Tuyển sinh năm 2011: Đâu là giải pháp mới?
Với mục tiêu tiếp tục cải tiến thi cử theo hướng gọn, nhẹ, hiệu quả và thiết thực nên ngay sau khi mùa tuyển sinh 2010 kết thúc, Bộ GD-ĐT đã đưa ra những dự định nhằm thực hiện đổi mới công tác tuyển sinh năm 2011.
Những ý tưởng “kì lạ”
Tại hội nghị tổng kết năm học 2009-2010, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết là thời gian tới sẽ tổ chức các cuộc hội thảo rộng rãi để tìm ra phương án tuyển sinh hợp lý. Một phương án mới mà Thứ trưởng Ga nêu ra là có thể chỉ tổ chức thi một lần với một số môn quy định. Theo Thứ trưởng Ga, nếu chỉ còn một đợt thi thì gánh nặng đối với gia đình và xã hội sẽ giảm đi.
Giải thích về ý tưởng này, Thứ trưởng Ga đưa ra ví dụ, các trường CĐ không nhất thiết phải thi mà chỉ lấy kết quả thi ĐH để xét tuyển hoặc hiện ĐH đang thi riêng các khối A, B, C, D, có thể sau này sẽ thi chung một khối với số môn thi tăng lên để thí sinh tự chọn. Như vậy, thay vì ba đợt thi như hiện nay thì chỉ cần một đợt thi để có kết quả xét tuyển vào tất cả các trường.
Mặc dù đây mới chỉ là ý tưởng trao đổi tại một hội nghị nhưng không ít các phương tiện thông tin đại chúng đã đồng loạt đưa tin và chính điều này đã khiến không ít người “bất ngờ”.
Theo đánh giá của lãnh đạo của một trường ĐH tại Hà Nội thì hiện nay công tác tuyển sinh “3 chung” vẫn là giải pháp tốt. Phương thức tuyển sinh hiện nay các trường đều cho rằng là hợp lý. Lâu nay các trường chỉ than phiền đến việc “lỗ” tuyển sinh do số lượng hồ sơ ảo. Tuy nhiên với việc năm 2010, Bộ Tài chính đã cho phép thu tiền nộp hồ sơ và lệ phí tuyển sinh ngay từ đầu thì vấn đề này cũng đã được giải quyết phần nào.
Cũng chung quan điểm, một cán bộ tuyển sinh lâu năm ở TPHCM chia sẻ: “Trước đây để tránh tình trạng thí sinh đỗ dồn về các thành phố lớn dự thi (đặc biệt là Hà Nội và TPHCM) nên Bộ GD-ĐT đã tách thành 3 đợt thi. Bên cạnh đó cũng nhằm giảm chi phí cho gia đình thí sinh và sự căng thẳng của xã hội nên quyết định thành lập 3 cụm thi Vinh, Quy Nhơn và Cần Thơ. Nếu bây giờ chúng ta phá vỡ kết cấu này thì sẽ dẫn đến tình trạng quá tải ở các địa phương có tổ chức thi và khi đó chỉ tăng thêm sự căng thẳng chứ không thể giảm được”.
Cũng theo cán bộ tuyển này nếu tuyển sinh thay đổi theo hình thức này cũng gây rất nhiều khó khăn trong việc bố trí phòng thi và đánh số báo danh bởi mức độ đề thi từng môn ở mỗi khối thi có sự chênh lệch. Chẳng hạn như đề thi toán khối A, B thường có mức độ khó hơn khối D…
Đổi mới theo phương pháp nào?
Theo lãnh đạo của ĐH Khoa học Tự nhiên- ĐH Quốc gia Hà Nội thì phương án tốt nhất là giao cho các trường tự chủ trong tuyển sinh bởi từng ngành đào tạo yêu cầu với những môn thi đặc thù, các trường sẽ có những phương thức thi phù hợp để lựa chọn được nguồn đầu vào đáp ứng ngành học đó.
“Trước đây chúng ta cũng đã từng giao cho các trường tự chủ tuyển sinh nhưng lại không quản lý được tính trung thực của các kì thi này. Chính vì thế mà giải pháp “3 chung” ra đời. Mặc dù tồn tại được 9 năm nhưng đến thời điểm này đây vẫn là phương án tối ưu nhất”, lãnh đạo này cho biết.
Quan điểm của lãnh đạo này không phải là thiếu cơ sở bởi trong nhiều hội nghị tuyển sinh toàn quốc không ít ý kiến ca ngợi giải pháp này bởi nó giúp cho các trường bớt mệt mỏi và lo lắng. Đặc biệt là khâu ra đề. Bên cạnh đó với cải tiến thi trắc nghiệm các môn Hóa, Lý, Sinh và Ngoại ngữ nên kì thi cũng đảm bảo tính khách quan nhiều hơn.
