Tuyển Thủ khoa ĐH Dược, HV Quân y có sai?
Nhiều dược sĩ cho biết, nếu em Duẩn chỉ vì nghèo mà vào quân đội thì họ sẵn sàng cấp tiền cho em học ở ĐH Dược – Ảnh: Trường Phong
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, GS Bùi Văn Ga sẽ kiểm tra tính pháp lý của việc tuyển thẳng Thủ khoa ĐH Dược 2012 vào Học viện Quân y.
Việc Thủ khoa ĐH Dược 2012 được tuyển thẳng vào Học viện Quân y, trong khi em này không hề đăng ký thi vào trường quân đội trên khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều.
Trao đổi với PV chiều 11/9, sau chuyến công tác nước ngoài, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, GS Bùi Văn Ga cho hay, ông sẽ cùng Vụ Giáo dục Đại học kiểm tra lại tính pháp lý của việc này.
Trước đó, một cán bộ của Vụ Giáo dục Đại học đã khẳng định với PV Chất lượng Việt Nam, em Lê Đức Duẩn không hề năm trong 8 trường hợp được tuyển thẳng của Bộ GD&ĐT quy định.
Câu hỏi đặt ra sau sự kiện này là các Bộ trưởng nào được phép đặc cách thí sinh vào ĐH? Và nếu em Lê Đức Duẩn được tuyển vào Học viện Quân y thì các thí sinh được điểm cao ở Học viện Tài chính, ĐH Thương mại… nếu có nguyện vọng, có được Hiệu trưởng ĐH Ngoại thương tuyển thẳng không?
Video đang HOT
Trong khi đó, nhiều dược sĩ cho chúng tôi biết, họ sẵn sàng quyên góp tiền để nuôi ăn học em Lê Đức Duẩn trong 5 năm ở ĐH Dược Hà Nội và sau này sẽ giúp đỡ em lập nghiệp. Còn nếu em thực sự yêu thích môi trường quân ngũ thì họ sẽ tôn trọng quyết định của em và dành học bổng cho người khác.
Nhiều Giám đốc công ty dược phẩm hồi còn là sinh viên cũng có hoàn cảnh nghèo như em Lê Đức Duẩn. Ngay Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng xuất thân từ gia đình nông dân nghèo.
Theo VNE
Hàng ngàn thí sinh ngóng giấy báo điểm
Mặc dù Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã có chỉ đạo yêu cầu các trường ĐH, CĐ không được kết thúc nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đợt đầu tiên sớm hơn ngày 7/9, nhằm tạo điều kiện cho thí sinh tham gia xét tuyển, nhưng đến thời điểm này, vẫn có hàng ngàn thí sinh đang sốt ruột chờ giấy báo điểm. Vậy khâu chậm trễ này do đâu và ai sẽ là người chịu trách nhiệm nếu thí sinh bị lỡ cơ hội trúng tuyển?
Phụ huynh bức xúc, thí sinh hoang mang
Trong khi không khí tại các trường đại học khá yên ả vì họ đã làm xong phận sự gửi, phát giấy báo điểm thì tại nhiều Sở GD&ĐT, tình hình vẫn rất nhốn nháo, điển hình là tại Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa - một trong những địa phương có số lượng thí sinh dự thi đông nhất, khoảng 80.000 thí sinh.
Chiều 29/8, trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Long, Phó trưởng Phòng Giáo dục chuyên nghiệp của Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho hay: "Chưa bao giờ chúng tôi bị chịu áp lực kinh khủng như năm nay. Phụ huynh và thí sinh đáng lẽ phải nhận phiếu báo điểm, giấy báo điểm tại nơi mà họ nộp hồ sơ là trường THPT và Phòng Giáo dục, thì họ cứ ào lên Sở hỏi. Điều đó cũng cần thông cảm bởi họ không nhận được giấy báo, thời hạn nộp hồ sơ xét tuyển bổ sung nhiều trường quy định quá sớm. Chúng tôi đã giải tỏa "khẩn cấp" đợt I bằng cách huy động cán bộ, thuê thêm hàng chục sinh viên để phân loại giấy tờ.
Hiện chúng tôi đã trả được giấy báo của 200 trường đại học, cao đẳng, tương ứng hơn 60.000 ngàn thí sinh. Nhưng đến ngày 29/8 thì số thí sinh chưa nhận được giấy báo có lẽ cũng phải lên đến vài ngàn em. Ở cửa phòng làm việc của chúng tôi, phụ huynh và thí sinh vẫn đang túc trực nhưng chúng tôi chưa thể đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân được".
Rất đông phụ huynh bức xúc đến chầu chực ở Sở GD&ĐT chờ giấy báo điểm. Ảnh: D.T.
Ngay sau đó, rất nhiều phụ huynh muốn được chia sẻ bức xúc, phiền lòng với PV. Bác Hoàng Tuyền, ở TP Thanh Hóa cho biết: "Con tôi thi vào ĐH Thủy lợi được 9 điểm, cháu trượt NV1, nhưng đã đỗ hệ CĐ ở một trường ĐH, trường này lại yêu cầu 30/8 phải có giấy báo điểm. Tôi đã lên ĐH Thủy lợi để hỏi, trường trả lời đã gửi rồi, tôi lại về Phòng Giáo dục, Phòng Giáo dục trả lời chưa nhận được. Giờ tôi lên Sở, chầu trực từ sáng vẫn chưa xong. Lòng ruột tôi nóng như lửa đốt".
