Tuyển sinh trường nghề: Sinh viên theo học vì cam kết không thất nghiệp
Đến thời điểm này, nhiều trường đại học (ĐH) vẫn đang tiếp tục xét tuyển bổ sung thí sinh thì một số trường cao đẳng (CĐ) nghề đã tuyển đủ học sinh và tổ chức khai giảng sớm.
Chất lượng đào tạo và cam kết không để sinh viên thất nghiệp chính là yếu tố giúp các trường nghề thu hút học viên.
Thương hiệu mỗi trường chính là yếu tố thu hút học sinh.
Những tín hiệu vui
Năm nay tổng chỉ tiêu tuyển sinh của Trường CĐ cơ điện Hà Nội là 1500 học sinh. Hiện đã có 1900 hồ sơ đăng ký nhập học, vượt 400 chỉ tiêu. Ông Đồng Văn Ngọc – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, sau đợt 1 xét tuyển đã có 800 thí sinh nhập học và đào tạo chuyên môn ngay. Dự kiến đầu tháng 9 trường sẽ tuyển đủ chỉ tiêu trong đợt 2 xét tuyển. Năm ngoái khoảng 33 tỉnh thành có sinh viên học tập tại trường. Năm nay, có 39 tỉnh với những sinh viên đến từ miền Trung, miền Nam, thậm chí cả miền Tây. Phổ điểm về cơ bản cao hơn một chút, mọi năm khoảng 15 điểm hoặc dưới một chút. Điểm trung bình khoảng 16 điểm.
Còn tại Trường CĐ nghề Bách khoa, nhiều ngành có điểm đầu vào vượt cả điểm sàn ĐH. Ông Dương Đức Hồng- Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường quy định điểm sàn từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2019 cho các ngành kỹ thuật là 5.4 điểm/môn. Tức điểm đầu vào trên 15. Tuy nhiên, nhiều thí sinh trúng tuyển với số điểm từ 18 đến 21.
Bà Phạm Thị Lan Phương- Hiệu trưởng Trường Cơ khí nông nghiệp (huyện Vĩnh Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) cho rằng, năm nay tuyển sinh trường nghề có những tín hiệu đáng mừng bởi các em đã có định hướng ngay từ đầu chứ không phải chờ rớt ĐH mới đi học nghề. Cụ thể, nhiều thí sinh đã nộp hồ sơ vào trường nghề trước khi có kết quả xét tuyển vào ĐH.
Video đang HOT
“Đến thời điểm này nhà trường đã tuyển được 80% so với chỉ tiêu đề ra, đạt 1.000 sinh viên so với 1.300 chỉ tiêu. Năm nay người học có nhận thức rõ ràng hơn về mục tiêu của mình. Trong đợt nhập học này số lượng học sinh sinh viên đông nhất từ trước đến nay”- bà Phương cho biết.
Không để sinh viên thất nghiệp
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN- Bộ LĐTBXH), trong 2 năm 2018, 2019 kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề đều vượt kế hoạch đề ra. Ông Trương Anh Dũng -Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN cho biết, trước đây các trường ĐH tuyển sinh xong mới đến các trường nghề. Những em không đỗ ĐH mới vào trường nghề học. Mấy năm trở lại đây đã có sự thay đổi. Tính đến hết tháng 8 này các trường nghề đạt vượt 10% so với chỉ tiêu tuyển sinh của năm trước. Nhiều trường nghề đã tuyển đủ học sinh. Nhiều trường nghề đã tổ chức khai giảng sớm, có sự phân hóa trong ngành nghề đào tạo rất rõ. Những ngành liên quan đến kinh tế mũi nhọn của đất nước như công nghệ thông tin du lịch đông học sinh hơn. Những ngành nghề kinh tế kinh doanh, quản trị kế toán trong hệ đào tạo cao đẳng trung cấp giảm rất nhiều. Giữa các trường CĐ cũng có sự phân cấp với nhau.
Trong khi nhiều trường ĐH hạ điểm chuẩn để vét thí sinh thậm chí phải tuyển bổ sung hàng nghìn chỉ tiêu thì công tác tuyển sinh của nhiều trường nghề khởi sắc với số lượng đầu vào tăng từ 20-30% so với mọi năm. Tại nhiều trường CĐ có thương hiệu, điểm trúng tuyển ngang bằng với các trường ĐH.