Tuy nhiên với sự ra đời của khá nhiều các trường ĐH, CĐ nên đã khiến không ít các trường ngoài công lập lên tiếng đòi quyền tự chủ tuyển sinh bởi với ràng buộc điểm sàn việc tuyển đủ chỉ tiêu là rất khó khăn.
Trước vấn đề này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga từng khẳng định với báo chí, không thể bỏ được điểm sàn vì đây là điều kiện cần thiết để kiểm tra chất lượng đầu vào. Nếu bỏ điểm sàn thì tất cả thí sinh sẽ vào học ĐH, CĐ hết, rất khó kiểm soát chất lượng. Hiện nay, điểm sàn của Bộ đã tính toán đảm bảo nguồn tuyển cho các trường.
Nói là thế nhưng trong mùa tuyển sinh năm 2010, mặc dù Bộ GD-ĐT đã nhân nhượng cho các trường kéo dài thời gian xét tuyển đến tận tháng 11 nhưng nhiều trường vẫn ngậm ngùi cay đắng đóng cửa không ít ngành đào tạo. Các trường đều cho rằng không có nguồn để tuyển nên cho dù có kéo dài thêm cũng chẳng vớt vát được gì.
Video đang HOT
Trong khi đó từ khi tuyển sinh “3 chung” đến nay thì chưa một lần điểm sàn rơi ra khỏi phạm vi từ 13-15 cho dù đề mỗi năm có sự chênh lệch tương đối lớn. Chính vì sự cứng nhắc và “cổ hủ” này khiến tình trạng tuyển sinh vài năm trở lại đây luôn xảy ra tình trạng “lách luật” để tuyển đủ chỉ tiêu.
Một chuyên gia tuyển sinh chia sẻ: “Kì thi “3 chung” đã tồn tại 9 năm, thi trắc nghiệm đã áp dụng được 4 năm nên đến lúc Bộ GD-ĐT cần tổ chức một cuộc đánh giá nghiêm túc để từ đó có những điều chỉnh hợp lý so với thời cuộc. Bộ cũng không nên cứng nhắc ấn định mức điểm sàn hàng năm trong phạm vi cố định để tránh việc gây khó khăn cho các trường. Ngoài ra cũng cần quan tâm đến vấn đề “trừ điểm ngược” đối với môn thi trắc nghiệm khi chọn đáp án sai bởi trên thực tế với cách ra đề hiện nay thí sinh không biết gì cũng có thể kiếm 2,5 điểm từ môn thi trắc nghiệm”.
“Đổi mới phương thức thi cử cần bắt nguồn từ sự so sánh thực tiễn đối với tính hiệu quả của giải pháp đang thực hiện chứ không phải là những ý tưởng chốc lát gây hoang mang cho dư luận”, chuyên viên này nhấn mạnh.
Mặc dù các kì thi năm 2011 vẫn còn khá xa nhưng có lẽ Bộ GD-ĐT cần có những động thái tích cực đánh giá công tác tổ chức thi cử, tránh tình trạng “đổi” nhưng “không mới” như hiện nay.
Nguyễn Hùng
Theo Dân Trí
Những chiếc xe thể thao đến từ "tỉnh lẻ"
Có thể gọi như vậy nếu ví Mỹ, Đức, Ý, Nhật... như những thành phố lớn trên bản đồ ngành công nghiệp ô tô. Tuy nhiên, không vì thế mà những chiếc xe này kém "oách".
Danh sách dưới đây do chuyên trang ô tô Jalopnik của Mỹ tổng hợp dựa trên ý kiến đóng góp của độc giả.
1. Marussia B2
Marussia B2 là siêu xe đến từ nước Nga, dùng chung khung sườn với mẫu xe chạy điện B1. Marussia B2 mang trong mình động cơ Cosworth V6 công suất 420 mã lực, đủ mạnh để chiếc xe nặng 1,1 tấn tăng tốc từ 0-100km/h chỉ mất 3,2 giây.
Việc sản xuất mẫu xe này dự kiến được bắt đầu vào năm 2014, với số lượng 10.000 chiếc, giá bán khoảng 131.000 USD.
2. FPV F6
FPV F6 được phát triển dựa trên mẫu Ford Falcon XR6 chỉ có ở thị trường Úc. Dưới nắp ca-pô là động cơ I6 4.0L tăng áp công suất 420 mã lực. Chiếc xe có khả năng tăng tốc từ 0-100km/h trong chưa đầy 5 giây.
FPV F6 xuất sắc tới mức được lực lượng cảnh sát Queensland và New South Wales ở Úc chọn làm phương tiện truy bắt tội phạm.
3. HSV Clubsport R8
Có thể xem mẫu xe này như Pontiac G8 GXP tại Mỹ. Động cơ V8 LS3 dung tích 6.2L công suất 415 mã lực của Corvette được lắp cho HSV Clubsport R8, kết hợp với hộp số 6 cấp Tremec và hệ dẫn động cầu sau.
