Tuyển sinh năm 2023 của Trường ĐH Việt Đức gồm 5 phương thức
TS Vũ Quốc Huy – Phó Trưởng phòng Đào tạo và Công tác tuyển sinh, Trường ĐH Việt Đức cho biết, năm 2023 nhà trường sử dụng 5 phương thức tuyển sinh.
TS Hà Thúc Viên – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức tại ngày hội thông tin về tuyển sinh.
Theo đó, Trường ĐH Việt Đức ( VGU) tổ chức tuyển sinh theo các phương thức như:
Phương thức 1 ( TestAS): Thực hiện theo hình thức thi tuyển đầu vào (bài thi TestAS), được tổ chức vào tháng 5 hàng năm. Thí sinh có thể nộp chứng chỉ TestAS phù hợp với ngành đào tạo để thay thế cho bài thi đầu vào của Trường.
Đây là bài thi đầu vào về tư duy, logic dành cho sinh viên quốc tế theo học các chương trình Đức. Bài thi hoàn toàn bằng tiếng Anh và không được sử dụng máy tính tay.
Phương thức 2 (Học bạ THPT): Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT đối với các thí sinh sẽ tốt nghiệp các trường THPT tại Việt Nam trong năm tuyển sinh. Dự kiến Xét tuyển theo 5 môn gồm 3 môn bắt buộc: Toán, Anh, Văn và 2 môn tự chọn (Lý, Hóa, Sinh, Tin Học, Sử, Địa). Dự kiến, 2023, thí sinh đạt Ielts 6.0 và điểm trung bình 5 môn đạt 8.5 sẽ được xét tuyển thẳng.
Phương thức 3 (Tuyển thẳng): Xét tuyển thẳng đối với thí sinh có thành tích học tập xuất sắc, bao gồm các thí sinh đạt giải các cuộc thi học sinh giỏi bậc THPT cấp tỉnh/quốc gia hoặc tham gia trong các cuộc thi học sinh giỏi quốc tế.
Phương thức 4 (Chứng chỉ THPT quốc tế): Xét tuyển đối với các thí sinh có bằng/chứng chỉ tốt nghiệp THPT quốc tế ( IBD, A/AS-Level/IGCSE, WACE…) hoặc chứng chỉ của các bài thi năng lực quốc tế (SAT, TestAS…).
Phương thức 5 (Kết quả tốt nghiệp THPT): Thực hiện theo hình thức xét tuyển căn cứ trên kết quả thi tốt nghiệp THPT của thí sinh.
TS Vũ Vũ Quốc Huy thông tin, thí sinh được phép tham gia nhiều phương thức tuyển sinh nhưng phải tuân theo các mốc thời gian tuyển sinh và nhập học được quy định cho mỗi đợt tuyển sinh.
Đối với thí sinh tham gia dự tuyển bằng nhiều phương thức, kết quả trúng tuyển và học bổng cho từng phương thức được xác định độc lập với nhau. Thí sinh đã nhập học sẽ không được tiếp tục xét tuyển theo phương thức khác ngoại trừ trường hợp chuyển ngành.
Video đang HOT
Sinh viên Trường ĐH Việt Đức học tập trong thư viện.
TS Hà Thúc Viên – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức – cho hay: VGU được thành lập vào năm 2008, là trường đại học công lập hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và Cộng hòa liên bang Đức.
Hiện số lượng sinh viên hiện tại của trường là 2.400 sinh viên Việt Nam và 70 sinh viên Quốc tế đến từ nước Đức và các nước trên thế giới. Với 7 ngành bậc cử nhân và 9 ngành bậc thạc sỹ trong các lĩnh vực khoa học máy tính, khoa học kỹ thuật, kiến trúc xây dựng, kinh tế & quản lý. Trường dự kiến sẽ có quy mô sinh viên ở mức 6.000 sinh viên vào năm 2030.
