Tuyển Việt Nam và nguy cơ đi trước về sau tại vòng loại World Cup?
Với những diễn biến gần đây, rõ ràng người hâm mộ có quyền lo lắng cho hành trình của đội tuyển Việt Nam.
Đội tuyển Việt Nam hứa hẹn gặp khó khăn ở ba trận cuối tại Vòng loại thứ hai World Cup 2022
Dù đang nắm trong tay những lợi thế nhất định tại bảng G Vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á nhưng đội tuyển Việt Nam vẫn có những lý do để lo lắng. Điều này đòi hỏi HLV Park Hang-seo phải tính toán nhiều hơn nhằm giúp các học trò tránh kịch bản đi trước về sau.
Đêm dài lắm mộng
Tại bảng G Vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á, do các trận đấu đóng băng từ đầu năm 2020 nên đội tuyển Việt Nam vẫn đang tạm giữ vị trí nhất bảng với 11 điểm. Xếp tiếp theo lần lượt là Malaysia 9 điểm, Thái Lan 8 điểm, UAE 6 điểm và Indonesia 0 điểm. Như vậy, ít nhất thày trò HLV Park Hang-seo đang nắm lợi thế về điểm số.
Với cục diện hiện tại, chỉ cần tích lũy thêm 6 điểm, đoàn quân áo đỏ gần như chắc chắn sẽ giành vé vào vòng loại thứ ba, cũng là vòng loại cuối cùng để tranh suất dự World Cup 2022. Nếu kịch bản này xảy ra, HLV Park Hang-seo sẽ lập thêm cột mốc lịch sử cho bóng đá Việt Nam.
Trong một diễn biến khác, lịch thi đấu do Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) ban hành cũng rất có lợi cho đội tuyển Việt Nam. Cụ thể, Quang Hải và đồng đội sẽ lần lượt gặp Indonesia (ngày 7/6), Malaysia (11/6) và UAE (15/6). Xét thực lực các đối thủ, tuyển Việt Nam đi theo trình tự từ dễ tới khó. Trong đó, Malaysia và Indonesia toàn thua trong những lần đối đầu gần đây với thày trò ông Park.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, nhà vô địch Đông Nam Á cũng đối diện với những khó khăn nhất định. Thứ nhất, đoàn quân áo đỏ sẽ khuyết một vài vị trí quan trọng do chấn thương, thẻ phạt như Văn Hậu, Trọng Hoàng.
Thứ hai, các đối thủ đều chuẩn bị ráo riết, từ nhập tịch cầu thủ để gia tăng sức mạnh (Malaysia) tới tích cực giao hữu (UAE). Ngược lại, hơn 1 năm qua, thày trò ông Park mới có 2 trận đá tập. Lực lượng có vài nhân tố mới nhưng lại ở các vị trí vốn đang ổn định. Ví như tiền vệ Nguyễn Hữu Thắng sẽ khó cạnh tranh với Tuấn Anh hay Cao Văn Triền khó cạnh tranh cùng Hùng Dũng.
Video đang HOT
Thứ ba, việc mất quyền chơi một trận trên sân nhà, thay vào đó lại phải thi đấu tập trung tại UAE, quốc gia có thời tiết khắc nghiệt, rất nóng vào mùa hè cũng khiến các học trò của HLV Park Hang-seo đối mặt thách thức thể lực.
Đồng tình với những quan điểm này, HLV Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh thêm, chúng ta đang nắm lợi thế nhưng khi chưa có gì đảm bảo. Thái Lan, Malaysia và UAE đều còn cơ hội, tức là mọi chuyện đều có thể xảy ra.
Tăng thời gian chuẩn bị
HLV Nguyễn Thành Công cho rằng, với những diễn biến gần đây, rõ ràng người hâm mộ có quyền lo lắng cho hành trình của đội tuyển Việt Nam. Tuy nhiên, nhà cầm quân gốc Nghệ An vẫn tin tưởng vào khả năng tính toán của HLV Park Hang-seo.
“Thực tế, trong hơn một năm qua, tình hình biến động liên tục, các kế hoạch cũng phải thay đổi theo. Nhưng cho tới thời điểm này, tôi nghĩ cơ bản chúng ta chỉ còn lo tập trung vào 3 trận đấu sắp tới. Ông Park sẽ phải tính toán kỹ lưỡng để đội tuyển Việt Nam đạt trạng thái tốt nhất trước khi bước vào loạt trận quyết định và tôi tin ông ấy sẽ có lời giải thích hợp lý”, HLV Thành Công nói.
Liên quan tới HLV Park Hang-seo, lường trước khó khăn khi phải thi đấu tại UAE, nhà cầm quân Hàn Quốc cho biết, ông sẽ đề xuất Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) về việc để đội tuyển tập huấn tại một quốc gia có điều kiện thời tiết tương tự. Tuy nhiên, điều này không dễ thực hiện bởi tình hình dịch bệnh tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á chưa được khống chế hoàn toàn.
