Tuyệt chiêu khiến trẻ không còn ham mê trò chơi điện tử
Hầu hết trẻ em đều vô cùng yêu thích trò chơi điện tử. Bên cạnh những ích lợi của nó trên các mặt về giáo dục, cảm xúc hay phát triển một số kỹ năng thì trò chơi điện tử đã và đang đem đến nhiều tác động xấu như tăng nguy cơ béo phì, ảnh hưởng đến thị lực, gây ra các vấn đề về thần kinh, xương khớp… Bạn không nhất thiết phải bắt trẻ từ bỏ nó nhưng cần định hướng, đặt các ranh giới cũng như có những biện pháp kiểm soát giúp con hạn chế chơi trò chơi điện tử nhằm khắc phục những tác hại kể trên.
1. Đảm bảo nguyên tắc thống nhất
Cha mẹ cần nghiêm túc trao đổi, bàn bạc và đi đến thống nhất trong phương pháp giáo dục con cái, cụ thể từ cách tiếp cận trò chuyện với trẻ về trò chơi điện tử, việc thiết lập các nguyên tắc, khung thời gian trẻ có thể chơi điện tử…Chỉ khi cha mẹ nhất quán trong các phương pháp áp dụng với trẻ, khi đó chúng mới cảm nhận và đặt lòng tin vào sự giúp đỡ của cha mẹ.
Dành nhiều thời gian nói chuyện với con, để chúng hiểu cha mẹ luôn yêu thương, quan tâm và muốn dành những điều tốt đẹp cho họ. Bắt đầu cuộc nói chuyện với con từ những chủ đề mà chúng muốn nghe, rồi dần đề cập vào nội dung chính bạn cần giải thích rõ ràng, cụ thể với trẻ về tác hại của trò chơi điện tử như làm cơ thể mệt mỏi, học hành kém tập trung, tăng cường tính bạo lực…Hơn thế nữa, chỉ cho con thấy một vài trường hợp thực tế đã bị ảnh hưởng bởi trò chơi điện tử ra sao? Cắt nghĩa phân biệt về thế giới thực và ảo, rằng những nhân vật trong trò chơi chỉ là sản phẩm do trí tưởng tượng con người xây dựng lên, các hành động trong đó chỉ có thể thực hiện trong thế giới ảo, trẻ không nên bắt chước theo các hành vi bạo lực, sai trái trong trò chơi.
3. Thiết lập các nguyên tắc
Một trong những cách quan trọng nhất để trẻ bớt “nghiện” trò chơi điện tử là cho con biết ranh giới giữa việc được phép làm và không được phép làm. Cụ thể gồm một số nguyên tắc mà bố mẹ đặt ra yêu cầu trẻ cần thực hiện, chẳng hạn như: Một ngày trẻ được phép chơi điện tử trong bao lâu? Con sẽ được chơi khi đã hoàn thành xong những việc gì? Khoảng thời gian chơi vào thời điểm nào?
4. Áp dụng thời gian biểu hợp lý
Có nhiều phụ huynh sai lầm khi coi việc sử dụng điện thoại hay máy tính như hình phạt với con trẻ. Cách dạy này không mang lại lợi ích. Hãy giáo dục chúng theo phương pháp tuân thủ các nguyên tắc đề ra một cách hợp lý thay vì kiểu làm theo mệnh lệnh một cách cứng nhắc. Bạn thậm chí có thể cho phép trẻ chơi điện tử đến một giờ sau khi hoàn thành phần bài tập về nhà vào buổi tối hoặc chơi khi đã làm xong một vài việc nhà vào dịp cuối tuần. Cứ như vậy dần dần, trẻ sẽ giảm bớt thời gian dành cho “thú vui” này đấy!
5. Không để thiết bị điện tử tại phòng riêng của trẻ
Đặt máy tính, điện thoại ở phòng khách hay bất cứ vị trí nào ở trong tầm mắt để bạn có thể thường xuyên quan sát. Như vậy, tránh được tình trạng cha mẹ phải vào phòng con để kiểm soát chúng. Ngoài ra, cần cài đặt hệ thống theo dõi để biết trẻ đã dùng máy tính trong bao lâu.
