Tuyển sinh lớp 10: Không thể có “sân chơi” riêng, ưu ái cho con giáo viên
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại nhiều địa phương được ví là căng thẳng, gay go hơn cả thi đại học. Để chắc một suất vào công lập, nhiều thí sinh phải chọi tới 1/3-1/4, có những em chỉ thiếu 0,25 đã phải chấp nhận cay đắng giữa đỗ và trượt.
Oái oăm thay, cũng có những người thiếu tới 7,75 điểm vẫn “chễm chệ” một suất vào trường công lập có tiếng với lý do là con em trong ngành. Có bao nhiêu tỉnh thực hiện “luật chơi riêng” cho một số con của giáo viên như TPHCM?
Cần một cuộc thi minh bạch, công bằng, khách quan với tất cả thí sinh dự thi lớp 10. Ảnh: Hải Nguyễn
Thiếu điểm vẫn được vào học trường “hot”
Với quy chế thi chặt chẽ, những tưởng kỳ thi tuyển sinh lớp 10 luôn đảm bảo sự công bằng, minh bạch, khách quan thì mới đây, dư luận mới “ngã ngửa” khi trong kỳ tuyển sinh lớp 10 năm học 2018-2019 của TPHCM, có một thí sinh chỉ đạt 24,25 điểm (đã nhân hệ số 2) lại đỗ vào trường có điểm chuẩn 32.
Theo đăng ký nguyện vọng, thí sinh này không đủ điểm trúng tuyển vào cả 3 trường em đã đăng ký nguyện vọng gồm Trường THPT Nguyễn Du (điểm chuẩn 32 điểm), Trường THPT Diên Hồng (24,5 điểm) và Trường THPT Sương Nguyệt Anh (24,5 điểm). Dù thiếu 8 điểm nhưng hiện nay lại đang theo học lớp 11 tại Trường THPT Nguyễn Du – một trường thuộc top điểm chuẩn cao, cơ sở vật chất khang trang.
Xác nhận với Lao Động về sự việc này, ông Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du cho biết, trường hợp em học sinh này trúng tuyển vào trường dựa vào danh sách bổ sung của Sở GDĐT TPHCM gửi xuống trường.
Video đang HOT
Đáng nói, thí sinh này không phải trường hợp duy nhất. Mới đây, họp báo về tình hình kinh tế – xã hội tháng 5, triển khai nhiệm vụ tháng 6.2020 của TPHCM, ông Lê Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở GDĐT TPHCM thừa nhận trong năm học 2018 – 2019, có một số em học sinh có điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 thiếu chuẩn, nhưng vẫn được nhận vào những trường như đăng ký.
Lãnh đạo sở cũng cho biết việc này diễn ra từ lâu: “Nhiều năm qua, ngành Giáo dục thành phố có chế độ đặc cách cho một số con em giáo viên trong ngành. Nếu không đỗ 1 nguyện vọng nào khi tuyển sinh vào lớp 10, thì vẫn được nhận vào. Việc này nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ anh em trong ngành yên tâm công tác”.
Theo ông Lê Hoài Nam, chỉ vào năm 2019, xét thấy chế độ đặc cách, xét về tình thì hợp tình, nhưng về mặt pháp lý thì chưa chặt chẽ, nên ngành đã ngưng việc này. Trả lời của vị lãnh đạo sở khiến nhiều người bất ngờ khi trong các thông báo tuyển sinh công khai không hề có chế độ đặc cách này.
Không công bằng
Là người có hơn 20 năm công tác trong ngành Giáo dục tại TPHCM, một giáo viên bậc THPT tại Quận 12 cho rằng, chưa bao giờ nghe thấy một chế độ ưu đãi như vậy. Theo bà: “Quy chế thi lâu nay đều quy định điểm thi được xét công bằng với các thí sinh. Những giáo viên có con dự thi không được đi coi thi hay chấm thi. Điều này để đảm bảo sự công bằng, minh bạch, khách quan. Tôi rất bất ngờ khi nghe thấy thông tin có một “luật chơi” như vậy. Điều này không hề công bằng”.
Một vị nguyên hiệu trưởng trường THCS tại quận 1 có hơn 30 năm công tác cũng bất ngờ. Theo vị hiệu trưởng này, với số lượng học sinh càng ngày tăng mà khả năng tuyển vào công lập hạn chế thì phải thực hiện việc phân luồng cho học sinh thật tốt. Những em không đủ năng lực học tập nên được chuyển hướng sang học nghề sẽ tốt hơn là cố để cho các em được vào công lập.
