâng cao thể chất, phát triển thể lực. Bên cạnh đó, tập thể dục cũng giúp con giảm được những căng thẳng mệt mỏi trong học tập và trong cuộc sống.
Thế nên, thay vì xếp lịch học thêm cho con, sao cha mẹ không dành một vài buổi chiều hoặc cuối tuần cho con đến phòng tập thể dục? Bởi hiện nay, có rất nhiều phòng tập thể dục dành cho trẻ em như: Gym, yoga, aerobic, hay các lớp học nhảy hiện đại, zumba... Tất cả các môn này đều phù hợp với mọi lựa tuổi nên cha mẹ cũng như con tha hồ lựa chọn.
2. Về vùng nông thôn
Sẽ không có gì tuyệt vời bằng khi con được hòa mình với thiên nhiên, được nhìn trực tiếp quy trình trồng rau, trồng lúa, được xuống ruộng mò cua, bắt cá, được xem con kiến tha thức ăn về tổ, xem con ốc sên chậm rãi bò lên cây... Với trẻ em, đó là những trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ nhất của tuổi thơ. Do đó, những chuyến đi về vùng nông thôn sẽ là lựa chọn tiếp theo mà cha mẹ có thể làm cho con, để thời thơ ấu của con có nhiều màu sắc phong phú.
Cho con về vùng nông thôn để được hòa mình vào thiên nhiên là cách để cha mẹ nuôi dưỡng lòng yêu lao động, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường của con (Ảnh minh họa).
Chắc chắn, sau mỗi chuyến đi, con sẽ lớn hơn, trưởng thành hơn vì con được hòa mình vào thiên nhiên và thấu hiểu nỗi nhọc nhằn của những người nông dân để biết quý trọng thức ăn. Đặc biệt, đây còn là cách để cha mẹ nuôi dưỡng lòng yêu lao động, yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường của con.
3. Theo cha mẹ đi làm
Có rất nhiều cha mẹ than phiền là con mình vô tâm, vô tránh nhiệm, không hiểu được là cha mẹ đã vất vả như thế nào, đi làm cực khổ ra sao để kiếm tiền nuôi mình. Do đó, nếu muốn con hiểu những gì cha mẹ đã hy sinh vì con thì bạn hãy mang theo con đi làm 1 ngày.
Trong ngày đó, các bậc phụ huynh hãy giới thiệu về nơi làm việc của mình, về công việc cụ thể là gì và 1 ngày làm việc thường ngày sẽ diễn ra như thế nào. Nhờ vậy, con sẽ hiểu nỗi nhọc nhằn của cha mẹ, con sẽ biết tôn trọng, yêu thương và giúp đỡ cha mẹ nhiều hơn.
4. Đến thư viện
Sách vốn là người bạn tốt nhất của tất cả mọi người, là người thầy chứa đựng tri thức của toàn nhân loại, và đọc sách là một thói quen tốt mà cha mẹ cần xây dựng cho con ngay từ khi còn nhỏ.
Ngoài việc mua sách cho con, cha mẹ có thể đưa con đến thư viện để con được tự do lựa chọn sách theo chủ đề mà con yêu thích. Từ đó, niềm đam mê đọc sách của con cũng được nuôi dưỡng và kiến thức của con sẽ ngày một dày thêm.
5. Tham quan trường đại học
Khi con đã lớn, cha mẹ sẽ có thêm một sự lựa chọn nữa để đưa con đến thay vì các lớp học thêm. Đó là tham quan các trường đại học. Trường đại học là một môi trường giáo dục mà hầu như trẻ nào cũng muốn vươn tới, và việc đi tham trường trước sẽ là động lực để con thấy rằng mình phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa, chăm chỉ học hành hơn nữa thì mới có thể trở thành sinh viên đại học.
Dẫu biết rằng học tập vẫn nên được xếp thứ nhất trong thứ tự ưu tiên của con, nhưng bên ngoài khuôn viên trường học, còn rất nhiều những điều lý thú để con có thể vui chơi và khám phá. Thế nên, cha mẹ hãy siêng năng cho con đi đây đi đó, trải nghiệm và khám phá nhiều điều thú vị để vốn sống và cách nhìn về cuộc sống của con ngày càng phong phú hơn.
Nguồn: Sohu/Helino
Học sinh chuyển từ "biết" sang "làm" như thế nào trong chương trình mới? Một trong những ưu điểm nổi bật của chương trình giáo dục phổ thông mới là việc lựa chọn những nội dung thiết thực, gắn với thực tiễn để thuận lợi cho việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh; qua đó, giúp học sinh vừa nắm vững kiến thức, vừa phát triển được năng lực vận dụng kiến thức...