Tuyển sinh ngành Công an: Chặt chẽ khâu hậu kiểm
Với số lượng tuyển sinh giảm gần 50% so với năm 2015, cuộc đua vào khối các trường Công an trong kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng 2016 sẽ rất căng thẳng.
Để đảm bảo công bằng, Cục Đào tạo, Tổng Cục chính trị, Bộ Công an đề xuất rút toàn bộ bài thi của thí sinh trúng tuyển để so sánh. Việc thẩm tra lý lịch cũng sẽ hoàn thành trước khi thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển.
Có địa phương tăng đột biến thí sinh trúng tuyển
Thông tin từ Cục Đào tạo cho thấy, năm 2015, các trường Công an Nhân dân (CAND) đã tuyển 4.425 thí sinh hệ đại học chính quy, 1.718 thí sinh hệ cao đẳng và gần 3.000 thí sinh hệ trung cấp. Tuy nhiên, theo nhận xét của các trường, hiện tượng biến động lớn về lượng thí sinh trúng tuyển ở một số địa phương khi sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển khiến nảy sinh nghi ngờ về độ nghiêm túc trong công tác tổ chức thi tại đây.
Tại Hội nghị Tuyển sinh khối trường CAND 2016, đại diện Học viện Cảnh sát nhân dân cho biết, một số địa phương có thí sinh trúng tuyển cao như Thanh Hóa với 98 thí sinh, Nghệ An với 74 thí sinh trong khi Lai Châu, Hà Giang lại chỉ có 6 thí sinh.
Đáng chú ý, số thí sinh trúng tuyển ở các địa phương lớn giảm rõ rệt, cụ thể Hà Nội giảm 8 thí sinh, TP HCM giảm 5 thí sinh, Hải Phòng giảm 14 thí sinh. Dù chưa phát hiện trường hợp tiêu cực nào, nhưng đại diện Học viện Cảnh sát nhân dân cho biết, kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, dư luận có nhiều bàn tán về độ nghiêm túc giữa các cụm thi khác nhau. Do đó, cần tăng cường công tác bảo vệ kỳ thi nhằm tránh sai sót, tiêu cực.
Cục Đào tạo cũng cho biết, năm 2013, qua quá trình tổ chức thi tuyển, nhiều trường đã tiến hành kiểm tra, đối chiếu chữ viết trên bài thi với chữ viết thí sinh trúng tuyển. Kết quả, Học viện An ninh nhân dân và ĐH Phòng cháy chữa cháy đã phát hiện 2 trường hợp thi hộ, đồng thời phá được đường dây thi hộ đại học hoạt động từ năm 2012.
Video đang HOT
Khối các trường Công an gia tăng sức hút thí sinh đăng ký xét tuyển. Ảnh: An Ninh Thủ Đô.
Năm 2015, trong điều kiện các trường CAND không trực tiếp tổ chức thi và không quản lý bài thi của thí sinh trúng tuyển, để ngăn chặn gian lận, đại diện Cục Đào tạo đã đề xuất lãnh đạo Bộ được rút bài thi của thí sinh trúng tuyển để hậu kiểm.
Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND cho biết, Bộ Công an đã có văn bản gửi Bộ GD&ĐT đề nghị rút tất cả bài thi của những thí sinh đã trúng tuyển vào các trường công an và giao cho các đơn vị này thực hiện hậu kiểm. Công việc này sẽ được tiến hành sau khi các thí sinh đã trúng tuyển, được nhập học tại các trường CAND năm 2015 và tiếp tục các năm sau.
Bên cạnh đó, để tăng cường tính nghiêm túc trong khâu xét tuyển, Thiếu tướng Nguyễn Duy Khoát, Phó giám đốc Học viện An ninh nhân dân cho rằng, về lâu dài, Bộ Công an cần tính đến những phương án có thể giúp chủ động hơn nữa trong tuyển sinh như đưa ra những tiêu chí khác ngoài kết quả kỳ thi THPT quốc gia.
Thẩm tra lý lịch trước khi nộp hồ sơ xét tuyển
Một trong những vấn đề được nhiều thí sinh quan tâm là làm thế nào để đảm bảo hồ sơ, lý lịch đủ tiêu chuẩn xét tuyển vào các trường CAND khi Bộ GD&ĐT và Bộ Công an năm nay đều quy định thí sinh không được rút hồ sơ sau khi nộp.
Kỳ tuyển sinh 2015, Bộ Công an đã phải giải quyết một loạt trường hợp thí sinh sau khi trúng tuyển mới biết là không đủ điều kiện về tiêu chuẩn chính trị. Theo Cục Đào tạo, sở dĩ có tình trạng này là do năm 2015, việc kiểm tra hồ sơ lý lịch của thí sinh được thực hiện theo phương thức hậu kiểm.