6. Khuyến khích con tham gia các hoạt động bổ ích khác
Video đang HOT
Ban đầu bạn có thể sẽ vấp phải sự phản đối quyết liệt khi đưa ra một loạt nguyên tắc khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu. Lúc này, cha mẹ cần giữ bình tĩnh, vừa phải kiên quyết yêu cầu con thực hiện các nguyên tắc, vừa phải cho trẻ thấy bạn sẽ là người tích cực giúp chúng trong việc thay đổi.
7. Chia sẻ với con
Ban đầu bạn có thể sẽ vấp phải sự phản đối quyết liệt khi đưa ra một loạt nguyên tắc khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu. Lúc này, cha mẹ cần giữ bình tĩnh, vừa phải kiên quyết yêu cầu con thực hiện các nguyên tắc, vừa phải cho trẻ thấy bạn sẽ là người tích cực giúp chúng trong việc thay đổi.
8. Nhờ sự trợ giúp từ chuyên gia tâm lý
Trong trường hợp cha mẹ đã áp dụng rất nhiều biện pháp mà trẻ vẫn “nghiện”trò chơi điện tử thì lúc này bạn cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý, họ sẽ có những giải pháp phù hợp giải quyết vấn đề của con bạn. Điều quan trọng các bậc phụ huynh nên nhớ rằng gia đình chính là liệu pháp tốt nhất để giúp đỡ và đưa trẻ thoát khỏi tình trạng tồi tệ trên. Cha mẹ hãy đóng vai trò như một người bạn đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Theo www.ohay.tv
Những điều khi nuôi dạy con trai mọi bà mẹ phải biết
Để dạy con trai thành một người đàn ông chân chính và biết yêu thương, bạn cần phải cố gắng hết sức để phát triển mọi điều tốt đẹp nhất trong một cậu bé. Những điều sau đây đặc biết cần thiết đối với mọi bà mẹ đang nuôi dạy con trai
Dưới đây là những điều các bà mẹ cần biết để nuôi dạy được một cậu con trai tuyệt vời:
Các cậu bé sống đơn giản hơn bạn tưởng
Các cậu bé chỉ cảm thấy một trong 3 điều sau: điên rồ, buồn rầu, vui vẻ. Đừng áp đặt cuộc sống tình cảm phức tạp như của bạn lên con trai. Vấn đề của thằng bé lúc ấy có thể không phức tạp như bạn nghĩ. Nó muốn ăn, muốn đánh hoặc muốn chạy.
Trong một ngày thật tồi tệ, nó chỉ muốn tìm cách lấy lại những đồ chơi đã bị lũ bạn cướp mất, chứ nó sẽ không muốn nhìn chằm chằm ngoài cửa sổ và thảo luận dài dòng về ý nghĩa của cuộc sống, giống như với các bé gái.
Thể hiện cảm xúc
Mẹ cũng biết đàn ông con trai không phải là những người dễ bộc lộ cảm xúc của mình, nhưng chính vì vậy mà mẹ nên dạy các cậu bé hiểu được rằng sẽ chẳng có gì là không đúng hay xấu hổ khi thể hiện cảm xúc trong cuộc sống cả. Ai cũng có quyền bộc lộ cảm xúc, tình cảm của bản thân; miễn là phù hợp với hoàn cảnh.
Sự ấm áp ở đôi tay mẹ
Đôi tay của mẹ luôn có điều gì đó hấp dẫn khó diễn tả thành lời. Đó là một nơi mền mại nhưng cũng thật mạnh mẽ, vững chắc nhưng cũng rất dịu dàng đối với con. Những cậu con trai dù mạnh mẽ đến mấy cũng có xu hướng bám mẹ hơn vì các bé thích được mẹ vỗ về che chở. Chính vì vậy mẹ đừng từ chối ôm con vào lòng nhé!
Hãy nhìn cơ thể nó, chứ đừng nhìn cái miệng
Một lần nữa, giống như đàn ông trưởng thành, dấu hiệu cho thấy con trai bạn tâm trạng ra sao thể hiện ngay ở dáng vẻ của nó.
