Tuyển sinh vào lớp 1 ở Hà Nội: Đâu là tác nhân tạo “nóng”?
Trong khi nhu cầu tìm trường tốt tăng vọt thì chất lượng giữa các cơ sở đào tạo không đồng đều nên “ chạy trường” tiếp tục gia tăng. Yếu tố tâm lý cộng thêm “tác nhân” trào lưu đã tạo nên độ “ nóng” mỗi khi tuyển sinh vào lớp 1 ở Hà Nội.
Chạy đua vào trường “điểm”
Mặc dù Sở GD-ĐT Hà Nội vừa mới có văn bản hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 1 nhưng cơn sốt chọn trường “điểm” đã rục rịch bắt đầu hàng tháng trước đó. Chị L.T.L ở khu tập thể K1 Hào Nam, có con năm nay bước vào lớp 1 cho biết: “Cùng là địa bàn quận Đống Đa nhưng lại khác phường nên để được vào trường điểm của quận này đòi hỏi phải chạy “đua” từ rất sớm. So với năm trước thì chi phí để vào trường “điểm” năm nay cao hơn khá nhiều, một phần vì trượt giá phần khác do nhu cầu của phụ huynh đông trong khi chỉ tiêu thì có hạn”.
Theo quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội thì chỉ sau ngày 15/7 nếu trường còn thiếu chỉ tiêu được giao phải báo cáo Phòng GD-ĐT, căn cứ vào tình hình cụ thể từng trường, phòng GD-ĐT cho phép trường được tuyển bổ sung học sinh (HS) cho đủ chỉ tiêu. Mặc dù chưa biết chỉ tiêu được phép tuyển trái tuyến là bao nhiêu nhưng một số trường đã ấn định và tiếp nhận “ngầm” đối với những bậc phụ huynh có nhu cầu.
Với thời đại công nghệ thông tin các bậc phụ huynh có cơ hội được trao đổi cũng như tiếp cận nhưng cách thức mới để xâm nhập nhằm đưa con vào trường “điểm”. Nếu chỉ cần lướt qua một diễn đàn dành cho các bậc cha mẹ chúng ta mới thấy sự bóng bỏng của việc tuyển sinh vào lớp 1. Những từ ngữ “xa xỉ” như ” vé”, “USD” được thảo luận rôm rả công khai và dường như đó chỉ mới là bề nổi.
Theo chị L.Q.H ở quận Long Biên, một trong những người từng được mệnh danh là mai mối các vụ chạy trường “nghìn đô” thì những câu chuyện mà các bậc phụ huynh trao đổi chỉ là một phần rất nhỏ của “sự thật”. Để xin cho con vào trường “điểm” cần phải lên kế hoạch tỉ mỉ và tốn khá nhiều công sức.
Qua tìm hiểu của chúng tôi thì hiện nay phương thức chủ yếu để tiếp cận vào trường “điểm” là thông qua đội ngũ giáo viên của nhà trường. Phụ huynh cần phải biết chắc chắn có bao nhiêu suất và ai là người quản lý những suất đó. Sau đó mới đến khâu “định giá”.
“Vừa qua có mấy gia đình nhờ mình xin vào một trường tiểu học “điểm” ở quận Hai Bà Trưng. Tuy nhiên do nhu cầu lớn nên đã đẩy giá thỏa thuận lên đến trên 1.000 USD, và chắc chắn giá này chưa phải là còn số cuối cùng”, chị L.Q.H cho biết.
Video đang HOT
Khi chúng tôi đề cập là tại sao không làm việc trực tiếp với ban giám hiệu nhà trường mà phải đi “vòng vèo” như vậy, chị H.T.A ở quận Hoàng Mai tâm sự: “Để chạy vào một trường tiểu học điểm nào đó đòi hỏi có 3 yếu tố: tiền, quyền và mối quan hệ. Đối với bọn mình thì hai yếu tố sau không thể có nên bắt buộc phải móc nối qua người thứ 3″.
Sai lầm của phụ huynh tạo nên độ “nóng”?
Trao đổi về “vấn nạn” chạy trường vào lớp 1, thầy L.K.T – hiệu trưởng một trường tiểu học công lập ở quận Đống Đa, Hà Nội không ngần ngại chia sẻ: “Vấn nạn chạy trường là nhu cầu tất yếu của xã hội. Gia đình nào cũng mong muốn con cái được học tập những ngôi trường tốt, giàu thành tích… Chính vì thế nó đã tạo một cơn “sốt” mỗi khi tuyển sinh vào lớp 1. Sai lầm của phụ huynh đó là chỉ quan tâm chọn trường mà quên mất yếu tố để giúp con mình học tốt đó chính là giáo viên”.
Cũng theo thầy T., khái niệm trường “điểm” là do phụ huynh tự đặt ra. Chưa có một phân loại, đánh giá của ngành quy định như thế nào gọi là trường “điểm”. Nhiều lúc dưới tác động của truyền thông và sự đồn thổi nhiều bậc phụ huynh đã mắc sai lầm.
