Tuyển sinh năm 2021 của trường ĐH Bách khoa Hà Nội có gì mới?
Năm 2021, trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến xét tuyển theo 3 phương thức. Mỗi phương thức xét tuyển đều có điều kiện đăng ký riêng và chỉ tiêu phân bổ hợp lý.
Cụ thể:
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng để xét tuyển tài năng, gồm thí sinh đạt giải quốc gia, quốc tế, có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, chứng chỉ SAT, ACT, A-Level theo quy định; học sinh hệ chuyên của trường chuyên; học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trở lên ở các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin.
Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả của kỳ thi riêng do trường tổ chức. Dự kiến, ngoài đánh giá tư duy trên cơ sở đọc hiểu và môn Toán có phần tự luận như năm 2020, sẽ thêm tổ hợp môn khoa học tự nhiên để thí sinh có sự lựa chọn.
Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
Lãnh đạo nhà trường cho biết: “Mỗi phương thức xét tuyển đều có điều kiện đăng ký riêng và chỉ tiêu phân bổ hợp lý. Khác với năm 2020, kết quả của kỳ thi riêng này sẽ được dùng để xét tuyển độc lập với kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Năm 2020, điểm của kỳ thi kiểm tra tư duy được quy định là 1 đầu điểm trong tổ hợp xét tuyển Toán, Lý, bài kiểm tra tư duy hoặc Toán, Hóa, bài kiểm tra tư duy. Năm 2021, trường dự kiến, với một số ngành yêu cầu đầu vào chất lượng cao, thí sinh có thể tham gia 2 bài kiểm tra tư duy như trên để xét tuyển.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những ngành này (nhóm ngành công nghệ thông tin, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo) nếu dành chỉ tiêu để xét kết quả thi tốt nghiệp THPT không hợp lý dễ dẫn đến việc điểm chuẩn sẽ bị đẩy lên cao, gây hiệu ứng không tốt. Vì vậy, trường sẽ cân nhắc để có tỷ lệ chỉ tiêu hợp lý”.
Được biết, năm nay, điểm chuẩn trúng tuyển vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vẫn thuộc hàng cao nhất trong các trường đại học kỹ thuật trên cả nước. 80% thí sinh trúng tuyển vào trường đạt tổng điểm 3 môn theo khối A00 nằm trong nhóm 12% thí sinh có điểm cao nhất của cả nước, khối A01 trong nhóm 6%, khối B00 trong nhóm 5%.
Đặc biệt, gần 60% số thí sinh đạt 29 điểm trở lên của khối A00 trên cả nước đã lựa chọn Bách khoa Hà Nội, bao gồm hai thủ khoa toàn quốc và nhiều thủ khoa tỉnh.
Theo bảng xếp hạng uy tín Times Higher Education năm 2020, Bách khoa Hà Nội lọt vào nhóm 801-1000 trường đại học tốt nhất thế giới xét về chất lượng giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và tầm nhìn quốc tế. Bách khoa Hà Nội phấn đấu trong 5 năm tới sẽ lọt vào nhóm 601-800.
Tuyển sinh đại học năm 2021: Phương thức đa dạng, khối trường y dự định thế nào?
Một số trường đại học dự kiến điều chỉnh phương án tuyển sinh năm 2021 để tăng tính tự chủ, giảm sự phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, những trường này vẫn dành phần chỉ tiêu hợp lý cho phương thức xét tuyển truyền thống là sử dụng kết quả thi.
Các trường tư vấn tuyển sinh năm 2020 - Ảnh: Nghiêm Huê
Năm 2021, trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến xét tuyển theo 3 phương thức. Đầu tiên là xét tuyển thẳng để xét tuyển tài năng, gồm thí sinh đạt giải quốc gia, quốc tế, có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, chứng chỉ SAT, ACT, A-Level theo quy định; học sinh hệ chuyên của trường chuyên; học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trở lên ở các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin.
Tiếp theo, xét tuyển theo kết quả của kỳ thi riêng do trường tổ chức. Dự kiến, ngoài đánh giá tư duy trên cơ sở đọc hiểu và môn Toán có phần tự luận như năm 2020, sẽ thêm tổ hợp môn khoa học tự nhiên để thí sinh có sự lựa chọn. Phương thức cuối cùng là xét tuyển theo kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết, mỗi phương thức xét tuyển đều có điều kiện đăng ký riêng và chỉ tiêu phân bổ hợp lý. Khác với năm 2020, kết quả của kỳ thi riêng này sẽ được dùng để xét tuyển độc lập với kết quả thi tốt nghiệp THPT. Năm nay, điểm của kỳ thi kiểm tra tư duy được quy định là 1 đầu điểm trong tổ hợp xét tuyển Toán, Lý, bài kiểm tra tư duy hoặc Toán, Hoá, bài kiểm tra tư duy.
Năm 2021, trường dự kiến, với một số ngành yêu cầu đầu vào chất lượng cao, thí sinh có thể tham gia 2 bài kiểm tra tư duy như trên để xét tuyển. Tuy nhiên, những ngành này (nhóm ngành công nghệ thông tin, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo) nếu dành chỉ tiêu để xét kết quả thi tốt nghiệp THPT không hợp lý dễ dẫn đến việc điểm chuẩn sẽ bị đẩy lên cao, gây hiệu ứng không tốt. Vì vậy, trường sẽ cân nhắc để có tỷ lệ chỉ tiêu hợp lý.