Cùng quan điểm, GS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam – cũng lên án việc một số cha mẹ tìm mọi cách “nhét” con vào học trường THPT công lập trong khi thực lực thì thua kém các bạn. “Cần có sự công bằng trong tuyển sinh và công bằng ngay cả với em thí sinh được ưu ái. Nước ta đang tiến tới phổ cập bậc trung học nên học sinh không đủ điểm vào THPT thì nên phân luồng, hướng nghiệp sang trung học nghề. Chứ cứ loanh quanh “chạy bát nháo” như vậy thì trường nghề cứ thiếu, THPT mãi thừa. Chính những giáo viên cần làm gương, con mình học yếu thì cần cho sang học nghề. Học nghề không có tội tình gì cả. Học sinh học nghề tốt vẫn có quyền dự thi đại học và vẫn thành công” – ông Dong bày tỏ.
Nhấn mạnh về việc Bộ GDĐT không có quy định đặc quyền, đặc lợi như vậy, GS Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT – cho biết: Việc tuyển sinh lớp 10 là thẩm quyền của các Sở GDĐT, tuỳ từng sở có quy định riêng nhưng Bộ GDĐT không bao giờ có quyết định ưu tiên, ưu đãi cho con giáo viên như vậy cả. “Việc thiếu điểm mà vẫn được vào học là không bao giờ có – Bộ GDĐT không bao giờ quy định như vậy. Ngay cả quy định ở trường phổ thông cũng không có ưu tiên đó” – GS Hạc nhấn mạnh.
Nhiều người bày tỏ lo ngại khi chế độ đặc cách cho con giáo viên đang như một quy định “ngầm” không được công khai, không được đưa vào quy chế nhưng vẫn thực hiện. Điều này dẫn đến sự không minh bạch, công bằng cho tất cả các thí sinh. Liệu rằng, trên đất nước này còn có bao nhiêu địa phương như TPHCM. Chúng ta không thể để có những “luật riêng” trong tuyển sinh lớp 10!
Thiếu gần 8 điểm vẫn trúng tuyển vào lớp 10: Đặc cách con em trong ngành
Đại diện Sở GD&ĐT TPHCM xác nhận có một số học sinh thiếu điểm để trúng tuyển trong kỳ thi lớp 10 nhưng vẫn... được nhận vào học.
Thông tin được ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM đề cập tại buổi buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5, triển khai nhiệm vụ tháng 6/2020 của UBND TPHCM diễn ra chiều ngày 4/6.
Tại đây, phóng viên báo đài quan tâm đến vấn đề một số học sinh có điểm thi vào kỳ tuyển sinh lớp 10 năm học 2018-2019 dưới điểm chuẩn nhưng vẫn được nhận vào các trường các em đã đăng ký.
Ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM.
Ông Lê Hoài Nam cho biết, trước đây, ngành Giáo dục thành phố có chính sách đặc cách đối với một số con em giáo viên trong ngành để tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên yên tâm công tác. Vì vậy, các trường hợp không đậu theo nguyện vọng trong kỳ tuyển sinh vẫn được xét đặc cách nhận vào.
Theo ông Nam, chính sách này hợp tình nhưng không chặt chẽ về pháp lý nên từ năm 2019, ngành đã ngưng thực hiện.
Như PV Dân trí đã đưa tin, trong kỳ tuyển sinh lớp 10 năm học 2018-2019 của TPHCM, em Q.A. đạt tổng điểm 3 môn sau khi đã nhân hệ số 2 là 24,25 điểm.
Theo số điểm này, em A. không đủ điểm trúng tuyển vào cả 3 trường em đã đăng ký nguyện vọng gồm Trường THPT Nguyễn Du (điểm chuẩn 32 điểm), Trường THPT Diên Hồng (điểm chuẩn 24,5 điểm) và Trường THPT Sương Nguyệt Anh (điểm chuẩn 24,5 điểm).
Học sinh thiếu gần 8 điểm nhưng vẫn được xét vào lớp 10 tại Trường THPT Nguyễn Du, TPHCM năm học 2018-2019.
Nhưng sau đó em vẫn được nhận vào Trường THPT Nguyễn Du, nơi em thiếu đến 7,75 điểm theo danh sách bổ sung của Sở GD&ĐT TPHCM gửi xuống trường.
Ngoài ra, tại nhiều trường, cũng có trường hợp học sinh không đủ điểm trúng tuyển vẫn được xét vào theo chính sách trên .
Đăng ký nguyện vọng vào lớp 10: Nên biết mình, biết ta Ngay sau khi Sở GD&ĐT TPHCM công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập năm học 2020 - 2021, nhiều giáo viên, chuyên gia đã đưa ra lời khuyên giúp học sinh lựa chọn nguyện vọng (NV) phù hợp với năng lực. Học sinh TPHCM dự thi Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học...