Lý giải nguyên nhân để trường tuyển sinh tốt, bên cạnh công tác truyền thông thì nhờ có những đổi mới trong tuyển sinh, năm nay Trường CĐ Công nghiệp Hà Nội cũng dồi dào nguồn tuyển. Cụ thể, trường tiếp tục nhận hồ sơ tới hết tháng 9 nhưng hiện đã có 800 thí sinh nhập học trên 1.100 chỉ tiêu tuyển sinh. Điểm xét tuyển học bạ của các ngành cao hơn so với năm ngoái với nhiều em đạt 17 điểm. Có những thí sinh có điểm thi THPT quốc gia 2019 từ 22 đến 24 điểm vẫn nộp hồ sơ vào trường.
Theo ông Đồng Văn Ngọc, thương hiệu mỗi trường chính là yếu tố thu hút học sinh. Nhưng để làm nên thương hiệu thì chất lượng đào tạo và cam kết đầu ra cho sinh viên là nguyên nhân chính. Tôi là người trực tiếp ký cam kết việc làm là không để sinh viên nào thất nghiệp. Nếu thất nghiệp chúng tôi trả lại học phí. Nhưng câu chuyện này không bao giờ xảy ra vì chúng tôi quản trị rất tốt hoạt động nhà trường hợp tác với doanh nghiệp. Nhiều trường hợp năm nay chúng tôi áp dụng chính sách kiểm sinh kèm tuyển dụng. Như nghề hàn, khi sinh viên vào thì biết ngay doanh nghiệp nào đỡ đầu và họ sẵn sàng tài trợ tiền học phí và sinh viên phải ký cam kết với doanh nghiệp là sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc cho doanh nghiệp 5 năm. Với chính sách đó, sẽ làm tăng cường thêm cho nhà trường.
Trong năm 2019, số thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp chiếm đến 27,8%, cao hơn nhiều so với 2 năm trước. Bên cạnh số thí sinh trực tiếp tham gia ngay thị trường lao động không qua đào tạo thì nhiều em tự lựa chọn học nghề. Tuy nhiên, sự khởi sắc trong tuyển sinh trường nghề không phải là bức tranh chung ở tất cả các trường CĐ. Điều đó cho thấy sự phân hóa rõ nét giữa các cơ sở GDNN và càng khẳng định, chất lượng đào tạo và danh tiếng của mỗi nhà trường là điều quan trọng trong tình hình tuyển sinh ngày càng cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Thu Hương
Theo daidoanket
Sinh viên cần trú trọng phát triển kỹ năng xã hội và nghề nghiệp
Quý 3/2018, số lượng thanh niên có trình độ cao đẳng và đại học trở lên thất nghiệp tăng gần 30.000 người so với quý trước. Thực tế cho thấy mặc dù nhiều sinh viên có thành tích học tập tốt nhưng vẫn khó hoặc không xin được việc làm, làm trái ngành nghề được đào tạo hoặc chậm thích ứng trong công việc.
227 nghìn sinh viên thất nghiệp
Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, trong quý 3/2018 cả nước có 527.800 lao động thanh niên (15-24 tuổi) thất nghiệp. Trong đó, nhóm lao động có trình độ đại học trở lên và trình độ cao đẳng thất nghiệp có đến 227.000 người thất nghiệp (chiếm 43%).
Quý 3/2018, số người thất nghiệp đều tăng ở tất cả các nhóm có trình độ chuyên môn kỹ thuật so với quý 2/2018
Một khảo sát của Navigos Group - đơn vị hàng đầu về tư vấn và tuyển dụng nhân sự - cũng chỉ ra rằng sinh viên mới ra trường gặp khó khăn trong việc định hướng nghề nghiệp. Điều này khiến các bạn trẻ chán nản, thường xuyên "nhảy việc", thay vì nhìn nhận đây là giai đoạn học hỏi kỹ năng, tích luỹ kinh nghiệm và kiến thức về môi trường làm việc thực tế.
Lý giải cho tình trạng này, bà Mai Thuý Hằng - Phó Giám đốc Tư vấn Giải pháp Nguồn Nhân lực Navigos Search - Navigos Group chia sẻ: "Điểm mạnh nổi bật của sinh viên hiện nay là sự nhạy bén với công nghệ, kiến thức chuyên môn từ việc học tập tại trường, khả năng ngoại ngữ khá, và thái độ cầu tiến, nhiệt huyết với công việc. Tuy nhiên các bạn chưa chú ý đến kỹ năng xã hội phù hợp với công việc để có thể sẵn sàng cho những bước đầu tiên của sự nghiệp".