Thí sinh khai hồ sơ, Công an địa phương xác định sơ bộ trên cơ sở thí sinh khai nhưng không lường trước được phát sinh do thí sinh không khai đầy đủ, khai sót thông tin…
Để khắc phục tình trạng này, thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn cho biết, năm 2016 dự kiến việc thẩm tra lý lịch của thí sinh sẽ do công an địa phương kết luận trước khi nộp hồ sơ xét tuyển về trường. Việc thẩm tra trước sẽ giúp thí sinh chủ động nắm được yêu cầu và có thể điều chỉnh kịp thời trong trường hợp không đạt.
Mặc dù việc thẩm tra lý lịch của thí sinh năm nay có thể tăng hơn rất nhiều so với năm 2015, nhưng lãnh đạo Bộ Công an khẳng định, việc thẩm tra ngay từ địa phương sẽ ngăn chặn tình trạng thí sinh điểm cao sau đó lại bị đánh trượt vì lý lịch không đạt yêu cầu.
Theo Vinh Hương/An Ninh Thủ Đô
Hôm nay bắt đầu đăng ký dự thi Đánh giá năng lực
Tham dự kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, thí sinh có cơ hội vào học các trường, khoa thành viên và 5 trường đại học khác.
Năm nay, kỳ thi Đánh giá năng lực lần thứ hai được tổ chức tại Đại học Quốc gia Hà Nội, chia thành hai đợt, tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An và Đà Nẵng. Đợt 1 diễn ra từ 5/5 đến 8/5 và từ 13/5 đến 15/5. Đợt 2 từ 5/8 đến 15/8.
Từ 8h ngày 2/3 đến 17h ngày 22/3, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận hồ sơ thi Đánh giá năng lực của học sinh trên toàn quốc.
Thí sinh có 2 cách nộp hồ sơ: Qua trang web của Trung tâm Khảo thí theo địa chỉ: http://www.cet.vnu.edu.vn, mục "Đăng ký dự thi Đánh giá năng lực 2016; hoặc đăng ký trực tiếp tại trường theo thời gian từ thứ hai đến thứ bảy, buổi sáng từ 8h đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 16h30.
Thí sinh thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2015. Ảnh: Bùi Tuấn.
Về lệ phí, thí sinh nộp trực tiếp hoặc nộp vào tài khoản của Trung tâm Khảo thí qua Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo mã đăng ký xét tuyển. Đại học Quốc gia Hà Nội không chấp nhận gửi qua các ngân hàng khác hay qua đường bưu điện. Nguyên nhân là năm 2015, việc gửi hồ sơ qua bưu điện có độ trễ hoặc sai sót, dẫn đến quản lý khó khăn, quyền lợi thí sinh bị ảnh hưởng.
Theo đánh giá của Đại học Quốc gia Hà Nội, việc đăng ký online giúp giảm chi phí, thời gian đi lại, cũng như căng thẳng không cần thiết cho thí sinh và gia đình; đồng thời giúp công tác xét tuyển nhanh chóng, thuận lợi.
Thí sinh có thể vào trang web của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc từng đơn vị thành viên để trực tiếp đăng ký vào các chương trình mình có nguyện vọng.
Theo PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, điểm mới của phương thức thi năm nay là tổ chức làm bài đánh giá năng lực ngoại ngữ trên máy tính cho cả 5 thứ tiếng (xét tuyển vào Đại học Ngoại ngữ). Năm 2015, môn thi này, thí sinh làm bài trên giấy.
Cũng theo ông Sơn, thí sinh làm bài trong 195 phút. Nội dung kiến thức tổng hợp từ chương trình học phổ thông. Khi nộp bài, thí sinh sẽ biết kết quả ngay. 70% kiến thức trong bài thi là của chương trình lớp 12.
Ông Sơn cho biết thêm, độ khó của bài thi giữa các đợt là cân bằng. Tuy nhiên, cơ hội trúng tuyển sẽ cao hơn với thí sinh đăng ký thi từ đợt đầu. Đến đợt thi sau, đương nhiên chỉ tiêu còn lại sẽ ít hơn. Vì vậy, thí sinh có nguyện vọng vào trường nên tham gia ngay từ đợt 1.
Trong kỳ tuyển sinh đại học chính quy năm 2016, sẽ có thêm 5 trường đại học sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội để tuyển sinh, bao gồm: Đại học Tài nguyên và Môi trường, Đại học Thủ đô, Đại học Nguyễn Trãi, Đại học Kiến trúc Đà Nẵng và Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.
Theo Zing
Thí sinh có thể 'thi đường vòng' vào ngành Công an Nếu không thi vào các trường khối Công an, thí sinh có thể học ngành Luật, Bác sĩ, Kinh tế... để sau khi ra trường vẫn có cơ hội thi tuyển vào lực lượng Công an Nhân dân. Nhiều năm nay, khối trường Công an thu hút đông thí sinh đăng ký xét tuyển. Năm 2016, chỉ tiêu xét tuyển giảm gần 50%,...