Tuyển sinh lớp 10 ở TP HCM: ‘Siết’ đăng ký nguyện vọng không phù hợp
Ứng dụng công nghệ bản đồ số trong phần mềm tuyển sinh sẽ có thông báo, cảnh báo khoảng cách từ nơi học sinh đang ở đến trường đăng ký nguyện vọng của học sinh.
Ngày 7-4, tại hội nghị tập huấn công tác tuyển sinh đầu cấp, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, cho biết trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 sắp tới, học sinh đăng ký nguyện vọng theo 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến. Trong đó chủ yếu là hình thức trực tuyến, Sở GD-ĐT sẽ tập huấn, triển khai phần mềm đăng ký xuống các trường và các cơ sở giáo dục sẽ phổ biến lại để phụ huynh, học sinh nắm rõ.
Ngoài ra, trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay, ứng dụng công nghệ bản đồ số trong phần mềm tuyển sinh sẽ có thông báo, cảnh báo khoảng cách từ nơi học sinh đang ở đến trường đăng ký nguyện vọng của học sinh.
Theo một cán bộ Sở GD-ĐT TP HCM, ứng dụng này nhằm mục đích “siết” việc đăng ký nguyện vọng của học sinh, tránh tình trạng học sinh đăng ký nguyện vọng cho có, nguyện vọng không phù hợp. “Thực tế hàng năm, vẫn có tình trạng do khoảng cách xa từ nơi ở đến trường học, nhiều học sinh phải chuyển trường, thậm chí đậu vào trường nhưng không nộp hồ sơ nhập học”- vị này cho biết.
Một kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TP HCM
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay tại TP HCM được tổ chức vào ngày 11 và 12-6, với số môn thi giữ nguyên như mọi năm, gồm: toán, Ngữ văn, ngoại ngữ. Riêng học sinh đăng ký thi vào lớp 10 chuyên thì sẽ thi thêm môn thứ 4 là môn chuyên. Thời gian làm bài thi của môn Ngữ văn, môn toán là 120 phút/môn thi; môn ngoại ngữ 90 phút.
Điểm xét tuyển sẽ là tổng điểm 3 bài thi (đều tính hệ số 1) và điểm cộng thêm cho đối tượng ưu tiên. Thí sinh trúng tuyển phải dự thi đủ 3 bài và không có bài thi nào bị điểm 0.
Video đang HOT
Sở GD-ĐT TP HCM cho hay đối tượng được dự thi tuyển sinh vào lớp 10 trên địa bàn TP là học sinh tốt nghiệp THCS tại TP HCM trong độ tuổi quy định. Như vậy, học sinh không có hộ khẩu TP HCM nhưng học THCS ở TP HCM vẫn được dự thi.
Thí sinh sẽ được đăng ký 3 nguyện vọng ưu tiên 1, 2, 3 để xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập hệ thường. Sau khi có thống kê, Sở GD-ĐT TP HCM sẽ tổng hợp ban đầu về số nguyện vọng đăng ký ở từng trường, học sinh sẽ căn cứ vào đó để có một lần điều chỉnh nguyện vọng. Theo quy định của Sở GD-ĐT TP HCM, học sinh tuyệt đối không được thay đổi nguyện vọng sau khi trúng tuyển.
Tuyển sinh lớp 10: Tăng tốc ôn tập
Tranh thủ thời gian học trực tiếp, giáo viên, nhà trường tăng cường củng cố kiến thức, rèn kỹ năng cho học sinh lớp 9.
Tùy vào nhận thức, nguyện vọng của trò, thầy cô có cách tiếp cận riêng.
Tranh thủ thời gian học trực tiếp, các trường đang tăng cường củng cố kiến thức, rèn kỹ năng cho học sinh lớp 9.
