Tuyển sinh năm 2021: Cơ hội để thí sinh phát huy toàn diện năng lực và thế mạnh
Phỏng vấn là hình thức tuyển sinh được áp dụng rộng rãi tại nhiều trường đại học trên thế giới. Phương thức này không chỉ dừng lại ở việc xét điểm số mà còn đề cao đam mê, động lực học tập của từng thí sinh.
Ảnh minh hoạ. (nguồn Internet)
Nhiều t rường đại học tại Việt Nam tuyển sinh bằng phỏng vấn
Mùa tuyển sinh 2021, lần đầu tiên trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh sẽ tuyển sinh bằng phỏng vấn. Đây là 1 trong 6 phương thức tuyển sinh của trường. Với phương thức tuyển sinh bằng phỏng vấn chiếm 1-5% tổng chỉ tiêu.
Phỏng vấn là hình thức tuyển sinh được áp dụng rộng rãi tại các nhiều trường Đại học trên thế giới. Đối với nhiều trường Đại học châu Âu, phỏng vấn tuyển sinh là bắt buộc đối với các ngành khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ. Hình thức này không chỉ dừng lại ở việc xét tuyển điểm số mà còn đề cao đam mê, động lực học tập của từng cá nhân.
Cùng với đó, năm 2021 trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh cũng tuyển sinh bằng hình thức phỏng vấn. Theo đề án tuyển sinh ĐH chính quy và ĐH liên kết quốc tế dự kiến năm 2021. Trong số 5 phương thức tuyển sinh, thì chương trình liên kết quốc tế sẽ áp dụng phương thức xét kết quả học tập THPT kết hợp phỏng vấn.
Theo Đề án tuyển sinh năm 2021, ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ sử dụng 3 phương thức là xét tuyển tài năng, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 và xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy (tổ chức thi riêng). Trong đó, ở phương thức xét tuyển tài năng, ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tiến hành xét hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn dành cho thí sinh có đủ điều kiện.
Năm 2021, trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH, Đại học Việt Pháp) tuyển sinh đại học theo 2 hình thức tuyển sinh trực tiếp theo hình thức xét học bạ và phỏng vấn và tuyển sinh thông qua hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho 16 ngành đào tạo về khoa học- công nghệ. Đối với hình thức tuyển sinh trực tiếp, USTH sẽ xét kết quả học tập THPT và phỏng vấn nhằm đánh giá toàn diện thí sinh.
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ. (nguồn Internet)
Cơ hội để đánh giá toàn diện thí sinh
Tại Việt Nam hiện nay, phần lớn thí sinh đăng ký chọn trường và ngành học chỉ dựa vào cảm tính và lời khuyên từ phụ huynh, mà không thực sự xuất phát từ khả năng và niềm đam mê của bản thân. Điều này dẫn tới nghịch lý, sinh viên ra trường làm trái ngành, trái nghề hoặc bỏ ngang giữa chừng để đăng ký học một chuyên ngành khác phù hợp hơn.
Theo nhận định của các chuyên gia tuyển sinh, kết quả phỏng vấn sẽ đánh giá năng lực tư duy, thái độ, kỹ năng, sở thích, năng khiếu… để bổ sung mức độ chính xác trong khả năng, thái độ và thiên hướng nghề nghiệp theo ngành đăng ký dự thi của thí sinh.
Nhận định về hình thức phỏng vấn tuyển sinh, TS.Lê Văn Sơn ( Học viện phụ nữ Việt Nam) cho biết, đây không phải là phương thức mới, nó đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều trường đại học trên thế giới và từ rất lâu rồi. Tại Việt Nam cũng đã được áp dụng cho việc xét tuyển các chương trình liên kết quốc tế. Việc áp dụng hình thức phỏng vấn phù hợp với phương thức tuyển sinh của các trường đại học đối tác nước ngoài.
Còn theo TS.Phạm Thị Tuyết Nhung (ĐH Lao động và xã hội) việc gặp gỡ và trao đổi với thí sinh trong buổi phỏng vấn sẽ giúp Hội đồng đánh giá toàn diện thí sinh về kiến thức, các kỹ năng giao tiếp, tư duy cũng như động lực học tập bên cạnh kết quả điểm số thể hiện trong hồ sơ ứng tuyển. Qua đó, nhà trường nắm được tâm tư, nguyện vọng và kế hoạch phát triển của thí sinh để có thể tư vấn, hỗ trợ các em sau này.
