Tuyển sinh trường quân đội: Được gửi đi đào tạo ở nước ngoài
Đó là một trong những quyền lợi mà thí sinh và người thân được hưởng khi thí sinh trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học quân đội.
ảnh minh họa
Theo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, kế hoạch hàng năm, Bộ Quốc phòng đều tuyển chọn các thí sinh trúng tuyển, đạt kết quả cao gửi đi đào tạo ở nước ngoài và ở các trường ngoài quân đội.
Năm nay, 2018, chỉ tiêu cử sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài đối với 18 trường quân đội là 167 chỉ tiêu. Trong đó, Học viện kỹ thuật có nhiều chỉ tiêu nhất, 80 chỉ tiêu. Học viện Quân y cũng có 10 chỉ tiêu đi đào tạo ở nước ngoài.
Ngoài ra, khi trúng tuyển vào đào tạo ĐH, CĐ quân sự, thí sinh được hưởng rất nhiều quyền lợi.
Video đang HOT
Thí sinh trúng tuyển vào đào tạo sĩ quan được Quân đội bảo đảm về ăn, ở, mặc, phụ cấp hàng tháng, không phải đóng học phí, được đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho học tập;
Bố mẹ của học viên được Bộ Quốc phòng mua bảo hiểm y tế;
Sau từng năm học, những học viên được xếp loại xuất sắc, loại giỏi được hưởng chế độ khen thưởng theo quy định của Bộ Quốc phòng;
Học viên được hưởng chế độ nghỉ hè, nghỉ tết theo quy định;
Học viên tốt nghiệp ra trường sẽ được giám đốc, hiệu trưởng cấp bằng tốt nghiệp; văn bằng tốt nghiệp cấp cho học viên khi tốt nghiệp ra trường là bằng ĐH thuộc hệ thống văn bằng quốc gia, mẫu văn bằng do Bộ GD&ĐT phát hành;
Học viên tốt nghiệp được Bộ Quốc phòng phong quân hàm sĩ quan cấp Thiếu úy, Trung úy, Thượng úy và phân công công tác. Những học viên tốt nghiệp loại xuất sắc và giỏi được ưu tiên xem xét nguyện vọng khi phân công công tác.
Theo TPO
Bộ Quốc phòng mua bảo hiểm y tế cho cha mẹ học viên trường quân đội
Đó là một trong những quyền lợi mà thí sinh và người thân được hưởng khi thí sinh trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học quân đội.
ảnh minh họa
Ngày 21-3, trao đổi với Tuổi trẻ Online, Đại tá Vũ Xuân Tiến, Trưởng ban thư ký Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, cho biết thí sinh khi trúng tuyển vào đại học, cao đẳng quân sự sẽ được hưởng một loạt các quyền lợi đặc thù. Chẳng hạn, cha mẹ của học viên sẽ được Bộ Quốc phòng mua bảo hiểm y tế.
Riêng thí sinh trúng tuyển đào tạo sĩ quan được quân đội bảo đảm về ăn, ở, mặc, phụ cấp hàng tháng, không phải đóng học phí, được đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng phục vụ học tập.
Học viên tốt nghiệp sẽ được Bộ Quốc phòng phong quân hàm sĩ quan cấp thiếu úy, trung úy, hoặc thượng úy và phân công công tác.
Tất cả các học viên đều phải nghiêm chỉnh chấp hành việc phân công công tác sau tốt nghiệp. Riêng những học viên tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc sẽ được ưu tiên xem xét nguyện vọng khi phân công công tác.
Theo đại tá Vũ Xuân Tiến, năm 2018, các địa phương, đơn vị tổ chức sơ tuyển cho thí sinh có nguyện vọng vào học trường quân đội từ ngày 1-3 đến 25-4. Lệ phí sơ tuyển được thống nhất chung ở mức 50.000 đồng và lệ phí hồ sơ sơ tuyển là 4.500 đồng.
Khi tham gia sơ tuyển, thí sinh phải tự mình viết kê khai các mẫu biểu, hồ sơ sơ tuyển thuộc phần quy định thí sinh tự khai và trực tiếp đến nộp hồ sơ sơ tuyển cho ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện (đối với thanh niên ngoài quân đội) hoặc cấp trung đoàn (đối với quân nhân tại ngũ).
Theo quy định của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, thí sinh chỉ được đăng ký một nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào một trường trong quân đội ngay khi làm hồ sơ sơ tuyển. Nếu trường có nhiều ngành đào tạo, thí sinh chỉ được đăng ký dự tuyển một ngành.
Các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài quân đội hoặc hệ dân sự của các trường quân đội.
Theo TTO
Trường quân đội đồng loạt tuyển sinh khối A1 Trừ Học viện Quân Y, các trường quân đội còn lại đều tuyển sinh khối A1 năm 2018. Chỉ tiêu tuyển nữ vào trường quân đội rất ít. Ảnh: Hoàng Triều Trung tá Đỗ Thanh Tâm, đại diện Ban tuyển sinh quân đội Bộ Quốc phòng cho biết, năm 2018 trừ Học viện Quân Y, 17 trường còn lại của khối quân đội...