Tuyển sinh vượt chỉ tiêu 40% chỉ xử phạt 60 triệu đồng
Theo dự thảo, cơ quan chức năng sẽ phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với những trường có hành vi xác định chỉ tiêu tuyển sinh vượt năng lực thực tế.
Dự thảo xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đang gây nhiều tranh cãi khi mức xử phạt đối với các trường vi phạm tuyển sinh quá nhẹ, trong khi các thầy cô nhỡ tay đánh học trò bị phạt tới 40 triệu đồng.
Theo quy định tại dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục mà Bộ GD&ĐT vừa đưa ra lấy ý kiến, cơ quan chức năng sẽ phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với các trường có hành vi xác định chỉ tiêu tuyển sinh vượt năng lực thực tế, không công khai đề án tuyển sinh, công khai thông tin trong đề án tuyển sinh sai sự thật, công khai không đúng thông tin liên quan đến tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
Dù tuyển vượt chỉ tiêu đến 40%, các trường dự kiến chỉ bị xử phạt 60 triệu đồng . Ảnh: Người Lao Động.
Nếu các trường thu nhận hồ sơ hoặc hỗ trợ tuyển sinh khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước hay không công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng.
Hành vi tổ chức tuyển sinh đối với ngành, chuyên ngành khi chưa được cấp phép bị phạt tiền từ 35 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Đối với hành vi tổ chức tuyển sinh chương trình giáo dục có yếu tố nước ngoài khi chưa được cấp phép thực hiện sẽ bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 45 triệu đồng.
Ngoài ra, còn bị phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động, buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với trường hợp đã tuyển trái phép
Liên quan quy trình tuyển sinh, Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi thành lập hội đồng tuyển sinh hoặc các ban giúp việc không đúng quy định hoặc không đủ thành phần theo quy định.
Video đang HOT
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi tổ chức thu nhận hồ sơ thí sinh không đúng thời gian hoặc gửi giấy báo trúng tuyển cho thí sinh khi thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển vào trường.
Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy trình xác định điểm trúng tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển.
Hành vi tuyển sinh để đào tạo trình độ cao đẳng sư phạm, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ vượt số lượng so với chỉ tiêu đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo hoặc được giao cũng sẽ bị xử phạt.
Cụ thể, phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 5% đến dưới 10%; từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 10% đến dưới 15%; Từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 15% đến dưới 20%; Từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 20% đến dưới 40%; Từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 40% trở lên.
Ngoài mức phạt trên, các trường phải giảm số lượng tuyển sinh năm sau tối thiểu bằng số lượng đã tuyển vượt đối với hành vi vi phạm quy định.
Theo Zing
Dạy thêm học thêm: Phạt tiền thế nào cho đúng đối tượng?
Dạy thêm học thêm trái quy định có thể bị phạt tới 15 triệu đồng theo đề xuất mới đây của Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT). Điều này được không ít người đồng tình cho rằng cần có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn dạy thêm tràn lan.
Nhiều tranh cãi xung quanh việc phạt tiền dạy thêm học sinh
Lệnh cấm áp dụng nhiều năm dạy thêm vẫn tràn lan
Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THCS - THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) đánh giá, nhiều năm nay Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT các địa phương đều đặt ra không ít quy định để quản lý việc dạy thêm học thêm. Tuy nhiên, năm nào phụ huynh cũng bức xúc về tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan, đặc biệt ở bậc Tiểu học mặc dù đã cấm hoàn toàn nhưng vẫn có không ít giáo viên tìm mọi cách để phụ huynh phải "tự nguyện" cho con đi học thêm. "Tình trạng giáo viên không đủ trình độ nhưng vẫn bằng cách này, cách nọ ép học sinh học thêm là có thật.
Điều này diễn ra nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có cách ngăn chặn hiệu quả. Đây chính là nguyên nhân gây bức xúc cho xã hội và làm xấu hình ảnh nhà giáo. Tôi cho rằng, giáo dục dù là lĩnh vực đặc biệt nhưng cũng không thể nằm ngoài quy tắc xã hội. Thầy cô càng cần phải tuân thủ quy định pháp luật. Vì vậy, tôi ủng hộ việc quy định mức phạt hành chính như Bộ GD-ĐT nêu ra trong dự thảo Nghị định Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục", ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THCS - THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) nói.
Được biết, riêng về vi phạm quy định về tổ chức dạy thêm, dự thảo Nghị định Bộ GD-ĐT quy định rõ phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người dạy thêm không đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định.
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức dạy thêm theo các lớp học chính khóa. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức dạy thêm không đúng địa điểm đã được cấp phép; tổ chức dạy thêm không đúng đối tượng, không đúng nội dung đã được cấp phép...
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi giấy phép đã hết hạn. Mức phạt cao nhất là 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép. Đặc biệt, Bộ GD-ĐT đưa ra mức phạt riêng từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc học sinh học thêm. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào nội dung dạy thêm, dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa.
Làm thế nào tách bạch được tự nguyện và sự thỏa hiệp?
