Tuyển thực tập sinh đi Nhật Bản, ngoài lương còn được hỗ trợ hàng trăm triệu đồng
Sau khi trúng tuyển chương trình thực tập sinh đi Nhật Bản, chỉ cần học khóa đào tạo tiếng Nhật và bồi dưỡng kiến thức cần thiết trong vòng 2-3 tháng là có thể sang Nhật làm việc với mức lương 20 triệu đồng/tháng.
Bạn trẻ có thể ứng tuyển chương trình thực tập sinh kỹ thuật tại Nhật Bản – MỸ QUYÊN
Theo thông tin từ Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB-XH, hiện trung tâm đang tiếp nhận hồ sơ cho chương trình IM Japan tuyển chọn nữ thực tập sinh đi Nhật Bản đợt 1.2021 trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, chế biến thực phẩm với chỉ tiêu 35 người. Thời gian thực tập tại Nhật Bản là từ 3-5 năm.
Điều kiện dự tuyển dành cho nữ giới có độ tuổi từ 20-30 (sinh trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến năm 2001), tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên.
Ứng viên sẽ trải qua 3 vòng thi tuyển gồm kiểm tra kiến thức môn toán; kiểm tra thân thể, thị lực, sắc giác và thi thể lực (chống đẩy 20 lần, gập cơ bụng 15 lần và chạy 1.500 m trong thời gian 11 phút) và vòng phỏng vấn để được đánh giá nguyện vọng cá nhân, kinh nghiệm thực tế, thái độ, tác phong.
Nếu trúng tuyển, ứng viên sẽ được tham dự khóa đào tạo dự bị tiếng Nhật và bồi dưỡng kiến thức cần thiết (2 – 3 tháng), ôn tập tiếng Nhật 1 tháng trước khi xuất cảnh.
Video đang HOT
Khi sang Nhật, ứng viên tham dự khóa đào tạo chính thức 4 tháng, và đi làm với mức lương theo hợp đồng sau khi đã khấu trừ tiền thuế, bảo hiểm và tiền nhà ở trong khoảng từ 18-20 triệu đồng/tháng chưa bao gồm tiền làm thêm ngoài giờ.
Sau khi hoàn thành chương trình thực tập, về nước đúng thời hạn ứng viên sẽ được Tổ chức IM Japan hỗ trợ từ 600.000 yên đến 1.000.000 Yên (tương đương từ 120-200 triệu đồng) tùy vào số năm thực tập để khởi nghiệp và được nhận khoản tiền bảo hiểm hưu trí khoảng 80 triệu đồng sau 3 năm thực tập. Đồng thời còn được Trung tâm Lao động ngoài nước và Tổ chức IM Japan hỗ trợ tìm kiếm việc làm sau khi về nước.
Cũng trong đợt này, chương trình tuyển chọn 90 thực tập sinh Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản ở lĩnh vực sản xuất chế tạo và xây dựng, điều kiện nộp hồ sơ, cách thức thi tuyển, thời gian đào tạo và làm việc, mức lương và hỗ trợ cũng tương tự với thực tập sinh nữ.
Ứng viên chương trình thực tập sinh đi Nhật Bản có thể tải hồ sơ tại trang web www.colab.gov.vn sau đó nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Lao động ngoài nước hoặc gửi qua đường bưu điện đến hết ngày 31.3.
Cô giáo bán nhà đi học thạc sĩ
Đang là trưởng khoa một trường đại học ở TP.HCM, cuộc sống bình yên với chồng, 2 con, có nhà cửa, xe hơi, cô giáo Nguyễn Thị Hồng Yến xin nghỉ việc, bán nhà và xe, sang Nhật Bản học thạc sĩ.
Cô Yến (thứ 2 từ trái qua) và các học trò - ẢNH: THIÊN LONG
"Nhiều người nói tôi hâm, nhưng tôi muốn mình bước ra khỏi vùng an toàn, tìm kiếm trải nghiệm mới", cô nói.
Lương tăng lên, cảm xúc tụt đi
Cô Nguyễn Thị Hồng Yến (42 tuổi, trú Q.11, TP.HCM) từng tới Nhật năm 2006 nhờ một học bổng của chính phủ Nhật Bản, khi đó cô đang giảng dạy tại Khoa Đông phương học, Trường ĐH Văn Hiến, TP.HCM. Chuyến đi tuy ngắn nhưng là khởi duyên cho những thay đổi về sau.
Những năm 2012 - 2013, khi đang là trưởng khoa, Yến chia sẻ cô cảm thấy mình cũ kỹ, kiến thức đi vào lối mòn và không có nhiều sự sáng tạo trong công việc. "Lương tăng lên nhưng cảm xúc trong công việc, cuộc sống mỗi ngày thì tụt đi. Tôi quyết định nghỉ việc, bỏ tất cả để đi học, thay đổi chính mình, dò tìm cơ hội", cô chia sẻ.
Tháng 4.2014, năm 34 tuổi, Yến có mặt tại TP.Nagoya, tỉnh Aichi, học cao học ngành văn hóa quốc tế Trường ĐH Aichibunkyo. Cô ở trọ trong gian phòng 12 m2 cùng một học trò cũ. Như những du học sinh khác, Yến phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống, từ dạy tiếng Việt cho người Nhật, phiên dịch, dọn dẹp khách sạn.