Theo số liệu thống kê của nhà trường, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học có việc làm hoặc tiếp tục học lên bậc cao hơn là 98%. Trong đó, 63% học cao học tại VGU hoặc Cộng hòa liên bang Đức và một số nước khác trên thế giới. 12% vừa học cao học vừa đi làm và 22% làm việc toàn thời gian. 94% học viên tốt nghiệp cao học đi làm hoặc học lên bậc cao hơn, làm nghiên cứu tiến sỹ ở nước ngoài; trong đó 84% làm việc và 10% học tiến sỹ.
Số liệu điều tra sâu cũng cho thấy, sinh viên/học viên tốt nghiệp không có việc làm chủ yếu rơi vào một số nhóm: lập gia đình và chăm sóc gia đình, chờ học lên bậc cao hơn, khởi nghiệp.
Ngoài ra, số liệu thống kê cũng cho thấy sinh viên/học viên tốt nghiệp của VGU đều được tuyển dụng vào các vị trí quan trọng trong lĩnh vực quản lý hoặc kỹ thuật của các tập đoàn lớn trong nước và thế giới.
Theo khảo sát gần đây của công ty tư vấn quốc tế Simon (Singapore), lương của sinh viên/học viên tốt nghiệp VGU cao hơn mức trung bình từ 1,5 – 2 lần so với sinh viên/học viên tốt nghiệp từ các đại học khác.
Minh Phong
Quá nhiều phương thức tuyển sinh ĐH khiến thí sinh bị rối, giảm là cần thiết
Năm 2022 có quá nhiều phương thức tuyển sinh khiến phụ huynh và thí sinh bị rối, vì vậy Bộ GD&ĐT lưu ý cần giảm phương thức tuyển sinh.
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp giao ban về công tác tuyển sinh và đào tạo khối đại học và cao đẳng sư phạm, theo hình thức trực tuyến. Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã lưu ý các trường đại học xem xét giảm phương thức tuyển sinh, theo hướng phương thức nào ít tác dụng nên giảm.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề này, Phó Giáo sư Trương Đại Lượng - Trưởng Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) cho rằng, mùa tuyển sinh vừa qua có khoảng 20 phương thức tuyển sinh, nhiều phương thức như vậy dễ làm phụ huynh và thí sinh bị rối. Chính vì vậy, việc giảm phương thức tuyển sinh là điều cần thiết.
Tuy nhiên, tinh giản phương thức như thế nào để hợp lý mà vẫn đảm bảo được quyền lợi của thí sinh?
Phó Giáo sư Trương Đại Lượng - Trưởng Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội). Ảnh: website nhà trường
Theo Phó Giáo sư Trương Đại Lượng, các trường cần rà soát kỹ, có số liệu cụ thể để đưa ra được cách giảm phương thức thích hợp. Nên giữ các phương thức phổ biến, có tỷ lệ thí sinh nhập học cao, phương thức nào không có thí sinh đăng ký có thể giảm. Riêng đối với các phương thức xét tuyển đặc thù, các trường cần ghép thành phương thức khác.
"Phương thức nào rất ít hoặc không có thí sinh đăng ký thì nên bỏ, tuy nhiên có một số phương thức tuyển sinh đặc thù mặc dù có tỷ lệ nhập học thấp nhưng vẫn phải giữ. Ví dụ như xét tuyển thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ở nước ngoài.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đây là một trong số 5 phương thức có tỷ lệ thí sinh nhập học thấp nhất trong mùa tuyển sinh vừa qua nhưng cần phải giữ phương thức này. Vì thực tế, có những thí sinh tốt nghiệp ở nước ngoài về, nếu không xét thì sẽ làm mất quyền lợi của thí sinh.
Như vậy, trong quá trình các trường xem xét, nghiên cứu loại bỏ phương thức nào đều cần có số liệu thống kê chính xác. Để tránh dàn trải các phương thức, các trường có thể ghép các phương thức đặc thù với nhau thành phương thức xét tuyển khác chứ không thể bỏ hẳn vì vẫn có một số thí sinh cần dùng đến", Phó Giáo sư Trương Đại Lượng nói.
