Tuyển viên chức: Bộ nói phạm quy, Hà Nội ‘không bảo thủ’
Buổi làm việc giữa Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và UBND TP Hà Nội xung quanh khiếu nại về tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2015 diễn ra trong 4 tiếng chiều 8/3 với gần 20 ý kiến.
Hầu hết các quận huyện đều cho rằng, họ không làm sai quy định mà chỉ vận dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, trong đó có việc áp dụng cách tính điểm trong tuyển dụng quy định tại công văn 2973 của Sở Nội vụ hướng dẫn ban hành ngày 26/11/2015 (ban hành sau khi thi tuyển).
Bà Hà Thị Lê Nhung, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa cho biết: Kỳ tuyển dụng viên chức giáo dục vừa qua, quận vừa làm vừa mò mẫm. Bà Nhung cũng đề nghị ngành nội vụ và ngành giáo dục cần thống nhất để hướng dẫn thêm về cách tính điểm học tập của người học cho rõ ràng, tạo công bằng cho tất cả thí sinh.
Ông Trần Huy Sáng, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội cho biết: Nếu Hà Nội không chủ động có hướng dẫn thêm trong việc tuyển dụng viên chức giáo dục thì khó có kết quả như vừa qua.
Trong khi đó, bà Lê Minh Hương, Phó vụ trưởng Vụ công chức – viên chức, Bộ Nội vụ cho biết: “Về mặt pháp lý chúng tôi thấy có 2 văn bản (số 3446 của UBNDTP Hà Nội và số 2973 của Sở Nội vụ Hà Nội – PV) ban hành hình thức văn bản hành chính là vi phạm pháp luật”.
Việc tự động quy đổi điểm trái với Nghị định của Chính phủ và thông tư hướng dẫn là không đúng… “Việc ban hành văn bản hướng dẫn sau khi đã thông báo kết quả tuyển dụng là không đúng. Bên cạnh đó việc áp dụng văn bản mà có quận huyện thông báo thay đổi kết quả đến 3 lần là thiếu sự minh bạch. Đây chính là mấu chốt dẫn đến việc khiếu nại”.
Ông Trần Văn Khiêm – Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Nội vụ) cho biết: “Thẩm quyền ban hành cách tính điểm đã quy định trong Luật Viên chức, Chính phủ quy định chi tiết việc tính điểm này.
Nghị định 29 của Chính phủ (NĐ 29 – PV) đưa ra việc tính điểm và không ủy quyền cho ai nhằm để thực hiện thống nhất trong toàn quốc. Điều này có nghĩa, ngoài Chính phủ quy định việc tính điểm thì không ai được phép quy định. Ở đây, trong văn bản của Thành phố Hà Nội lại có quy định cách tính điểm. Có nghĩa là Hà Nội tự quy định không phù hợp pháp luật”, ông Khiêm cho hay.
Đại diện Cục kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp thẳng thắn: “Ở đây, Hà Nội không đủ thẩm quyền và cũng không có căn cứ khi ban hành văn bản 3446 và 2973″.
Video đang HOT
Quyền Chánh thanh tra Bộ Nội vụ Nguyễn Hữu Tuấn đề nghị những gì Hà Nội làm không đúng thì phải sửa đúng theo pháp luật.
Thí sinh trao đổi với phóng viên về bất cập trong kỳ tuyển dụng viên chức giáo dục 2015 của Hà Nội. Ảnh: VietNamNet.
“Hà Nội cầu thị, không bảo thủ!”
Phó chủ tịch UBND TP Lê Hồng Khanh cho biết: “Nếu nói Hà Nội thay một văn bản quy phạm khác thì cũng không hẳn. Có nội dung trong NĐ 29 lấy điểm học tập và điểm tốt nghiệp có nghĩa là bảng điểm nhưng trong thực tiễn không phải tất cả thí sinh nào cũng có bảng điểm nên Hà Nội mới có công văn quy định về cách tính điểm học tập hoặc điểm tốt nghiệp trong điều kiện người tốt nghiệp không có bảng điểm”.
“Hà Nội không bảo thủ mà nhờ các bộ giúp đỡ tháo gỡ cái này. Ví dụ trong trường hợp mất, không có bảng điểm thì giải quyết thế nào?”, ông Khanh nêu ý kiến.
Cũng theo ông Khanh, sau khi tiếp nhận các ý kiến của báo chí và của Bộ Nội vụ, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo Sở Nội vụ xem xét xử lý. Các huyện đã giải quyết theo khiếu nại.
“Quan điểm của Hà Nội là còn khiếu nại, còn tố cáo là còn giải quyết theo quy định pháp luật. Nếu thí sinh không đồng ý khiếu nại tiếp chúng tôi giao cho thanh tra thành phố giải quyết tiếp”, ông Khanh cho biết.