Tập trung bù đắp kiến thức
Lớp 9A8, Trường THCS Trần Ngọc Quế (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) có 41 học sinh; trong đó 35 em học lực đạt loại khá, giỏi. Cô Nguyễn Thị Thùy Dung, giáo viên dạy môn Vật lý của lớp cho biết: "Là giáo viên chủ nhiệm, ngoài việc tư vấn cho học sinh hình thức, cách chọn nguyện vọng ở kỳ thi tuyển sinh lớp 10, tôi còn tập trung giảng dạy, ôn tập.
Thông qua đề thi các năm trước, giáo viên cố gắng cho các em tiếp cận và làm thử. Sau nhiều lần được cọ xát đề thi, học lực nhiều em tiến bộ rõ rệt nhờ xác định được trọng tâm kiến thức. Ngoài ra, đoàn thể, phụ huynh học sinh, giáo viên bộ môn (Toán, Văn, Tiếng Anh) cùng phối hợp để đánh giá đúng năng lực học tập, tư vấn cho các em chọn nguyện vọng phù hợp".
Năm học 2021 - 2022, Trường THCS-THPT Thạnh Thắng (huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) có 3 lớp 9 với gần 100 học sinh. Do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên các em phải học trực tuyến suốt học kỳ I, chất lượng học tập bị ảnh hưởng. Ngay khi trở lại trường, thầy trò khá áp lực trước việc dạy bài mới, ôn tập củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.
Cô Huỳnh Thị Kim Chi, Phó Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Thạnh Thắng cho hay: Từ đầu học kỳ II, nhà trường đã họp trao đổi giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn cùng phụ huynh để bàn bạc, thống nhất cách ôn thi cho các em lớp 9. Giải pháp được đưa ra là vừa ôn tập trực tiếp kết hợp trực tuyến cho học sinh.
"Giáo viên chủ nhiệm các lớp linh động giải pháp: Giáo viên kèm học sinh và học sinh giỏi kèm học sinh yếu hơn. Các em được theo dõi học lực, nhất là môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh để hổng chỗ nào, giáo viên sẽ bù đắp chỗ đó. Riêng các em khá, giỏi cũng chung tay với thầy cô hỗ trợ bạn học lực yếu hơn. Đồng trang lứa, cùng học với nhau nên việc hỗ trợ rất hiệu quả", cô Kim Chi chia sẻ.
Theo cô Kim Chi, để tránh tạo áp lực về kiến thức cũng như bài vở cho học sinh, nhà trường chủ động tổ chức ôn thi theo từng bước. Sau khi kết thúc kiểm tra học kỳ II, giáo viên căn cứ vào kết quả để sàng lọc và phân nhóm học sinh tập trung ôn tập, củng cố kiến thức trước kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Nhà trường cũng yêu cầu giáo viên bộ môn phối hợp với giáo viên chủ nhiệm chủ động rà soát học sinh yếu kém, hổng kiến thức trong quá trình học trực tuyến.
Sau thời gian dài học trực tuyến, tỉnh Đồng Tháp đang tập trung bù đắp kiến thức cho học sinh, đặc biệt là lớp 9. Ngay khi trở lại học trực tiếp, nhà trường rà soát, đánh giá học lực học sinh khối lớp 9. Qua đó phân loại cụ thể đối với từng nhóm theo năng lực học tập để có kế hoạch bù đắp kiến thức.
Theo đại diện Sở GD&ĐT Đồng Tháp, các hoạt động rà soát được thực hiện thường xuyên và cập nhật lên hệ thống quản lý của ngành. Chất lượng từng môn học đối với học sinh sẽ được cập nhật trên hệ thống. Đối với em có học lực trung bình, yếu, ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên các trường có kế hoạch ôn tập, củng cố kiến thức để các em dự thi tuyển vào lớp 10.
Đồng thời, thực hiện chỉ tiêu tuyển 70% số học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp 10 và lớp 10 chuyên tại các trường. Nhà trường, giáo viên phổ biến nội dung chương trình trọng tâm để các em có sự chuẩn bị kỹ từ kiến thức cơ bản đến nâng cao để tham dự kỳ thi quan trọng sắp tới.