Theo ThS.Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM, năm 2021, trường dự kiến tuyển sinh 3.500 chỉ tiêu cho 26 ngành học bằng 4 phương thức, gồm xét tuyển kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021, chiếm 50% chỉ tiêu; xét tuyển học bạ THPT các năm (40%); xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TPHCM năm 2021 (tối đa 5%).
Tương tự, trường ĐH Công nghiệp TPHCM dự kiến xét tuyển theo 4 phương thức như năm trước, trong đó sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vẫn chiếm ưu thế với 50%. Bên cạnh đó, năm tới, trường dự kiến tuyển sinh thêm một số chuyên ngành mới như robot và hệ thống điều khiển thông minh, quản lý đô thị thông minh và bền vững, kỹ thuật hóa phân tích...
Trường ĐH Công nghệ TPHCM và trường ĐH Kinh tế- Tài chính TPHCM cũng cho biết dành đến 65% chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Theo Ths.Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó Trưởng phòng Tư vấn, tuyển sinh và truyền thông - trường ĐH Công nghệ TPHCM,năm 2021, trường xét tuyển 6.600 chỉ tiêu trình độ đại học chính quy cho 50 ngành đào tạo.
Riêng với nhóm ngành khoa học sức khỏe, điều kiện xét tuyển áp dụng theo quy định của Bộ GD&ĐT. "Với các ngành có tổ hợp xét tuyển, bao gồm môn năng khiếu vẽ, thí sinh có thể tham dự kỳ thi vẽ do trường tổ chức hoặc lấy kết quả thi vẽ từ trường ĐH khác để tham gia xét tuyển", bà Dung nói.
Khối trường Y: dự kiến ổn định như năm 2020
Khối trường Y dược luôn nhận được sự quan tâm của thí sinh và xã hội. Đây cũng là khối ngành có điểm chuẩn đầu vào cao đồng đều ở tất cả các trường đào tạo. Năm 2020, khối trường này có ý định lập thành nhóm để tổ chức kỳ thi riêng. Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Tiền Phong , một lãnh đạo trường ĐH Y Hà Nội cho biết, năm 2021, phương án tuyển sinh của trường cơ bản giữ ổn định như năm 2020.
Theo vị này, chất lượng đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT vẫn có thể chấp nhận được để tuyển sinh. Vấn đề nằm ở việc kiểm soát khâu coi thi và chấm thi, không để xảy ra tình trạng tiêu cực.
Năm 2021, nếu kiểm soát tốt dịch COVID-19, đề thi cũng sẽ phân hoá tốt hơn năm 2020, các trường sẽ thuận lợi hơn trong tuyển sinh. Với các trường ĐH, phổ điểm cao sẽ khó tuyển sinh hơn phổ điểm trung bình vì khó chọn được đầu vào chất lượng như mong muốn. "Các trường khối Y dược năm trước cũng dự kiến tuyển sinh riêng.
Tuy nhiên, nếu thực hiện theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT là phải đảm bảo công tác ra đề thi thì đây là một khó khăn đối với khối trường. Việc ra đề thi tuyển sinh không đơn giản, trong khi đều là các trường chuyên ngành, không có trường nào trong nhóm đào tạo khoa học cơ bản. Vì vậy, muốn tuyển sinh riêng, nhóm trường phải "nhờ" trường ĐH khác ra đề thi.
Như thế, không phù hợp với quy định của Bộ GD&ĐT", vị lãnh đạo này nói. Không chỉ riêng khối trường Y dược, ở khu vực phía Bắc, các trường đều cho biết, sẽ cơ bản giữ ổn định tuyển sinh như năm 2020. Bà Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo và tuyển sinh - trường ĐH Ngoại thương, cho biết, nếu Bộ GD&ĐT vẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT như năm nay, trường sẽ giữ nguyên 5 phương án tuyển sinh không thay đổi.
Đánh giá năng lực: Nơi thi, nơi bỏ
TS.Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo - ĐH Quốc gia TPHCM, cho biết, dự kiến tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực với 2 đợt vào năm 2021. Cụ thể, đợt 1 dự kiến vào ngày 28/3 và đợt 2 khoảng sau từ 7-10 ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT, dự kiến vào ngày 4/7.Trong khi đó, trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM), trường ĐH Nguyễn Tất Thành, đơn vị từng tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực riêng, hiện đang phân vân chưa biết tiếp tục tổ chức hay không. Trường ĐH Công nghệ TPHCM từng tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực trong năm 2019 nhưng hiện đã bỏ hình thức này...
Không nên đặc cách công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh như Hà Tĩnh Chuyện động viên, khích lệ học sinh học tiếng Anh để có chứng chỉ quốc tế có rất nhiều cách nhưng đừng nên đặc cách các em này là học sinh giỏi cấp tỉnh. Việc Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh vừa quyết định đặc cách công nhận cho 70 em học sinh lớp 12 là học sinh giỏi cấp...