Minh chứng cho vấn đề này, thầy T. phân tích: “Chúng ta cứ nghĩ đơn giản như thế này, một HS nào đó đi thi được giải quốc gia, quốc tế… thì điều tất yếu sẽ phải gắn cái mác tên trường đang học vào. Tuy nhiên thành tích của em HS này chưa chắc xuất phát từ việc giáo viên của trường đó giỏi mà có thể xuất phát từ góc độ gia đình. Em đó có thể được gia đình quan tâm cho học thêm ở các trung tâm, hay các thầy cô giỏi ở ngoài… Như vậy rõ ràng trường của HS này đang theo học được hưởng được cái “danh” từ thành tích của em đó”.
Là một nhà quản lý nhiều năm, ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng: “Ngoài việc phụ huynh muốn con vào trường tốt mà không cần biết năng lực của con em mình thì yếu tố chạy trường cũng xuất phát từ việc các phụ huynh muốn xin cho con vào học trường vì tiện đường đi làm và đưa đón con. Có phụ huynh có con 3-4 tuổi nói tốt thì nghĩ rằng con là thần đồng. Khi đó họ muốn xin cho con vào những trường họ coi là có chất lượng cao. Còn có người coi con mình như là một thứ đồ trang sức và rất tự hào khi nói với bạn bè về tên trường mà con mình theo học”.
Cũng theo ông Tiến, hiện nay ở Hà Nội các giáo viên tiểu học của Hà Nội nói chung và của nội thành nói riêng đều đảm bảo về chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh thường ảo tưởng về những trường có tên tuổi thì sẽ có sự đào tạo tốt hơn. Nhưng thực tế thì trong 1 trường, trong 1 khối thì trình độ của các giáo viên cũng không đồng đều. Có cô dạy tốt có cô dạy khá. Chính vì vậy trong một trường cũng có giáo viên dạy tốt và dạy khá.
“Theo ý kiến của tôi, các phụ huynh HS nên chọn trường gần nhà nhất để gửi con vào học lớp 1. Điều này là do với một đứa trẻ mới 6 tuổi mà phải tham gia giao thông mỗi sáng từ 30 đến 45 phút để đến trường thì đó là áp lực quá lớn đối với sức khỏe của các cháu. Học ở trường xong các cháu lại phải tham gia giao thông trong từng đó thời gian với những tiếng ồn, khói bụi của xe cộ thì khi tối về nhà các cháu sẽ rất là mệt” – ông Tiến phân tích.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, để giải quyết vấn đề chạy trường cần hai yếu tố. Thứ nhất là đảm bảo chất lượng giữa các trường và thứ hai là tuyên truyền để phụ huynh hiểu các trường con mình được học đúng tuyến. Bên cạnh đó cần có những quy định khắt khe trong khâu tuyển sinh trái tuyến. Lý thuyết là vậy nhưng thực tế ở Hà Nội cũng đã đưa ra khá nhiều giải pháp cụ thể như siết chặt chỉ tiêu trái tuyến, đưa ra quy định cứng để tạo cơ hội cho những trường khó tuyển sinh… nhưng “vấn nạn” chạy trường không có chiều hướng giảm. Vậy nguyên nhân của thực trạng này là do đâu? Chúng tôi sẽ cũng các bạn độc giả đi tìm lời giải đáp trong bài tiếp theo.
Theo Dân Trí
59 suất học bổng toàn phần tại Trung Quốc
Bộ GD-ĐT vừa cho biết, năm 2011, Chính phủ Trung Quốc sẽ cấp 59 học bổng toàn phần sau ĐH cho công dân Việt Nam. Trong số học bổng này sẽ có 10 suất dành cho ngành Hán ngữ. Học bổng bao gồm học phí, chi phí ăn ở...
Cụ thể, ứng viên được tiếp nhận theo chương trình học bổng này sẽ được Chính phủ Trung Quốc cấp học bổng, miễn phí đào tạo, chỗ ở trong khuôn viên của cơ sở đào tạo; Chính phủ Việt Nam cấp vé máy bay một lượt đi va về, chi phi đi đương, chi phí làm hộ chiếu, visa và cấp bù sinh hoạt phí hàng tháng theo chế độ hiện hành của Nhà nước. Đây là chương trình học bổng của Chính phủ Trung Quốc cấp trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Thời gian đi học
Dự kiến ứng viên trúng tuyển sẽ lên đường đi học trong tháng 9/2011. Thời gian đào tạo chuyên ngành (năm học): thạc sĩ tư 2 đên 3 năm và tiến sĩ từ 3 đến 4 năm theo quy định của chương trình và cơ sở đào tạo cụ thể.
Ứng viên chưa biết tiếng Trung sẽ phải học dự bị tiếng 1 năm học tại Trung Quốc và phải vượt qua được kỳ thi sát hạch tiếng Trung do Chính phủ Trung Quốc tổ chức trước khi chuyển vào học chuyên ngành. Ứng viên đã có bằng đại học, cao học tiếng Trung hoặc đã học đại học, cao học tại Trung Quốc thì không phải học dự bị tiếng Trung.