Để việc học không bị gián đoạn, việc linh động dạy học trực tuyến - trực tiếp cho học sinh lớp 9 đạt hiệu quả.
Không để học sinh F0, F1 chậm nhịp
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều học sinh là F0, F1 phải cách ly tại nhà. Để việc học không bị gián đoạn, việc dạy học cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 9 được nhà trường thực hiện bằng nhiều giải pháp hiệu quả.
Ông Lê Quang Trí, Giám đốc Sở GD&ĐT Tiền Giang thông tin: Ngành Giáo dục tận dụng hai hình thức là dạy học trực tuyến và trực tiếp. Khi dịch bệnh được kiểm soát, toàn ngành nhanh chóng tổ chức dạy học trực tiếp, rà soát hệ thống kiến thức cho học sinh. Đồng thời, chủ động thực hiện chương trình, lựa chọn các nội dung cốt lõi theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Thời gian qua, nhờ áp dụng linh hoạt mô hình "lớp học 2 trong 1" nên trong tình huống nào ngành Giáo dục vẫn có thể duy trì hoạt động dạy học, không bị gián đoạn.
Tại TP Cần Thơ, "lớp học 2 trong 1" đã giúp nhiều học sinh lớp 9 yên tâm học tập dù phải cách ly tại nhà. Như Trường THCS thị trấn Thới Lai, từ đầu học kỳ II năm học 2021 - 2022 đã đầu tư 4 phòng học "2 trong 1" để phục vụ học sinh, đặc biệt là học sinh khối lớp 9. Các phòng này được đầu tư tivi, máy tính, micro không dây. "Việc đưa vào sử dụng phòng học hai chức năng nhằm đảm bảo kiến thức cho tất cả học sinh. Cán bộ, giáo viên của trường đều có thể kiểm tra, dự giờ lớp học này qua đường link", thầy Trần Quang Nhựt, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Thới Lai, cho biết.
Trường THCS Long Tuyền (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) cũng linh hoạt, tạo điều kiện để học sinh được học tập. Để đầu tư phòng học "2 trong 1", nhà trường tận dụng các trang thiết bị có sẵn như máy tính, máy chiếu, loa... Đồng thời trang bị thêm hệ thống camera.
Một trong những học sinh tham gia học trực tuyến, em Huỳnh Vĩnh An, học sinh lớp 9 Trường THCS Long Tuyền cho biết: "Do dịch bệnh nên em phải ở nhà một thời gian, rất may được học trực tuyến qua phòng học 2 trong 1 nên theo kịp bài. Ban đầu em rất lo lắng vì sợ hổng kiến thức, khó có thể đảm bảo kết quả tốt cho kỳ thi tuyển vào lớp 10, nhưng được thầy cô quan tâm, tạo điều kiện nên em dần yên tâm".
Theo thầy Lâm Đạo Hùng, Tổ trưởng Bộ môn Toán, Trường THCS Đoàn Thị Điểm (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), cả một học kỳ, học sinh phải học trực tuyến nên bước sang học kỳ II, giáo viên vừa dạy kiến thức mới, vừa ôn tập và củng cố kiến thức cũ cho học sinh. Trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10, tỷ lệ học sinh đăng ký vào trường chuyên khá cao nên giáo viên tập trung ôn tập, giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, nâng cao. Tổ bộ môn cũng thống nhất yêu cầu giáo viên dành ít nhất mỗi tuần 2 tiết dạy trực tuyến và tận dụng tối đa các kênh mạng xã hội để giao bài, ôn tập cho học sinh trước kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.
Hà Nội khẩn trương lấy ý kiến phụ huynh về việc cho trẻ tới trường Kết quả khảo sát sẽ là cơ sở để Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nắm bắt được nguyện vọng, mong muốn của phụ huynh, từ đó có ý kiến tham mưu Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Đi học trực tiếp trở lại là mong mỏi rất lớn của học sinh, phụ huynh và các nhà trường. (Ảnh:...