Tuyển Trung Quốc lựa chọn sân dự phòng tại vòng loại World Cup
Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc ( CFA) lên phương án lựa chọn sân vận động ở Macau trong trường hợp đội tuyển không được thi đấu các trận trên sân nhà.
TTPlus cho biết Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) và Liên đoàn Bóng đá Thế giới ( FIFA) đã xác định các trận đấu tại vòng loại thứ ba World Cup thi đấu theo thể thức sân nhà, sân khách.
Bên cạnh sân nhà, AFC yêu cầu các đội báo cáo sân trung lập thay thế, trong trường hợp không đáp ứng được các điều kiện tổ chức hoặc có tình huống khẩn cấp.
CFA đã lựa chọn sân vận động tại Macau, Trung Quốc để làm phương án dự phòng. Theo TTPlus , lựa chọn sân bóng này sẽ giúp các cầu thủ tiết kiệm thời gian di chuyển, đồng thời dễ thích nghi với điều kiện thời tiết.
Sân Tô Châu từng đón 30.000 khán giả hôm 30/5. Ảnh: Sina.
Video đang HOT
CFA đang mở một cuộc khảo sát các vấn đề sân nhà. Sân vận động ở Tô Châu, nơi diễn ra trận đấu vòng loại thứ hai giữa Trung Quốc và Guam, được cho là không phù hợp, khi phải tổ chức hầu hết trận còn lại tại Super League và Cúp Liên đoàn. Với việc sử dụng mặt cỏ thường xuyên, sân Tô Châu có thể không đáp ứng được chất lượng. Phương án lựa chọn sân vận động ở Thượng Hải đang được CFA tính đến.
Công nghệ VAR là một trong những điều kiện tiên quyết để tổ chức các trận ở vòng loại thứ ba World Cup. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam ( VFF) cũng đang nỗ lực để có thể tổ chức các trận sân nhà của tuyển Việt Nam trên sân Mỹ Đình.
Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh xác nhận đã mượn AFC hệ thống VAR theo dạng tạm nhập tái xuất để phục vụ cho các trận đấu của tuyển Việt Nam để đảm bảo đúng quy trình.
Đa số các nước dự vòng loại thứ ba đều đã sử dụng công nghệ này ở giải quốc nội. Nhưng Việt Nam chưa có. Nếu không thể tổ chức trận đấu ở Việt Nam, VFF phải tìm địa điểm trung lập đáp ứng các yêu cầu của AFC cho tuyển Việt Nam thi đấu với tư cách đội chủ nhà.
Các liên đoàn thành viên của 12 đội tại vòng loại thứ ba phải báo cáo địa điểm tổ chức sân nhà và sân dự phòng cho AFC trước ngày 16/7.
Tại vòng loại thứ 3 World Cup, tuyển Trung Quốc nằm ở bảng B cùng với Nhật Bản, Australia, Saudi Arabia, Oman và Việt Nam. Lượt trận đầu tiên sẽ diễn ra ngày 2/9.
Tỷ phú Giang Tô từ chối cứu đội bóng
Sở hữu tài sản 14,5 tỷ USD, nhưng vợ chồng tỷ phú Phan Hồng Vĩ không thấy tương lai khi đổ tiền vào giải Trung Quốc Super League.
Không muốn thấy nhà vô địch Super League 2020 - CLB Giang Tô - bị xóa sổ, Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc (CFA) cho thêm ba ngày để chủ sở hữu đội bóng - Tập đoàn Tô Ninh - tìm đối tác nhượng lại cổ phần. Tuy nhiên, đến hạn vào chiều 23/3, không công ty nào ở Giang Tô muốn gánh khoản nợ 100 triệu USD của CLB, dù họ có thể mua đội với giá một USD.
Phan Hồng Vĩ, một trong nữ tỷ phú giàu nhất thế giới. Ảnh: Henglipc .
Hai ứng viên được CĐV Giang Tô hy vọng nhất, là tỷ phú Trần Kiến Hoa (Chen Jianhua) - tài sản 8,5 tỷ USD, và vợ chồng Phan Hồng Vĩ (Fan Hongwei) - tài sản 14,5 tỷ, đều lắc đầu.
Theo thống kê của Forbes , Trương Cận Đông (Zhang Zhidong), cổ đông lớn nhất của Tô Ninh hiện có 21,8 tỷ USD, nhưng phần lớn trong khối tài sản này là bất động sản. Vốn lưu động của Trương hiện không ưu tiên các vấn đề ở Giang Tô, theo yêu cầu CFA đặt ra. Trái lại, lĩnh vực hoạt động của nữ tỷ phú họ Phan là hóa dầu, ngành ít bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Khối tài sản của Phan cùng gia đình tăng mạnh trong nửa năm qua. Hồi tháng 1/2020, bà cùng các thành viên trong gia đình có khoảng 20 tỷ USD. Sau 140 ngày, đến tháng 8/2020, con số này tăng gấp đôi lên 40 tỷ USD. Vợ chồng Phan Hồng Vĩ chiếm hơn một phần ba số ấy.
Với năng lực tài chính ngang ngửa Trương Cận Đông, tỷ phú Phan Hồng Vĩ được truyền thông Trung Quốc đánh giá là đủ sức cứu Giang Tô. Tuy nhiên, Phan từ chối, dù nhiều lần được Liên đoàn Bóng đá tỉnh Giang Tô gọi điện cầu cứu. Ứng viên thứ hai, tỷ phú Trần Kiến Hoa thì thẳng thừng: "Super League quá kém chất lượng. Nó không thể là một dự án đáng đầu tư, dù là với đội bóng nào".
6 CLB chuyên nghiệp Trung Quốc, trong đó có Giang Tô, sẽ ngừng hoạt động từ mùa 2021. Ảnh: Xinhua.
Không được doanh nghiệp tỉnh nhà cứu, Giang Tô trở thành CLB chuyên nghiệp thứ sáu của Trung Quốc bị giải thể trước mùa 2021. Năm đội còn lại, gồm Tân Môn Hổ Thiên Tân ở Super League, và bốn đội hạng dưới.
Chủ tịch CFA Trần Tuất Nguyên (Chen Xuyuan) điềm tĩnh trước thông tin này. Theo Sohu , cựu Chủ tịch Cảng Thượng Hải thậm chí thấy mừng vì số đội bị giải thể giảm đáng kể so với con số 21 trước mùa 2020.
Biện pháp trước mắt của CFA là nới quỹ thời gian chuyển nhượng trước mùa 2021. Thay vì đóng cửa vào 26/3, thị trường chuyển nhượng sẽ khép lại vào 9/4, khoảng 10 ngày trước lúc mùa giải mới khởi tranh. Bên cạnh đó, CFA cũng dồn sức cho đội tuyển quốc gia, vốn hội quân từ 21/3, để chuẩn bị cho loạt trận cuối vòng loại World Cup 2022 sẽ diễn ra ở Tô Châu vào đầu tháng Sáu.
Đồng đội cũ Neymar và 4 sao nhập tịch của Trung Quốc Cựu tuyển thủ U20 Brazil Alan Kardec vừa nhập tịch Trung Quốc thành công và nhiều khả năng góp mặt ở vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kardec đã nhập tịch Trung Quốc thành công sau khi có 5 đủ năm thi đấu ở quốc gia này vào ngày 21/7. Cầu thủ gốc Brazil là sự bổ sung chất lượng cho hàng...