“Ban huấn luyện đang chuẩn bị kế hoạch cụ thể để đề xuất lên VFF. Nhiều khả năng đội tuyển sẽ sang UAE sớm vài ngày để cầu thủ có thể làm quen thời tiết. Việc tập huấn tại nước thứ ba tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ bởi các quy định phòng dịch thời điểm này vẫn rất ngặt nghèo. Nếu không may xảy ra sự cố, đội tuyển bị cách ly thì sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch tập luyện, thi đấu”, ông Lê Hoài Anh, Tổng thư ký VFF thông tin.
Trong khi đó, HLV Hoàng Anh Tuấn nhận định, việc chuyển hình thức thi đấu từ dàn trải sang tập trung ngắn ngày đặt ra yêu cầu cao hơn về sự chuẩn bị: “Đội nào chuẩn bị tốt sẽ có lợi thế bởi đá thể thức cũ, các đội có nhiều thời gian điều chỉnh, sửa chữa sai lầm còn thể thức mới sẽ không kịp khắc phục khi mỗi trận cách nhau vỏn vẹn 4 ngày”.
Chính bởi vậy, theo HLV Hoàng Anh Tuấn, đội tuyển Việt Nam nên được tạo điều kiện tập trung dài ngày nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất để bước vào chặng đua cuối một cách chủ động. “Hơn 1 năm qua, đội tuyển không đá trận chính thức nào nên việc chuẩn bị càng phải kỹ, tỉ mỉ, chi tiết hơn. Cái khó nhất là trong tình hình dịch bệnh như hiện tại, Việt Nam không dễ tìm được đối thủ mạnh cọ xát”, ông Tuấn nói.
HLV Phan Thanh Hùng cũng lo ngại về việc tuyển Việt Nam không có những trận thực chiến để rút kinh nghiệm: “Bóng đá phải là thực tế, chỉ thực tế mới làm chúng ta vỡ ra điểm yếu, điểm mạnh để điều chỉnh. Còn như hiện tại, chúng ta đành chỉ trông chờ vào ban huấn luyện và tài thao lược của HLV Park Hang-seo”.
Đội tuyển Việt Nam dự kiến có hai đợt hội quân
Đội tuyển Việt Nam dự kiến sẽ có hai đợt hội quân, một đợt vào trung tuần tháng 4 tới đầu tháng 5 và một đợt vào cuối tháng 5. Mặc dù vậy, kế hoạch chi tiết vẫn cần HLV Park Hang-seo trình lên VFF để đi đến thống nhất. Dự kiến, trong hai đợt tập trung sắp tới, ông Park cũng gọi bổ sung một số nhân tố mới.
Làn sóng cầu thủ Việt Nam sang J-League gây xôn xao báo Nhật Bản
Trong năm 2021, ít nhất 3 cầu thủ Việt Nam thi đấu cho các đội bóng thuộc các hạng đấu của J-League, bằng toàn bộ số lượng cầu thủ Việt từng sang Nhật Bản trong nhiều năm trước đó.
Ba cầu thủ Việt Nam sang Nhật thi đấu trong năm nay là Đặng Văn Lâm (Cerezo Osaka), Cao Văn Triền và Trần Danh Trung (FC Ryukyu). Đặng Văn Lâm đã được CLB Cerezo Osaka đăng ký cho mùa giải 2021, còn Cao Văn Triền và Trần Danh Trung sẽ khoác áo FC Ryukyu từ mùa Hè năm nay, tức là từ giai đoạn 2 của mùa giải bóng đá nhà nghề Nhật Bản.
Với ba cầu thủ nói trên, số lượng cầu thủ Việt Nam sang Nhật thi đấu tại các hạng đấu thuộc giải J-League, bằng đúng tổng số cầu thủ nội từng khoác áo các CLB chuyên nghiệp Nhật Bản trong suốt chiều dài lịch sử của bóng đá Việt Nam trước đó.
Không tính giai đoạn bóng đá Nhật Bản chưa tiến lên chuyên nghiệp, kể từ thời điểm hệ thống giải J-League trở thành hệ thống bóng đá nhà nghề, chỉ có 3 cầu thủ Việt Nam từng khoác áo các CLB của Nhật, gồm Lê Công Vinh (Consadole Sapporo), Nguyễn Công Phượng (Mito Hollyhock) và Nguyễn Tuấn Anh (Yokohama FC).
Đặng Văn Lâm sang Nhật khoác áo CLB Cerezo Osaka, trở thành cầu thủ Việt Nam đầu tiên thi đấu tại giải J-League 1.