"Ngày đầu tiên tôi đến nhận việc, một nhân viên kỳ cựu bị người quản lý khiển trách vì đã gõ cửa nhầm phòng làm khách phàn nàn. Người quản lý liên tục nhắc: "Anh chị muốn tiếp tục làm việc chứ, muốn nhận lương phải không, vậy thì hãy làm việc, nó đang nuôi sống cả công ty, nuôi sống chúng ta". Câu nói luôn theo tôi đến tận bây giờ, dạy tôi yêu lấy công việc không phân biệt sang hèn, hễ bắt tay vào làm là phải cẩn trọng và trách nhiệm", Yến kể.
Giờ giải lao, cô phải ngồi khuất trong hầm cầu thang không được để khách thấy rồi ăn vội miếng cơm nắm đem theo. Đang dọn dẹp mà khách đi ngang phải vội vàng đứng nép sát tường, gập người cúi chào cho đến khi khách đi xa.
4 tháng đầu, Yến giảm 6 kg. Khi lau dọn, bất giác nhìn vào tấm gương, Yến cám cảnh thương mình từ một giảng viên ĐH, bây giờ làm công việc tay chân trong cái lạnh cắt da. Nước mắt tủi thân cứ ứa ra. Trên giảng đường, thầy cô nhìn Yến đầy hoài nghi không biết cô sinh viên Việt Nam này có theo kịp bạn bè không. Tất cả khó khăn là động lực thúc đẩy Yến mạnh mẽ hơn, người ta cố gắng 1, Yến cố gắng gấp 3 lần. Sau 2 năm, Yến nhận tấm bằng thạc sĩ xuất sắc nhất khóa.
Xứ người đã dạy tôi
Tốt nghiệp thạc sĩ, Yến làm phiên dịch trong một nghiệp đoàn quản lý thực tập sinh các nước tới Nhật làm việc. Tiếp xúc với các bạn trẻ từ Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam, Philippines sang, Yến hướng dẫn họ học tiếng Nhật, hỗ trợ họ về ngôn ngữ, văn hóa, cuộc sống. "Chính vì đã trải qua nhiều khó khăn nên tôi hiểu họ cần gì, muốn gì. Vì yêu nước Nhật nên tôi truyền đi tình yêu, để mọi người có thể hiểu Nhật và làm đúng, sống nhẹ nhàng hơn, hiểu nhau hơn", cô nói.
Cuối năm 2020, Yến quay trở lại Trường ĐH Văn Hiến làm việc và là Phó trưởng khoa Đông phương học. Nhiều người lại bàn tán "chức vụ thấp hơn trước có chịu được không". Cô giáo thành thật: "Những giá trị tôi nhận được suốt những năm tháng ở nước ngoài là sự thay đổi, tư duy mở, tích cực. Những ngày khó khăn giúp tôi bỏ được cái cũ kỹ, lạc hậu của chính mình. Ở cương vị nào tôi cũng sẽ nỗ lực làm tốt nhất có thể, như bài học yêu lấy công việc mà người quản lý tại khách sạn đã dạy".
So với những ngày cảm xúc xuống thấp, thiếu hứng khởi làm việc như trước chuyến đi, giờ đây Yến đã mạnh mẽ, giàu năng lượng tích cực hơn. Mỗi bài giảng không chỉ là chữ viết và tiếng nói của người Nhật, mà còn lồng ghép những bài học về kỹ năng làm việc, cách ứng xử. Cô giáo chia sẻ, mong người trẻ biết cách đối diện khó khăn, cống hiến mang lại lợi ích cho bản thân và cộng đồng.
Niềm hạnh phúc của cô, bên cạnh tổ ấm nhỏ, đó là được học trò cảm ơn vì được truyền thêm cảm hứng cho những giấc mơ nhất định phải thực hiện trong tương lai. Cô chia sẻ, một điều băn khoăn là bây giờ nhiều người trẻ, chọn ngành học theo trào lưu, đi làm thì làng nhàng. Cũng có nhiều bạn "mắc kẹt" vào các nỗi sợ thất bại, sợ thị phi, sợ cô đơn... và chùn bước.
"Tôi luôn nói với học trò, hãy dũng cảm chấp nhận thử thách. Dám thay đổi, dám thoát ra khỏi vùng an toàn một lần để có thể chạm đến ước mơ. Đi và học hỏi. Sống và trải nghiệm, bạn sẽ có kiến thức phục vụ cho mình và cho đời", cô giáo bộc bạch.
Nhật Bản: Kế hoạch đổi thời gian khai giảng gặp khó Nhật Bản từ lâu có quy định HS lớp 1 bắt đầu vào trường tiểu học khi hoa anh đào nở rộ vào đầu tháng 4. Việc bắt đầu năm học mới vào thời gian này sẽ là bình thường với bậc phổ thông. Trẻ em Nhật Bản bắt đầu năm học mới vào tháng 4. Tuy nhiên, việc này lại gây ra...