Tuyên truyền kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em ở miền núi
Mới đây, Câu lạc bộ Kỹ năng Thanh niên Hà Nội đã kết hợp với Ban Giám hiệu Nhà trường, Liên đội trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS và Tiểu học Pa Ủ huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu tổ chức chương trình Diễn đàn Tuyên truyền kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em năm 2021.
Tại chương trình, các học sinh đã được nghe ThS Phan Lan Hương chia sẻ những kiến thức liên quan đến việc phòng chống xâm hại trẻ em, đồng thời được tham gia các hoạt động trò chơi bổ ích giúp các em tự tin hơn.
Học sinh miền núi tham gia Diễn đàn tuyên truyền kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. (Nguồn: CLB Kỹ năng Thanh niên Hà Nội)
Phát biểu tại chương trình, ông Hà Ánh Hùng – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS và Tiểu học Pa Ủ cho biết: “Đây là một chương trình thiết thực và ý nghĩa với học sinh đặc biệt là các học sinh vùng nông thôn. Thông qua chương trình giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng và có những biện pháp phòng tránh những trường hợp có thể nguy hiểm tới các em”.
Video đang HOT
Anh Đỗ Quý Tòng – Chủ nhiệm CLB Kỹ năng Thanh niên Hà Nội cũng chia sẻ: “Hoạt động này mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc giúp em các có cơ hội giao lưu học hỏi, đồng thời trang bị một số kiến thức về giới tính và kỹ năng phòng tránh để các em có thể nhận biết và ứng phó bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại”.
Lai Châu: Nhiều "khởi sắc" giáo dục Nậm Nhùn
Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn song xác định "giáo dục là quốc sách hàng đầu", các cấp ủy, chính quyền huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã đã tập trung mọi nguồn lực để đầu tư, chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục.
Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng và tu sửa, số lượng trường học đạt chuẩn Quốc gia ngày càng tăng. Nhờ đó, chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt, khảng đỉnh vị thế một huyện mới nhiều khởi sắc trong nhiêm kỳ.
Lễ đón nhận trường Mầm non Sông Đà đạt Chuẩn quốc gia và ngày toàn dân đưa trẻ đến trường
Những năm gần đây, khi đến với huyện Nậm Nhùn chúng ta có thể thấy nhiều ngôi trường được đầu tư xây dựng khang trang với đầy đủ phòng học, nhà công vụ, bếp ăn bán trú, chế độ chính sách của giáo viên và học sinh luôn được quan tâm đảm bảo đúng và đủ, tỷ lệ học sinh ra lớp lớp và học sinh chuyên cần luôn đạt 95 đến 98% ... Ông Nguyễn Văn Ninh, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện cho biết: Trong năm vừa qua, huyện tập trung đầu tư cơ sở vật chất hệ thống trường lớp, đảm bảo đủ điều kiện dạy học và vui chơi cho học sinh, xây mới được nhiều công trình phục vụ cho hoạt động giáo dục, dạy và học. Riêng năm học 2019 - 2020, huyện đã đầu tư xây dựng và tu sửa 77 phòng học, phòng chức năng với tổng số tiền khoảng 50 tỷ đồng.
Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục được các đơn vị trường học quan tâm, phụ huynh, người dân và doanh nghiệp ủng hộ, một số các đơn vị trường đã kêu gọi vận động người dân và các đoàn thiện nguyện đầu tư xây dựng và làm khu vui chơi cho trẻ, trang trí tu sửa nhà ở bán trú cho học sinh. Nhờ đó, trong năm học vừa qua đã huy động được gần 11 tỷ đồng để đầu tư phát triển GD&ĐT.
Giờ hoạt động của học sinh mầm non
Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được chú trọng. Cùng với duy trì 9 trường đạt chuẩn quốc gia, trong năm học 2019 - 2020, huyện đã được công nhận mới 3 trường, công nhận lại 1 trường, công nhận sau khi sáp nhập 3 trường, nâng tổng số trường học đạt chuẩn quốc gia trong toàn huyện lên 15 trường. Trong đó bậc Mầm non có 7 trường, đạt tỷ lệ 63,6%; 3 trường Tiểu học, đạt tỷ lệ 33,3%; bậc THCS là 5 trường, đạt tỷ lệ 45,5%.
Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp, huyện luôn quan tâm chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, trình độ chuyên môn ngày càng cao. Toàn huyện hiện có 780 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong biên chế. Trong đó trình độ chuyên môn Thạc sĩ: 4 người; Đại học: 469 người; Cao đẳng: 143 người; Trung cấp: 70 người. 100% đạt chuẩn; 84,4% trên chuẩn.
Với sự nhận thức sâu sắc đội ngũ giáo viên là yếu tố then chốt trong sự nghiệp cải cách, đổi mới GD&ĐT, những năm qua, công tác phát triển đội ngũ nhà giáo trên địa bàn huyện luôn được quan tâm. Các cuộc vận động và phong trào thi đua như: "Dạy tốt - học tốt", "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học, tự sáng tạo", "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học",...được đẩy mạnh và đi vào chiều sâu, trở thành công việc tự giác, thường xuyên của mỗi đơn vị, trường học, mỗi cán bộ, nhà giáo. Nhờ đó, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động, nỗ lực vươn lên, tích cực đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng chương trình GDPT mới.
Hoạt động của các em học sinh người dan tộc Mảng tại trường THCS thị trấn Nậm Nhùn
Ông Vũ Tiến Hóa, phó Chủ tịch UBND huyện khẳng định: Cơ sở vật chất được đầu tư, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên được nâng lên đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện. Năm học vừa qua, tỷ lệ trẻ đạt yêu cầu giáo dục bậc mầm non đạt 98,4%, riêng 5 tuổi đạt 100%. Đối với giáo dục phổ thông: 99,7% học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt các nội dung môn học; 43,7% học sinh THCS xếp loại học lực khá, giỏi; tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 100%; chất lượng giáo dục mũi nhọn có nhiều tiến bộ. Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ các cấp học được duy trì và nâng cao, có thể nói để đạt được kết quả như vậy là nhờ sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền và sự đoàn kết của tập thể cán bộ giáo viên trong toàn ngành cùng sự ủng hộ của toàn xã hội.
Một góc hoạt động huy động từ nguồn xã hội hóa của trường PTDTBT tiểu học Nậm Manh
Trước yêu cầu nhiệm vụ đổi mới, để tiếp tục nâng cao chất lượng GD&ĐT, nâng cao tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường nội trú, trường chuyên... thời gian tới, ngành GD&ĐT Nậm Nhùn tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp ở các cấp học. Rà soát, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu dạy và học; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên; thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng Luật Giáo dục mới và thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy, học và quản lý giáo dục, đặc biệt là đẩy mạnh việc dạy học trực tuyến. Đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, Đặc biệt hoàn thành mọi nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Ước mơ về cây cầu để đường đến trường của cô trò Tà Tổng bớt gian nan Ngày nắng hay mưa, các cô giáo đều phải đến từng nhà, tìm từng học sinh để đưa các em qua suối. Sau giờ học, các cô lại cõng các con về nhà Đó là chia sẻ của cô giáo Đỗ Lan Hương - Hiệu trưởng trưởng Mầm non Tà Tổng (xã Tà Tổng, Mường Tè, Lai Châu) về con đường đến trường...