Bức xúc với dạy thêm tràn lan tuy nhiên cũng nhiều phụ huynh thông cảm với thầy cô khi quả thật nhu cầu học thêm là có thật. Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố các quy định về xử phạt với dạy thêm học thêm thì điều khiến người băn khoăn nhất là quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi dạy thêm cho học sinh Tiểu học hoặc học sinh đã học 2 buổi/ngày.
Nguyên nhân là ở cấp Tiểu học hiện nay học sinh đi học thêm rất nhiều, không chỉ học với giáo viên trong lớp mà với rất nhiều giáo viên khác bên ngoài nhà trường xuất phát từ nhiều nhu cầu khác nhau. Thực tế rất nhiều gia đình không có người trông giữ con nên mong muốn gửi con đến các lớp nhờ thầy cô quản lý, hỗ trợ giúp con ôn bài vào buổi chiều tối hay các ngày cuối tuần.
"Dù biết là Bộ GD-ĐT cấm dạy thêm với học sinh Tiểu học nhưng tôi vẫn phải năn nỉ cô giáo chủ nhiệm của con cho con học thêm ở địa điểm gần nhà vì hoàn cảnh gia đình không thể về sớm đón con, hướng dẫn con học tập. Gửi ở nhà cô vừa yên tâm con được hướng dẫn học bài đầy đủ, vừa được cô uốn nắn nếp ăn ở, sinh hoạt, tôi không thấy có điều gì ép buộc hay không phù hợp ở đây" - anh Nguyễn Văn Trí, phụ huynh trường Tiểu học Nguyễn Trãi (Hà Nội) cho biết.
Có thể thấy, không ít các thầy cô không có trong biên chế, giáo viên nghỉ hưu tham gia dạy thêm học sinh Tiểu học trước nhu cầu tự nguyện gửi con của phụ huynh. Tuy nhiên, nếu chiếu theo quy định của Bộ GD-ĐT thì các giáo viên này vẫn nằm trong diện bị xử lý phạt tiền. "Cần phải khoanh vùng đối tượng dạy thêm học thêm trong trường hay ngoài trường; giáo viên dạy là học sinh của mình hay học sinh trường khác. Nếu quy định giáo viên cứ dạy thêm cho học sinh Tiểu học là bị phạt thì không phù hợp" - anh Nguyễn Văn Trí nhấn mạnh.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT chia sẻ, dạy thêm rất phức tạp, ranh giới giữa được phép và không được phép rất dễ lẫn lộn. Vấn đề dạy thêm, học thêm Bộ GD-ĐT không cấm hoàn toàn. Do đó, khi đưa ra quy định xử phạt về dạy thêm, Ban soạn thảo đã bàn nhiều và đặt ra nhiều vấn đề. Với những đề xuất nói trên, vấn đề dạy thêm sẽ được ban soạn thảo tiếp thu, điều chỉnh, cụ thể hóa cho rõ hơn trong dự thảo về đối tượng xử phạt đối với giáo viên dạy học sinh Tiểu học do chính mình giảng dạy hoặc xử phạt khi việc dạy thêm đối tượng này ở trong nhà trường.
Ranh giới giữa được và không được phép dạy thêm rất phức tạp
"Dạy thêm rất phức tạp, ranh giới giữa được phép và không được phép rất dễ lẫn lộn. Vấn đề dạy thêm, học thêm Bộ GD-ĐT không cấm hoàn toàn. Do đó, khi đưa ra quy định xử phạt về dạy thêm, Ban soạn thảo đã bàn nhiều và đặt ra nhiều vấn đề. Với những đề xuất nói trên, vấn đề dạy thêm sẽ được ban soạn thảo tiếp thu, điều chỉnh, cụ thể hóa cho rõ hơn trong dự thảo về đối tượng xử phạt đối với giáo viên dạy học sinh Tiểu học do chính mình giảng dạy hoặc xử phạt khi việc dạy thêm đối tượng này ở trong nhà trường".
Ông Nguyễn Huy Bằng (Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục - Đào tạo)
Giáo viên ép học sinh học thêm là có thật
"Tình trạng giáo viên không đủ trình độ nhưng vẫn bằng cách này, cách nọ ép học sinh học thêm là có thật. Điều này diễn ra nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có cách ngăn chặn hiệu quả. Đây chính là nguyên nhân gây bức xúc cho xã hội và làm xấu hình ảnh nhà giáo. Tôi cho rằng, giáo dục dù là lĩnh vực đặc biệt nhưng cũng không thể nằm ngoài quy tắc xã hội. Thầy cô càng cần phải tuân thủ quy định pháp luật. Vì vậy, tôi ủng hộ việc quy định mức phạt hành chính như Bộ GD-ĐT nêu ra trong dự thảo Nghị định Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục".
Ông Nguyễn Quốc Bình (Hiệu trưởng trường THCS - THPT Lê Quý Đôn, Hà Nội)
Theo anninhthudo
Trường đại học tốp trên "sợ" tuyển sinh bằng học bạ Tuyển sinh bằng học bạ sẽ không khách quan, không công bằng với các thí sinh, không phản ánh đúng thực chất năng lực của học sinh nên nhiều trường đại học tốp trên không tuyển sinh bằng phương án này. Trong việc xét tuyển vào ĐH,CĐ bằng học bạ, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường phải công khai đề án tuyển sinh...