Hiện nay, có không ít các học bổng và chương trình hỗ trợ sinh viên, nhưng cách tiếp cận chủ yếu là hỗ trợ về học bổng, tài chính và khởi nghiệp... Việc tìm đủ nguồn lực để thực hiện các hoạt động hỗ trợ sinh viên phát triển kỹ năng và chất lượng đầu ra, đồng thời mang sinh viên và đơn vị tuyển dụng đến gần nhau hơn luôn là một thách thức. Trong khi đó, việc cấp thiết là cần cung cấp các kỹ năng xã hội và nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm vì cộng đồng và các giá trị nhân văn để giúp cho các em làm tốt công việc đã chọn và giúp phát triển sự nghiệp về sau.
Triển khai chương trình phát triển kỹ năng xã hội và nghề nghiệp
Trong bối cảnh như vậy, DynaGen Initiative ra đời với mong muốn hỗ trợ sinh viên nâng cao các kiến thức và kỹ năng còn thiếu, định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực và môi trường làm việc thực tế tại các tổ chức, doanh nghiệp. Đây là một chương trình lớn và dài hạn do Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) khởi xướng; phối hợp triển khai với Báo Giáo dục và Thời đại (GD&TĐ) và Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam (VSDS) thuộc Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam. DynaGen Initiative không đi theo cơ chế ngắn hạn bằng hình thức cho tiền hay hiện vật mà tập trung đào tạo chuyên môn để mang đến kết quả dài lâu.
Các bạn sinh viên đặc biệt quan tâm đến tiêu chí tuyển chọn và nội dung huấn luyện tại buổi họp báo ra mắt DynaGen Initiative ngày 26/02/2019
Trọng tâm của DynaGen Initiative là một chuỗi hoạt động huấn luyện bao gồm tập huấn, hội thảo, tọa đàm, team building, networking, tham gia hoạt động tình nguyện tại cộng đồng... Chịu trách nhiệm cho từng nội dung huấn luyện cụ thể sẽ là những cá nhân đã thành công trên từng lĩnh vực, từ quản trị và điều hành doanh nghiệp cho đến nghiên cứu, truyền thông và hoạt động xã hội...
Bên cạnh đó, chương trình sẽ kết nối các bạn sinh viên với các cơ hội trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, thực tập, việc làm tại các doanh nghiệp như Bac A Bank, Tập đoàn TH, ADT Group, VIJA Link, Dai-ichi Life và các tổ chức xã hội như Quỹ VTVV và MSD Việt Nam hay cơ quan truyền thông như Báo GD&TĐ. Các đơn vị đồng hành này không chỉ cung cấp cơ hội việc làm, thực tập mà còn cung cấp chuyên gia cố vấn chuyên môn, cơ sở vật chất, tài chính cho chương trình.
Bà Trần Thị Như Trang - Giám đốc Quỹ VTVV nhận định: "Điểm nhấn của DynaGen Initiative là Quỹ VTVV, báo GD&TĐ và VSDS đứng ra huy động các nguồn lực đa dạng trong xã hội để cùng chung tay hỗ trợ sinh viên. Với mục tiêu triển khai Sáng kiến này trong nhiều năm, DynaGen Initiative mong muốn xây dựng được một cộng đồng bao gồm các sinh viên và cựu sinh viên đã từng hưởng lợi từ Sáng kiến cùng các thành viên Ban Cố vấn và Ban Huấn luyện nhằm thúc đẩy văn hóa chia sẻ - đóng góp cho cộng đồng và tinh thần nhân văn ở tất cả mọi người".
Theo Dân trí
Vì sao khối trường công an 'mất ngôi' tốp trên? Năm nay, thí sinh chưa hết bất ngờ vì điểm chuẩn khối trường công an lao dốc thì lại tiếp tục sửng sốt khi 2 trường công an hàng đầu đều thông báo xét tuyển bổ sung các ngành về nghiệp vụ công an. Một giờ học tại Học viện Cảnh sát nhân dân - WEBSITE HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN Điểm...