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng nêu ý kiến mong Bộ Nội vụ giúp thành phố tháo gỡ vấn đề quy đổi điểm để giải quyết các đơn khiếu nại hiện nay cho ổn thỏa.
Ông Khanh yêu cầu tất cả các quận huyện phải tự rà soát công tác tuyển dụng viên chức giáo dục 2015.
“Những văn bản của Hà Nội làm ảnh hưởng quyền lợi của thí sinh, khiến họ đang đỗ thành trượt thì các đồng chí giám sát lại, tồng hợp đóng dấu gửi cho tôi. Phải đánh giá lại tác động của các văn bản hướng dẫn, nếu ảnh hưởng đến thí sinh thì phải tháo gỡ” và phải thực hiện “nghiêm túc theo luật, không đùn đẩy, né tránh”, ông Khanh nhấn mạnh.
Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng cho biết, sở tiếp thu những phát hiện về hình thức văn bản, nội dung viện dẫn trong kỳ tuyển dụng viên chức giáo dục 2015 còn chưa chuẩn. Tuy nhiên không thừa nhận có sai sót. Ông Sáng cũng cho biết nếu còn đơn thư nào sở này sẽ xử lý nốt.
“Tất cả 23 quận huyện đã giải quyết xong, còn 3 đơn thư chúng tôi xử lý theo quy trình đảm bảo quyền lợi của thí sinh theo đúng pháp luật” – ông Sáng nói.
Làm sai thì nhận đi cho tiến bộ!
Mang đến buổi làm việc 3 đơn thư ký tập thể, 17 đơn cá nhân, và thêm trước giờ họp 1 đơn nữa là 18, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nhắc lại: “Những đơn thư này gửi về Hà Nội. Thành phố phải có trách nhiệm trong chỉ đạo các cơ quan giải quyết dứt điểm khiếu nại tố cáo. Trước nhiều ý kiến của các cơ quan phía Hà Nội không chịu nhận những điểm trái pháp luật của việc tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2015, sau khi chỉ rõ các sai sót,
Thứ trưởng Tuấn nói: “Làm sai thì nhận đi cho tiến bộ”.
Các đơn thư, theo ông Tuấn, cũng chủ yếu thắc mắc về cách tính điểm tốt nghiệp của thí sinh, vấn đề nằm ở các văn bản hướng dẫn không đúng của Hà Nội nên dẫn đến khiếu nại, kiến nghị kéo dài.
Thứ trưởng kết luận: “Bộ Tư pháp đã rà soát các văn bản hướng dẫn của Hà Nội rồi. Họ đã có công văn kết luận đúng sai. Hà Nội cần chỉ đạo thực hiện theo những kết luận này tại công văn số 70″.
Lãnh đạo ngành nội vụ cũng nhấn mạnh: “Việc tuyển dụng công chức, viên chức thành phố thực hiện theo hướng dẫn 2973 không đúng quy định pháp luật dẫn đến khiếu nại thì rà soát lại báo cáo với lãnh đạo UBND TP Hà Nội.
Trường hợp nào không đúng thì phải hủy các kết quả xét tuyển viên chức trái quy định pháp luật. Đồng thời phải xử lý trách nhiệm đối với những cá nhân, tổ chức có liên quan”.
Theo Văn Chung – Thu Hằng/VietNamNet
Hà Nội chi gần 2 tỷ đồng cho 20 công chức bị tinh giản biên chế
Thành phố phê duyệt danh sách và kinh phí hơn 1,8 tỷ đồng để chi trả cho 20 công chức, viên chức được nghỉ tinh giản biên chế.
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt danh sách và kinh phí tinh giản biên chế (năm 2015 và đợt 1 năm 2016) của thành phố Hà Nội.
Ảnh minh họa
Theo đó, Thành phố phê duyệt danh sách và kinh phí hơn 1,8 tỷ đồng để chi trả cho 20 công chức, viên chức được nghỉ tinh giản biên chế theo Nghị định số 108 của Chính phủ. Nguồn kinh phí được trích từ nguồn cải cách tiền lương năm 2016 của ngân sách Thành phố.
UBND Thành phố Hà Nội cũng giao UBND các quận, huyện: Đống Đa, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Thường Tín, Phúc Thọ, Gia Lâm, Mê Linh, Sóc Sơn tiếp nhận kinh phí cấp bổ sung và thực hiện chi trả cho công chức, viên chức theo đúng chế độ, chính sách quy định.
Theo_Giáo dục thời đại
Đà Nẵng cấm công chức, viên chức dùng xe công đi lễ hội UBND TP.Đà Nẵng yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không sử dụng xe công và giờ hành chính tham gia lễ hội; vận động loại bỏ, thay thế các tập tục bạo lực, phản cảm. Người ăn xin - Ảnh minh họa Ngày 23.2, UBND TP.Đà Nẵng có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn...