Tuyển sinh nhóm ngành đặc thù: Đa dạng hình thức thi tuyển
Kỳ tuyển sinh năm học 2020 – 2021 như mọi năm nhóm ngành đặc thù của các trường vẫn yêu cầu thí sinh phải làm thêm bài kiểm tra hoặc kỳ thi năng khiếu. Đa dạng hình thức thi nhằm tìm được người học phù hợp nhất.
Sinh viên Khoa Thiết kế & Nghệ thuật Trường ĐH Hoa Sen trong một giờ học. Ảnh: TG
Sàng lọc bằng nhiều hình thức
Cũng như mọi năm, ngoài phương án xét tuyển chính dựa vào kết quả học bạ, điểm thi THPT của thí sinh, xét tuyển thẳng, dựa vào kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM, nhiều trường ĐH – CĐ có nhóm ngành đặc thù như: Hội họa, Âm nhạc, Kiến trúc, Thiết kế, Mỹ thuật… còn tổ chức thêm kỳ thi (thi các môn năng khiếu theo nhóm ngành) để xét tuyển.
“Trường hiện chưa công bố đề án tuyển sinh, nhưng về cơ bản vẫn giữ như năm 2019 với các tổ hợp xét tuyển không thay đổi nhiều. Với nhóm ngành năng khiếu ngoài điểm Toán, Vật lý hoặc Ngữ văn của Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, thí sinh phải thi thêm ba môn Vẽ mỹ thuật, Hình họa mỹ thuật và Bố cục trang trí màu do trường tổ chức, điểm các môn năng khiếu sẽ không nhân hệ số. Cụ thể, nếu thí sinh học ngành Kiến trúc thì xét 3 môn gồm Toán – Văn (hoặc Vật lý) và Vẽ mỹ thuật”, ThS Ninh Quang Thăng, Trưởng phòng Đào tạo & Công tác sinh viên (Trường ĐH Kiến trúc TPHCM) cho biết.
Tại Trường ĐH Kiến trúc TPHCM, thí sinh phải tham gia bài thi năng khiếu bên cạnh hai môn xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT cho đủ tổ hợp xét tuyển. Đặc biệt, với các ngành năng khiếu, nhà trường chỉ xét tuyển với thí sinh có điểm thi môn năng khiếu trên 5 điểm do trường tổ chức.
Với nhóm ngành thuộc khối N và M (Văn – Năng khiếu, năng khiếu âm nhạc) của Nhạc viện TPHCM (Sáng tác âm nhạc, Chỉ huy âm nhạc, Âm nhạc học), ĐH Văn Hiến (Thanh nhạc, Piano), ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Sài Gòn (Sư phạm mầm non, Sư phạm tiểu học), thí sinh phải thể hiện phần thi năng khiếu bằng các bài hát, giọng đọc truyền cảm, kể chuyện để tính điểm hệ số môn.
Theo NSND Tạ Minh Tâm – Phó Giám đốc Nhạc viện TPHCM, để thi tuyển vào các ngành học của trường, thí sinh ngoài chuyên môn (nền tảng âm nhạc) như tốt nghiệp cao đẳng âm nhạc, trung cấp âm nhạc hoặc có trình độ âm nhạc tương đương, còn phải bảo đảm trình độ văn hóa (tốt nghiệp THPT). Sau đó tùy theo ngành học các em lựa chọn, Hội đồng thi tuyển của nhà trường sẽ kiểm tra bài thi năng khiếu.
“Ở bài thi năng khiếu 1 – chuyên môn (gồm viết tiểu luận, sáng tác, chỉ huy, diễn tấu, hát) điểm sẽ nhân hệ số 2. Ở bài thi năng khiếu 2 – kiến thức (gồm viết bài ghi âm đơn điệu, ghi âm hợp điệu, phối hòa âm, vấn đáp kiến thức tổng hợp, xướng âm) điểm sẽ là hệ số 1. Yêu cầu để được xét tuyển sau thi, thí sinh phải có điểm sàn chuyên môn trên 7,5 điểm và điểm sàn kiến thức là 5,0 điểm. Trường cũng xét tuyển bằng điểm học môn Văn (bên cạnh điểm thi năng khiếu) của thí sinh 3 năm học THPT và điểm thi tốt nghiệp THPT với điều kiện không dưới 5 điểm”, NSND Tạ Minh Tâm cho biết.
Video đang HOT
Một mẫu sưu tập trong thiết kế tốt nghiệp năm 2019 của sinh viên ngành Thiết kế thời trang Trường ĐH Hoa Sen. Ảnh: TG
Lựa chọn đầu vào để nâng chất lượng đào tạo
Thực tế, những nhóm ngành nghề trên luôn cần thiết trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của xã hội hay một nền kinh tế, thậm chí trong nhiều giai đoạn, đây là khối ngành (khối H, V) trọng điểm. Vì thế, nhu cầu nhân lực cho khối ngành này luôn ổn định.