Nhảy lên nhảy xuống là biểu hiện nó đang thoải mái. So vai lại nghĩa là đang buồn. Yên lặng là tốt. Yên tĩnh thì cần được chú ý hơn.
Khi trẻ ngờ vực, lo lắng, một cái ôm chặt là đủ
Các cậu bé thường khó khăn hơn các cô bé rất nhiều trong việc thổ lộ vấn đề của mình. Giải pháp lúc đó không phải là bảo con nói ra khó khăn, mà hãy ôm chặt con trai. Nó sẽ có kết quả kỳ diệu. Ít phút sau, cậu bé sẽ lại nô đùa ầm ầm trở lại.
Dạy trẻ trở thành một người cha tốt
Đức lang quân mà các mẹ lựa chọn sẽ là hình ảnh sau này của các cậu con trai đấy. Một người cha tốt là một tấm gương sáng đầu tiên về một đàn ông mà các cậu bé có được từ các mẹ. Vì vậy mẹ hãy chọn cho con người cha xứng đáng!
Vấn đề quần áo
Các bé gái có nhiều lựa chọn về váy vóc hơn con trai, vì thế xu hướng của mọi người là quẳng cho thằng bé cái quần jean và áo sơ mi, rồi mặc kệ nó. Nhưng tốt hơn, bạn nên đảm bảo rằng chúng là quần jean đúng kiểu, áo đúng kiểu. Bởi vì cậu con trai sẽ muốn nó trông sành điệu, thoải mái.
Dạy con biết chịu trách nhiệm
Hãy trở thành những người bố người mẹ có trách nhiệm, biết chịu trách nhiệm mà không cần lời nhắc nhở nào. Mọi thứ các mẹ muốn con trai mình có được, các bé sẽ học được nhanh nhất từ những điều mà chúng nhìn thấy từ bố mẹ.
Giờ ngủ là quan trọng
Vì trẻ trai rất hiếu động, nên khó mà bắt chúng ngồi yên. Thời gian tốt nhất trong ngày là 10 phút trước khi chúng đi ngủ. Bạn hãy vào giường với chúng, đọc sách và ở bên chúng trong khi chúng rơi vào giấc ngủ.
Không nuông chiều
Bé còn nhỏ thường nhanh thích thú và cũng chán rất nhanh với mọi thứ, thế nên không có gì lạ khi bé đòi bạn hết thứ này đến thứ khác, từ món đồ chơi bé trông thấy hay những đồ mà bạn của bé đang dùng, khiến bạn phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc để sắm cho bé. Vòng tuần hoàn này sẽ cứ tái diễn khi bé tìm được những thứ đồ khác và đòi bạn mua. Thói quen chiều con như vậy không chỉ khiến bố mẹ đau đầu mà còn làm trẻ trở nên hư sau này.
Phải đề ra kỷ luật cụ thể
Nếu trẻ không được dạy về cách giao tiếp với người khác, vệ hậu quả từ việc làm của mình thì ý thức về ranh giới giữa đúng và sai, tốt và xấu có thể sẽ không tồn tại trong suy nghĩ của trẻ. Bạn cần đặt ra những nguyên tắc nhất định và dứt khoát đối với con trong mọi trường hợp. Quy định những hình phạt dành cho bé nếu bé vi phạm và mẹ sẽ không nhân nhượng.
Lắng nghe những bí mật của con
Hãy tạo cho các cậu bé sự thoải mái khi bé nói các mẹ nghe về mọi câu chuyện hay bí mật mà không có bất kì sự lo lắng gì về việc liệu có bị trách phạt hay không. Đây là cách giúp các mẹ tạo dựng được mối quan hệ vững chắc và mạnh mẽ cùng với cậu bé con của mình đấy.
Theo www.phunutoday.vn
Chọn trò chơi điện tử cho trẻ tiểu học Trò chơi điện tử mang tính giáo dục giúp trẻ phát triển trí não, khả năng ghi nhớ, nếu lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến mắt, hạn chế giao tiếp. Công nghệ phát triển cho trẻ cơ hội tiếp xúc với trò chơi điện tử. Chỉ với điện thoại, Ipad hay máy tính, trẻ có thể chơi nhiều trò khác nhau. Trò chơi...