Năm 2022, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội sử dụng 4 phương thức tuyển sinh gồm: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xét kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022; xét học bạ trung học phổ thông; xét kết hợp thi năng khiếu với học bạ trung học phổ thông. Tỷ lệ thí sinh nhập học của 4 phương thức gần như tương ứng với chỉ tiêu trường đề ra.
Nhằm đảm bảo tính công bằng với thí sinh, ngoài những phương thức chính thì trường có yêu cầu thêm các tiêu chí cộng điểm ưu tiên như điểm TOEIC, điểm IELTS; thí sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh; học sinh trường chuyên có môn chuyên thuộc tổ hợp xét tuyển.
"Vì có quy định các mức cộng điểm khác nhau như vậy nên thí sinh giỏi sẽ vào các ngành lấy điểm cao, thí sinh yếu hơn thì vào các ngành có điểm chuẩn thấp hơn. Đây cũng là một cách sàng lọc để trường và các khoa chọn lọc được các thí sinh phù hợp", Phó Giáo sư Trương Đại Lượng nhấn mạnh.
Đồng tình với việc nên loại bớt các phương thức tuyển sinh không phù hợp tuy nhiên Phó Giáo sư Vũ Thị Hiền - Trưởng phòng Quản lý đào tạo (Trường Đại học Ngoại thương) cho rằng, muốn loại bỏ phương thức nào hay tìm ra phương thức tuyển sinh không phù hợp thì cần được đánh giá cụ thể thông qua dữ liệu.
"Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo là giảm phương thức tuyển sinh vì vậy các trường sẽ phải nhìn nhận lại, chủ động sử dụng dữ liệu tuyển sinh hiện có, cụ thể là kết quả học tập của thí sinh dựa trên từng phương thức tuyển sinh. Từ đó, các trường đại học sẽ có các bước đối sánh, phân tích để đưa ra kết luận việc lựa chọn thí sinh bằng phương thức nào là phù hợp, không phù hợp, gây mất công bằng.
Dù Bộ Giáo dục và Đào tạo không yêu cầu thì qua mùa tuyển sinh này, các trường cũng nên thực hiện việc đó để mùa tuyển sinh sau thành công hơn", Phó Giáo sư Vũ Thị Hiền nói.
Phó Giáo sư Vũ Thị Hiền (ở giữa) - Trưởng phòng Quản lý Đào tạo (Trường Đại học Ngoại thương). Ảnh: Ngọc Ánh
Từ năm 2020 đến nay, Trường Đại học Ngoại thương luôn tuyển sinh ổn định với 6 phương thức, cụ thể như sau:
Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập trung học phổ thông dành cho một số đối tượng thí sinh theo quy định.
Phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập trung học phổ thông/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên;
Phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022;
Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022;
Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trong năm 2022;
Phương thức xét tuyển thẳng.
"Để đảm bảo được tính công bằng giữa các thí sinh, giữa các phương thức, ngoài phương thức chính nhà trường cũng có một số yêu cầu.
Ví dụ như, với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập trung học phổ thông trường chỉ áp dụng cho một số đối tượng thí sinh nhất định như thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia (hoặc tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia, thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường); đạt giải (nhất, nhì, ba) học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12; thí sinh thuộc hệ chuyên của trường trung học phổ thông trọng điểm quốc gia/trung học phổ thông chuyên (theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT).
Chính vì vậy, bản thân đối tượng những thí sinh này đã là một bước sàng lọc trước đó khá kỹ lưỡng. Sau đó, trường mới xét đến học bạ của các em", Trưởng phòng Quản lý đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương cho hay.
Tuyển sinh đại học: Tự chủ nhưng không tự do Nhiều trường đại học đề xuất, mùa tuyển sinh năm 2023, Bộ GDĐT cần có những giải pháp mạnh trong quản lý, điều hành để tránh việc loạn các phương thức xét tuyển. Không thể tuyển sinh ào ào Thực hiện Luật Giáo dục đại học và lộ trình đổi mới tuyển sinh của Bộ GDĐT, từ nay đến năm 2025, các cơ...