Các ứng viên sau khi được Ủy ban Quốc gia Quỹ học bổng Trung Quốc duyệt cấp học bổng, sang Trung Quốc nhập học thẳng vào khóa học chuyên ngành hoặc sau khi hoàn thành 01 năm học dự bị tiếng Trung tại Trung Quốc sẽ phải tham dự và đạt kết quả thi đầu vào khóa học chuyên ngành (tùy thuộc yêu cầu cụ thể của cơ sở đào tạo) thì mới được chính thức chuyển vào khóa học chuyên ngành. Nếu không đạt yêu cầu trong các kỳ thi này thì ứng viên sẽ phải về nước và bồi hoàn toàn bộ kinh phí đào tạo hoặc chuyển sang học theo diện tự túc kinh phí.
Ngành học và nơi học
Ứng viên dư tuyên chỉ được đăng ký dự tuyển 1 chương trình (ngành) học và dự kiến nguyện vọng tối đa là 3 cơ sở giáo dục đại học được Bộ Giáo dục Trung Quốc cho phép tiếp nhận người nước ngoài đến học theo chương trình học bổng Chính phủ Trung Quốc cấp (xem thông tin chi tiết trên trang website: www.laihua.csc.edu.cn để đăng ký dự tuyển ngành học và nơi học phù hợp).
Những ngành mà Bộ GD-ĐT khuyến khích đăng ký là: Công nghệ thông tin và truyền thông, Công nghệ Tự động hóa, Nông nghiệp, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội, Nông nghiệp, Công nghệ sinh học, Khoa học Hàng hải và Dầu khí, Khoa học Hàng không vũ trụ, Quản lý, Y học, Kiến trúc, Cầu đường (bao gồm Đường sắt cao tốc, Đường hầm, Công trình cầu vượt và hầm đường bộ), Tài nguyên nước và Môi trường, Nghệ thuật (hội họa, âm nhạc) và Thể dục thể thao.
Đối tượng và điều kiện dự tuyển
- Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt và trình độ chuyên môn cao.
- Không quá 35 tuổi (đối với ứng viên học bổng thạc sĩ), không quá 40 tuổi (đối với ứng viên học bổng tiến sĩ) đang công tác (biên chế hoặc hợp đồng dài hạn từ 12 tháng trở lên với thâm niên công tác/giảng dạy tối thiểu là 6 tháng kể từ khi có hợp đồng lao động đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ dự tuyển) tại các cơ quan nhà nước, ưu tiên giảng viên các đại học, học viện và trường đại học, cao đẳng.
- Có sức khoẻ tốt để học tập tại nước ngoài. Khi nhập học phía Trung Quốc sẽ khám lại sức khỏe. Nếu ngươi nào bị phát hiện có bệnh, không đủ sức khỏe hoặc giả mạo hồ sơ sức khỏe để đi học sẽ phải về nước và tự chịu mọi chi phí liên quan, kể cả vé máy bay.
- Ứng viên học bổng thạc sĩ phải có bằng tốt nghiệp đại học chính quy loại khá trở lên; Ứng viên học bổng tiến sĩ phải có bằng tốt nghiệp đại học và thạc sĩ với kết quả học tập đạt khá trở lên. (Ứng viên tốt nghiệp tại Việt Nam thì điểm trung bình chung cả khóa học và luận văn tốt nghiệp đều phải đạt từ 7.0 điểm trở lên theo thang điểm 10 của Việt Nam. Trường hợp tốt nghiệp tại nước ngoài thì áp dụng theo thang điểm đánh giá loại khá của nước đó). Ứng viên tiến sĩ bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp thạc sĩ từ khi dự tuyển vì phía Trung Quốc không xét tuyển trường hợp ngươi dư tuyên mới chỉ được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp cao học; Không chấp nhận các cán bộ đang là học viên cao học, nghiên cứu sinh trong nước chuyển sang dự tuyển chương trình học bổng này.
- Ngành học đăng ký dự tuyển phải phù hợp với ngành đã học đại học/cao học
- Cam kết hoàn thành chương trình đào tạo và trở về phục vụ tại các cơ quan cử đi học. Cam kết phải được cơ quan cử đi học xác nhận, bảo lãnh. Những người không hoàn thành chương trình đào tạo, bỏ học, bị thôi học vì bất kỳ lý do nào, hoặc không trở về nước phục vụ phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí cho Nhà nước Việt Nam, kể cả học bổng đã nhận được của Chính phủ Trung Quốc.
Thông tin về hồ sơ dự tuyển, các quy định về hạn nhận hồ sơ..., xem thêm tại website: http://moet.gov.vn/
Theo Dân Trí
Sở GD-ĐT xác nhận các điều kiện mở ngành Khi xây dưng xong đê an mơ nganh đao tao, cơ sơ đao tao gưi 1 bô hô sơ đên Sơ GD-ĐT đê nghi Sơ kiêm tra thưc tê va xac nhân các điều kiện mở ngành cua cơ sở đào tạo. Đây là một trong những điểm mới quan trọng được Bộ GD-ĐT đưa vào dự thảo về việc quy định điều...