Về nội dung phỏng vấn, ông Lê Duy Thắng (Phòng Kiểm định chất lượng đào tạo, Trường CĐ Đường sắt) đưa ra quan điểm: Để đánh giá đúng năng lực của thí sinh, các câu hỏi phỏng vấn cần tập trung vào việc tìm kiếm sự phù hợp về học lực, trình độ hiểu biết nghề nghiệp, kế hoạch học tập của thí sinh. Những câu hỏi này không liên quan nhiều đến kiến thức thí sinh học ở phổ thông, chỉ liên quan đến lĩnh vực thí sinh đăng ký. Đây là cơ hội tốt để tiếp cận được thí sinh, điều mà cách thức tuyển sinh khác không bao giờ có được. Tuy nhiên, khi áp dụng phương thức phỏng vấn thì yếu tố quan trọng là cách thức tổ chức tuyển sinh, cách thức tổ chức phỏng vấn để tránh tiêu cực.
Trước thềm mùa tuyển sinh 2021, nhiều học sinh THPT cho biết các em không thấy ngại ngần khi được thử sức mình trong những buổi phỏng vấn trực tiếp với Hội đồng tuyển sinh các nhà trường. Ngược lại, đây chính là phương thức mang tới cho người học cơ hội chủ động lựa chọn để tận dụng thế mạnh tự thân cũng như đam mê trước ngành, nghề mình chọn lựa. Bởi khác với bài thi trên giấy, phỏng vấn cho phép thí sinh bộc lộ hết tiềm năng và thế mạnh của cá nhân.
Trường đại học tuyển sinh bằng phỏng vấn ra sao?
Năm 2021, nhiều trường ĐH bổ sung các phương thức xét tuyển mới. Đáng chú ý trong đó là hình thức phỏng vấn trực tiếp để xét thí sinh. Cách thức tuyển sinh này được các trường thực hiện ra sao?
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Năm nay trường này sử dụng hình thức phỏng vấn cho 1 - 5% tổng chỉ tiêu - ẢNH: HÀ ÁNH
Năm 2021, phương thức xét tuyển bằng phỏng vấn bắt đầu được một số trường ĐH sử dụng để tuyển thí sinh (TS) vào các ngành đào tạo bậc ĐH chính quy. Dù mỗi trường có cách làm khác nhau nhưng điểm chung là chỉ áp dụng thử nghiệm cho tỷ lệ nhỏ chỉ tiêu tuyển sinh các ngành.
Áp dụng cho chương trình chất lượng cao và tiên tiến
Theo thông tin vừa công bố, năm 2021 Trường ĐH Bách khoa TP.HCM bắt đầu sử dụng hình thức phỏng vấn cho 1 - 5% tổng chỉ tiêu của trường (tương đương 50 - 250 người). Đây là năm đầu tiên trường sử dụng hình thức xét tuyển này trong tuyển sinh bậc ĐH.
Trường y có thể bổ sung tiêu chí phỏng vấn
Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM) hiện đang trong quá trình xây dựng đề án tuyển sinh năm 2021. GS-TS-BS Đặng Vạn Phước, Trưởng khoa Y, cho biết: "Năm 2020 khoa dự định đưa tiêu chí này vào trong một khâu xét tuyển nhưng do tác động của Covid-19 nên chưa thực hiện được. Có khả năng năm nay sẽ đề nghị có thêm phần phỏng vấn trong quá trình xét tuyển TS ngành y".
Tuy nhiên, theo ông Phước, nếu thực hiện trong năm 2021, đây chỉ là một trong các bước để tư vấn ngành nghề thêm cho TS đủ điều kiện về điểm số. Ông Phước nói: "Nếu thực hiện được bước này sẽ góp phần tránh tình trạng sinh viên trúng tuyển nhưng sau 1 - 2 năm phải đổi ngành vì lý do chưa phù hợp".
GS-TS Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Y Dược TP.HCM, cũng cho biết chưa thể thực hiện ngay trong năm 2021 nhưng hình thức phỏng vấn có thể được sử dụng trong tuyển sinh trường thời gian tới, bắt đầu có thể với ngành y khoa hoặc điều dưỡng - một ngành có số lượng TS tuyển vào ít nhất trường.
PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết trường thử nghiệm phương thức xét tuyển thông qua phỏng vấn nhằm gia tăng cơ hội cho TS và mở rộng các phương thức xét tuyển để đáp ứng tính đa dạng của năng lực người học.