Thậm chí, đây là năm đầu tiên có cầu thủ Việt Nam thi đấu ở hạng đấu cao nhất của bóng đá nhà nghề Nhật Bản J-League 1, khi Đặng Văn Lâm chuyển đến chơi cho CLB Cerezo Osaka. Còn trước đó, cả Công Vinh lẫn Công Phượng và Tuấn Anh mới chỉ được đá ở J-League 2.
Làn sóng cầu thủ Việt Nam ồ ạt sang Nhật dĩ nhiên khiến truyền thông xứ sở mặt trời mọc quan tâm lớn. Đặc biệt, Cao Văn Triền và Trần Danh Trung hay trước đó là Đặng Văn Lâm có thể vẫn chưa phải là những cầu thủ Việt Nam cuối cùng sang Nhật Bản thi đấu trong năm nay.
Để cố đi tìm nguyên nhân cho làn sóng "di cư" cầu thủ đầy bất ngờ nói trên, tờ Nikkei của Nhật Bản dẫn lời chủ tịch CLB Sài Gòn FC, ông Trần Hòa Bình, người vừa đưa 2 cầu thủ Cao Văn Triền và Trần Danh Trung sang giải J-League 2.
Cao Văn Triền sẽ sang Nhật Bản khoác áo CLB Ryukyu tại J-League 2 vào tháng 7 tới đây.
Nikkei viết về những chia sẻ của ông Bình: "Tôi muốn cầu thủ Việt Nam phát triển nhanh hơn. Việc cầu thủ Việt Nam tích lũy kinh nghiệm khi thi đấu tại J-League sẽ giúp họ được nâng tầm, qua đó nâng tầm đội tuyển Việt Nam".
"Việc đưa cầu thủ Việt Nam sang Nhật được tiến hành theo từng bước. Đầu tiên, tôi muốn HLV Shimoda (HLV của Sài Gòn FC, cựu Giám đốc kỹ thuật Liên đoàn bóng đá Nhật Bản) truyền đạt kinh nghiệm về văn hóa và tiêu chuẩn ở các CLB Nhật Bản cho cầu thủ Việt Nam.
Bước tiếp theo, tôi đưa cầu thủ Việt Nam sang Nhật thi đấu, với thỏa thuận mỗi năm đưa 2 cầu thủ giỏi nhất của chúng tôi đến CLB FC Ryukyu thuộc giải J-League 2" - tờ Nikkei của Nhật Bản tiếp tục dẫn lời ông Trần Hòa Bình.
Ngoài việc cầu thủ Việt Nam đang sang khoác áo các CLB Nhật Bản ngày một nhiều hơn, tờ báo của Nhật Bản cũng quan tâm đến sự phát triển của bóng đá Việt Nam, của cầu thủ Việt Nam trong tương lai.
"Bầu" Bình lý giải với báo Nhật việc đưa cầu thủ Việt Nam sang Nhật là để nâng tầm cầu thủ, từ đó tiến tới việc nâng tầm đội tuyển Việt Nam.
Việt Nam là thị trường mà giải J-League của Nhật Bản rất quan tâm. Theo quy định của hệ thống các giải đấu nhà nghề J-League, cầu thủ đến từ các nền bóng đá thành viên của AFC, trong đó bao gồm cầu thủ Việt Nam, sẽ không bị tính là cầu thủ ngoại khi thi đấu tại Nhật Bản.
Tờ Nikkei của Nhật Bản tiếp tục đi tìm lý do cầu thủ Việt Nam muốn sang Nhật thi đấu, thông qua bình luận của ông Trần Hòa Bình: "Ưu tiên hàng đầu của tôi là phát triển nguồn nhân lực. Tôi có một học viện bóng đá tại Việt Nam, nhưng phải chờ thêm 5 - 10 năm nữa mới cho kết quả".
"Còn trước mắt, tôi muốn cầu thủ Việt Nam học được những điểm tích cực từ cầu thủ Nhật Bản, học hỏi về tính cống hiến cho đội tuyển. Cầu thủ Việt Nam của chúng tôi chăm chỉ và năng động, điều cần làm là cho họ cơ hội để phát triển, và tôi nắm bắt cơ hội đó để đưa họ sang Nhật" - vẫn là chia sẻ của "bầu" Bình, được báo chí Nhật Bản quan tâm.
Quang Hải lọt vào tầm ngắm của CLB Valencia Theo nhiều nguồn tin, tiền vệ Quang Hải của Hà Nội FC đang nhận được sự quan tâm rất lớn của đội bóng đang thi đấu ở La Liga là Valencia. Quang Hải lọt vào tầm ngắm của CLB Valencia Sau khi Đặng Văn Lâm gia nhập CLB Nhật Bản Cerezo Osaka và có cơ hội trổ tài ở giải J.League, Trần Danh...