Tại Úc, một số đơn vị cảnh sát dùng xe HSV Clubsports để truy đuổi tội phạm.
4. Perana Z-One
Z-One sử dụng động cơ LS3 của Corvette. Perana, nhà sản xuất ô tô Nam Phi, khẳng định rằng động cơ V8 6.2L công suất 440 mã lực có thể đưa siêu xe nặng ngót 1,2 tấn này tăng tốc từ 0 lên 100km/h chỉ trong khoảng 4,9 giây. Việc sản xuất dự kiến bắt đầu trong năm nay, với số lượng chỉ 999 chiếc. Giờ đã là cuối tháng 11, việc của chúng ta là chờ đợi.
5. Elfin MS8 Streamliner
Xuất thân từ Úc, mẫu xe mui trần này nặng 1,1 tấn, bắt đầu được đưa vào sản xuất từ năm 2006. Xe lắp động cơ V8 5.7L công suất 329 mã lực (phiên bản kỷ niệm 50 năm thành lập hãng sẽ được trang bị động cơ V8 tăng áp công suất 469 mã lực.
Elfin MS8 Streamliner có khả năng tăng tốc 0-100km/h trong 4,5 giây và đạt tốc độ cực đại 275km/h. Chỉ có 100 chiếc xuất xưởng, với giá bản 99.990 USD.
6. HTT Pléthore
Được mệnh danh là "Quả bom từ Quebec" (Canada), HTT Pléthore nặng 1.134kg, có khung và thân xe làm bằng vật liệu sợi carbon. Nhà sản xuất HTT khẳng định rằng động cơ V8 tăng áp 6.2L có công suất cực đại 750 mã lực (tuỳ chọn động cơ 1.100 mã lực). Mẫu xe dự kiến ra mắt trong năm nay, và HTT đã mở sổ đặt hàng, với giá bán khoảng 395.000 CAD (tương đương 50.000 USD).
7. Tecnoidea Mastretta MXT
Mẫu xe thể thao này có xuất xứ Mexico, sử dụng động cơ I4 2.0L tăng áp lắp giữa, cho công suất 240 mã lực. Mức công suất này nghe có vẻ không ấn tượng, nhưng hãy lưu ý đến tỷ lệ với trọng lượng xe chỉ khoảng 905 kg và có giá bán từ 55.000 - 60.000 USD, ngang giá Lotus.
8. Laraki Fulgura
Đây là siêu xe đầu tiên và có thể là duy nhất của Marốc. Được sản xuất ở Casablanca, Fulgura cũng là mẫu xe thể thao đầu tiên của hãng Laraki, được phát triển dựa trên Lamborghini Diablo - một hình mẫu không tồi.
Dưới nắp ca-pô là động cơ V12 6.0L của Mercedes, cho công suất cực đại 920 mã lực. Toàn bộ thân xe làm bằng vật liệu sợi carbon. Chiếc xe nặng 1,13 tấn này có khả năng tăng tốc 0-100km/h trong 3,3 giây và đạt tốc độ cực đại hơn 400km/h.
9. Hulme F1
Xuất xứ từ Niu Dilân, siêu xe Hulme F1 được đặt theo tên tay đua người New Zealand vô địch giải đua xe Công thức 1 (F1) năm 1967 - Denny Hulme.
Siêu xe nặng chưa đến 1 tấn (998kg) này sở hữu động cơ V8 LS7 dung tích 7.0L lấy của xe Corvette C6 Z06, cho công suất cực đại khoảng 600 mã lực, tương đương ty lệ công suất/trọng lượng xe là 545 mã lực/tấn - cao hơn Bugatti Veyron.
10. Hyundai Genesis Coupe
Hyundai Genesis là niềm tự hào của ngành công nghiệp ô tô Hàn Quốc
Chỉ dăm năm trước, hầu như không ai nghĩ rằng Hyundai có thể sản xuất một mẫu coupe thể thao cạnh tranh với những tên tuổi lớn như Nissan 370Z của Nhật Bản. Nhưng Hyundai đã làm được. Genesis dùng động cơ V6 3.8L công suất 306 mã lực, hoặc I4 2.0L tăng áp công suất 210 mã lực. Bản Genesis động cơ V6, dẫn động cầu sau có khả năng tăng tốc 0-100km/h trong 5,6 giây.
Nhật Minh
Theo Jalopnik
Du học hiệu quả nhờ Kaplan Higher Singapore Qua tìm hiểu từ các phụ huynh và du học sinh tại Singapore, chúng tôi đã tìm ra những thông tin chính xác và khách quan về việc du học tại một ngôi trường uy tín tại đây - Kaplan Higher Singapore. Nền giáo dục tiên tiến, một ngôi trường học có tính toàn cầu Kaplan Higher Singapore là thành viên của một...