Theo ông Thắng, phương thức này trước mắt áp dụng cho tuyển sinh chương trình chất lượng cao và tiên tiến (học bằng tiếng Anh) và những TS chuyển tiếp nước ngoài. Việc mở rộng hình thức xét tuyển ra các chương trình khác sẽ tính sau khi xem xét đối sánh kết quả người học phương thức này. Mục đích của phỏng vấn là để xác định rõ năng lực học ngành mà TS dự tuyển, lộ trình và kế hoạch chuyển tiếp nước ngoài, tính chín chắn và khả năng chuyển tiếp, năng lực tài chính... Ngoài ra, đây cũng là một thử nghiệm phương thức tuyển sinh khác để có thêm nguồn đối sánh với các phương thức truyền thống đang có.
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM áp dụng hình thức xét tuyển bằng phỏng vấn cho các ngành chất lượng cao tiếng Anh gồm: nhóm ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật điện - điện tử, kỹ thuật cơ điện tử, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật dầu khí, kỹ thuật hóa học, kỹ thuật hóa dược, kỹ thuật môi trường, chuyên ngành quản trị kinh doanh, công nghệ thực phẩm/khoa học thực phẩm.
"Trường rất xem trọng hình ảnh của nhà trường khi chuyển tiếp sinh viên ra nước ngoài, và có nhu cầu gia tăng kết nối chặt chẽ với các trường hàng đầu thế giới để tăng cường hội nhập quốc tế. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục mở rộng các hình thức liên kết kể cả ở bậc đào tạo cao hơn", PGS-TS Bùi Hoài Thắng chia sẻ.
Về nội dung phỏng vấn, ông Thắng cho biết những câu hỏi tập trung tìm ra sự phù hợp về năng lực học tập, mức độ hiểu biết ngành nghề, kế hoạch học tập của TS... "Các câu hỏi này không liên quan nhiều đến kiến thức TS đã học ở bậc phổ thông. Nếu có chỉ là những câu hỏi kiểm tra tố chất liên quan ngành học", ông Thắng nói thêm.
Đáng chú ý, hội đồng chuyên môn từng ngành học sẽ trực tiếp phỏng vấn TS và quá trình phỏng vấn này có thể diễn ra bằng tiếng Anh để giúp TS thể hiện sự sẵn sàng tham gia học tập trong môi trường tiếng Anh. Việc xét chọn TS sẽ dựa trên cả thành tích học tập, bài luận và phỏng vấn.
Nhiều cách làm khác nhau
Trong khi đó, một số trường ĐH khác hiện cũng có hình thức phỏng vấn trong xét tuyển theo các cách làm khác nhau.
Trước đây, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức thi tuyển kết hợp xét tuyển và phỏng vấn với TS có nguyện vọng theo học các ngành sư phạm kỹ thuật. Nhưng theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng nhà trường, hiện trường không còn đào tạo ngành sư phạm kỹ thuật. Tuy nhiên, hình thức phỏng vấn hiện đang áp dụng trong tuyển sinh chương trình thạc sĩ giáo dục học.
Trước đó, từ năm 2020 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội lần đầu tiên sử dụng hình thức xét tuyển dựa trên hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn với tuyển sinh ĐH hệ chính quy. Theo đó, các trường hợp sau đây có thể đăng ký dự tuyển gồm: được tuyển thẳng nhưng không dự tuyển hoặc không trúng tuyển vào các ngành theo quy định; được chọn tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia vòng thi tháng, quý, năm...
Phương án tuyển sinh năm 2021 của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng có xuất hiện hình thức phỏng vấn để xét tuyển. Theo thạc sĩ Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu trường này, đây không phải phương thức mới mà được sử dụng trước nay cho xét tuyển các chương trình liên kết quốc tế.
"Việc áp dụng hình thức phỏng vấn theo đúng phương thức tuyển sinh các trường ĐH đối tác nước ngoài cho chương trình này", ông Vũ cho hay.
Ngành nào xét tuyển bằng hình thức phỏng vấn? Một số trường như: ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Ngân hàng TP.HCM áp dụng phương thức xét tuyển thông qua phỏng vấn trong năm 2021. Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vừa công bố 6 phương thức tuyển sinh năm 2021Trường ĐH Bách khoa TPHCM vừa công bố 6 phương thức tuyển sinh năm 2021 PGS.TS Bùi Hoài Thắng- Trưởng phòng Đào tạo Trường...