Theo ThS Hoàng Thị Thoa – Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn & Truyền thông (Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM), vai trò của năng khiếu trong quá trình sinh viên theo học các ngành học đặc thù: Kỹ thuật – Kiến trúc – Thiết kế – Mỹ thuật đóng vai trò quan trọng vào sự thành công của các em trong quá trình học tập và phát triển sự nghiệp sau này.
“Không có tố chất và năng khiếu, chỉ có đam mê sẽ rất khó thành công với những ngành nghề có tính đặc thù riêng. Vì vậy, việc các trường sàng lọc, sát hạch kỹ đầu vào là để nâng ca chất lượng đào tạo nguồn nhân lực” – ThS Thoa nói.
Bài thi năng khiếu các ngành học đặc thù thường kéo dài từ 3 giờ – 3 giờ 30 phút/bài thi. Hiện, có nhiều trường lên kế hoạch tổ chức ôn luyện môn thi năng khiếu (vẽ, hát, đàn, thanh nhạc) cho các thí sinh quan tâm. Cụ thể, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TPHCM) lịch học và ôn luyện bắt đầu từ 2/7/2020.
Nhà thiết kế Lê Sỹ Hoàng – giảng viên ngành Thiết kế thời trang Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng nhìn nhận: Khối ngành đặc thù như Thiết kế thời trang, Mỹ thuật Công nghiệp, Kiến trúc, Âm nhạc hay Hội họa có thêm kỳ thi sát hạch riêng là điều hiển nhiên và cần thiết để quá trình đào tạo sinh viên tốt hơn.
“Người học bên cạnh đam mê, kiến thức nền tảng trong lĩnh vực mình yêu thích cần phải có tố chất và năng khiếu bẩm sinh nhất định. Câu nói học tập là một quá trình dài, chỉ cần có ý chí, sự chuyên cần có thể làm tốt điều mình thích. Việc đó đúng nhưng chưa đủ khi nhóm ngành đặc thù luôn yêu cầu tố chất, năng khiếu từ người học.
Chúng ta sẽ không thể có một nhà thiết kế lừng danh khi anh ta không biết vẽ, không có sự sáng tạo trong hội họa. Chúng ta không thể có một ca sĩ khi họ không có khả năng thanh nhạc và hát. Điều quan trọng tôi muốn nhắn gửi đến các em là, hãy chọn ngành, chọn nghề theo đam mê nhưng phải phù hợp với khả năng và năng lực của bản thân mới có thể thành công trong tương lai” – nhà thiết kế Sỹ Hoàng nói.
Nhu cầu xã hội về nhân lực các ngành này rất lớn và tiếp tục phát triển trong những năm tới. Tuy nhiên, đi kèm với nó là đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và sự đầu tư bài bản. Trường ĐH Văn Lang đã và đang đầu tư rất lớn cho nhóm ngành này với mục tiêu chất lượng nhân lực phải hội nhập được với quốc tế, vì vậy một giảng viên quy đổi chỉ được đào tạo 10 sinh viên thay vì 25 sinh viên như các ngành khác. - ThS Võ Văn Tuấn – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang TPHCM
Học kiến trúc, thiết kế không nhất thiết có kỹ năng vẽ?
Khác với cách tuyển sinh truyền thống yêu cầu thí sinh phải dự thi đầu vào môn vẽ, một số trường đào tạo các ngành kiến trúc, thiết kế và mỹ thuật cho rằng đam mê, sự tò mò mới là yếu tố quan trọng nhất.
Các chuyên gia trao đổi về vai trò của kỹ thuật và mỹ thuật trong cuộc sống - Ảnh: Thanh Hải
Vấn đề này đã được chuyên gia đến từ các trường ĐH và CĐ giải đáp trong chương trình tư vấn trực tuyến truyền hình với chủ đề "Chọn ngành học tương lai với khối ngành kỹ thuật - kiến trúc - thiết kế - mỹ thuật" do Báo Thanh Niên tổ chức ngày 5.3.
Chương trình trực tuyến trên các kênh: thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien và YouTube Báo Thanh Niên.
"Không phải ai muốn cũng học được"
Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, các ngành thuộc khối thiết kế và mỹ thuật được xem là những ngành đặc thù và cần có năng khiếu nên không phải ai muốn học cũng được. Hiện nay nhu cầu và quan niệm xã hội về các ngành này cũng khác trước nhiều, nhu cầu nhân lực tiếp tục tăng trong thời gian tới. Một số ngành quen thuộc hiện được đào tạo ở nhiều trường như kiến trúc, thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất... Riêng ngành tạo dáng công nghiệp dù nhu cầu xã hội rất lớn nhưng còn ít trường đào tạo.
Tương tự, thạc sĩ Trần Hải Nam, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh - truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, nói: "Không phải ai cũng có thể trở thành kiến trúc sư, một nhà thiết kế thời trang mà người đó cần có sự đam mê và năng khiếu nhất định mới có thể đeo đuổi được".