Thí sinh Nguyễn Thị Quỳnh, quê ở huyện Như Thanh (Thanh Hóa) chia sẻ với chúng tôi trong nỗi lo lắng: "Em có nguyện vọng học ở CĐ Y Thanh Hóa, nhưng trường này không tổ chức thi, em phải thi nhờ ở Trường ĐH Hồng Đức. Em lên ĐH Hồng Đức hỏi giấy, họ bảo đã gửi đến CĐ Y, đến CĐ Y, họ lại chỉ về Sở GD&ĐT, trong khi trường em xin nhập học ở Thái Nguyên. Nếu cứ chờ thì lỡ cơ hội, mà đường từ Thái Nguyên về Thanh Hóa đâu có gần". Còn hàng trăm thí sinh cùng tình cảnh như em Quỳnh đang lâm vào tình trạng dở khóc dở mếu chầu trực ở Sở GD&ĐT Thanh Hóa.
Bộ GD&ĐT cần sớm vào cuộc
Vì sao năm nay lại xảy ra hiện tượng đáng tiếc trên?
Ông Nguyễn Văn Long, Phó trưởng Phòng GD chuyên nghiệp, Sở GD&ĐT Thanh Hóa phân tích: "Năm nay Bộ cho các trường xét tuyển nhiều đợt nhưng lại không quy định thời hạn kết thúc là ngày 10/9 như năm trước, nên nhiều trường tự ý rút ngắn thời gian xét tuyển để "giành" thí sinh. Đến khi Bộ ra quy định các trường không được kết thúc nhận hồ sơ trước 7/9, thì đã muộn rồi, vì nhiều trường vẫn theo lịch đã thông báo, điều đó càng khiến phụ huynh bức xúc.
Tôi cũng không hiểu vì sao như ĐH Ngoại thương thông báo nhập học trước 22/8, quá sớm, hay như ĐH Công nghệ thông tin TP HCM thời hạn tối đa là 20/8, làm gì mà phụ huynh chả cuống lên. Tôi đề nghị, Bộ GD&ĐT phải rà soát những trường nào ra hạn quá sớm thì đề nghị lùi lại thời hạn, Bộ phải làm trọng tài trong trường hợp này. Đồng thời Bộ phải yêu cầu các trường không được cho học sinh nhập học trong tháng 8".
Ông Phạm Văn Bổng, Trưởng phòng Đào tạo của ĐH Công nghiệp Hà Nội cho biết, chuyện thí sinh chậm giấy báo có thể do thất lạc, do sót khi đóng gói. Với những thí sinh nộp hồ sơ theo trường THPT mà đến thời điểm này chưa nhận được giấy báo, lên Sở cũng không có thì chắc chắn trường hợp này sẽ được trường cấp lại giấy báo điểm.
Quan điểm của ĐH Công nghiệp và nhiều trường ĐH khác là sẽ tạo điều kiện tối đa cho thí sinh. Nhưng ông Phạm Văn Bổng lưu ý, trường chỉ cấp lại giấy báo khi có xác nhận của Sở GD&ĐT là chưa nhận được, tránh trường hợp thí sinh nhận được rồi vẫn bảo là chưa để xin thêm phiếu báo điểm, xét tuyển một lúc nhiều nguyện vọng.
PGS.TS Lê Trọng Thắng, Trưởng phòng Đào tạo của ĐH Mỏ - Địa chất cho chúng tôi hay, các trường khi gửi giấy báo cho thí sinh cũng đã tính toán rất kỹ lộ trình "đi và đến" của giấy báo điểm. Từ ngày 16/8, hầu hết các trường tổ chức thi đã gửi hết giấy báo, như mọi năm, ngày 25/8 mới bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển NV2 thì 9 ngày đó, đủ để thí sinh nhận giấy báo.
PGS.TS Lê Trọng Thắng cũng cho hay, trường sẽ cấp lại giấy báo điểm cho thí sinh khi có xác nhận của Sở GD&ĐT. Thời gian vẫn còn dài, vì nhiều trường đã giãn kế hoạch nhận hồ sơ đến tận ngày 10-9. Nhiều trường đến thời điểm này nhận được rất ít hồ sơ NV bổ sung nên chắc chắn có nhiều đợt xét tuyển tiếp theo.
Trao đổi với PV, bà Tạ Song Hà, Phó trưởng Phòng GD chuyên nghiệp của Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, tuy không bị áp lực như một số địa phương nhưng cán bộ của Phòng cũng phải làm việc hết công suất mới trả được hết giấy báo điểm, giấy báo trúng tuyển cho thí sinh. Hà Nội có 165.000 thí sinh dự thi. Có một số thí sinh đến Sở, sau khi đối chiếu thấy nguyên nhân chậm giấy báo là có thật, Sở đã xác nhận để thí sinh đó đến trường đại học cấp lại. Bà Song Hà cho lời khuyên thí sinh lúc này nên bình tĩnh, thời hạn cuối cùng của các trường là 7/9, thí sinh nên trở về nơi mình nộp hồ sơ để hỏi, tránh trường hợp lên thẳng Sở, trong khi giấy đã nằm ở trường THPT.
Theo CAND
Công bố lý do tuyển bổ sung sĩ tử đạp xe 300km đi thi Ngày 29/8, Đại tướng Phùng Quang Thanh ký quyết định về việc xét tuyển bổ sung vào đào tạo đại học cấp phân đội đối với 2 thí sinh Ngô Văn Thuận và Lê Đức Duẩn. Theo đó, thí sinh Ngô Văn Thuận (quê xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An), đăng ký dự thi vào Trường Sĩ quan Lục quân...