Do vậy, theo thạc sĩ Nam, các ngành kiến trúc, thiết kế đồ họa của trường đều xét các tổ hợp có chứa môn vẽ để đáp ứng yêu cầu năng khiếu của người học. Thí sinh có thể tham dự kỳ thi vẽ tại trường hoặc nộp kết quả thi vẽ của trường khác để xét tuyển như: Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, Trường ĐH Văn Lang...
Đồng quan điểm này, thạc sĩ Hồ Thanh Tình, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho rằng khối ngành kiến trúc, mỹ thuật không phải ai học cũng được. Đây là ngành cần tư duy sáng tạo liên tục, do đó để trúng tuyển cần vượt qua những kỳ thi kiểm tra năng khiếu do trường hoặc trường khác tổ chức mới có thể tham gia xét tuyển.
Tiến sĩ Lê Vĩnh An, Trưởng khoa Kiến trúc và mỹ thuật Trường ĐH Duy Tân, cũng nhấn mạnh: "Ngành kiến trúc tại trường không thể thiếu môn vẽ. Ngành này trường đào tạo 5 năm, thời lượng đào tạo tối thiểu 170 tín chỉ". Lý giải vai trò của năng khiếu, theo tiến sĩ Lê Vĩnh An, hiện nay các công nghệ đang giúp nhiều cho kiến trúc sư, kỹ sư thiết kế. Tuy nhiên nó không thể thay thế hoàn toàn cho việc sáng tạo của con người mà chỉ là những phần mềm hỗ trợ kỹ thuật hơn là hỗ trợ sáng tạo.
Cũng đào tạo ngành kiến trúc, Trường ĐH Việt Đức có 2 hướng cho thí sinh lựa chọn. Theo tiến sĩ Vũ Quốc Huy, Phó trưởng phòng Đào tạo trường này, thí sinh dự thi để xét vào ngành kiến trúc bằng kỳ thi TestAs vào tháng 5 sẽ thi theo đề khối kỹ thuật, không yêu cầu thí sinh dự thi môn vẽ. Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả kỳ thi THPT quốc gia có thể sử dụng kết quả thi môn này từ trường khác để xét tuyển (khối V00, V02).
Cần đam mê hay sự tò mò ?
Đạo diễn - thạc sĩ Trịnh Đình Lê Minh, Trưởng bộ môn quản trị công nghệ truyền thông Trường ĐH Hoa Sen, cho biết các ngành thiết kế và nghệ thuật của trường ngoài các phương thức tuyển sinh chung còn có phương thức tuyển riêng theo yêu cầu của ngành. "Trong đó, chúng tôi không yêu cầu điểm đầu vào môn vẽ với ngành này vì 2 năm trước chúng tôi nghiệm ra sinh viên không nhất thiết phải có khả năng này trước đó. Thay vào đó chỉ cần thể hiện sự quan tâm đặc biệt và niềm đam mê về thiết kế", đạo diễn Lê Minh chia sẻ.
"Nhiều trường ĐH trên thế giới như Mỹ cũng không tổ chức kỳ thi vẽ mà có thể dựa vào điểm một kỳ thi độc lập, điểm học phổ thông, thư bày tỏ nguyện vọng hoặc một hồ sơ thể hiện năng khiếu bản thân người dự tuyển...", đạo diễn này nói.
Nhà thiết kế Võ Thị Thu Hằng ( ảnh), giảng viên chuyên ngành thiết kế thời trang Trường CĐ Việt Mỹ, cho rằng thực tế trong môi trường làm việc của một nhà thiết kế chuyên nghiệp, vẽ chỉ là bước đầu. Để hiện thực hóa sản phẩm, sản xuất và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng còn một quá trình dài.
"Điều quan trọng nhất khi theo đuổi nhóm ngành thiết kế không hẳn là đam mê mà chính là sự tò mò. Khi bạn sở hữu trong mình sự tò mò này, luôn có những câu hỏi làm sao tạo ra những sản phẩm như vậy, thì hãy mạnh dạn theo đuổi ngành học này. Sự tò mò sẽ giúp vượt qua mọi trở ngại về năng khiếu, ngoại ngữ... Mục đích lớn nhất của người này là muốn có khả năng làm ra một sản phẩm khác biệt chứ không phải một công việc hay chức danh nhà thiết kế. Chính sự tò mò tạo ra sự sáng tạo trong công việc này", nhà thiết kế Thu Hằng nhấn mạnh.
Theo Thanh niên
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM tăng chỉ tiêu tuyển từ kết quả thi THPT Hội đồng tuyển sinh trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM vừa công bố đề án tuyển sinh năm 2020. So với đề án hồi tháng 4, trường điều chỉnh tăng chỉ tiêu xét từ kết quả thi tốt nghiệp THPT lên 50%. Sau khi Bộ GD&ĐT công bố Quy chế tuyển sinh năm 2020, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM tiếp...