Tuyển sinh lớp 10: Học sinh vẫn được cộng điểm nghề
Quy định bỏ điểm cộng thêm cho học sinh thi vào lớp 10 mới chỉ là dự thảo, xin ý kiến cơ sở. Do đó, trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay, vẫn giữ nguyên quy định cũ. Học sinh vẫn được cộng điểm ưu tiên từ các kỳ thi học sinh giỏi, thi nghề.
Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay, vẫn giữ nguyên quy định cũ. Học sinh vẫn được cộng điểm ưu tiên từ các kỳ thi học sinh giỏi, thi nghề.
Ông Ngô Văn Chất, Trưởng Phòng quản lý thi và kiểm định chất lượng (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết như vậy xung quanh quy định điểm ưu tiên, khuyến khích trong tuyển sinh vào lớp 10.
Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT mà Bộ GD&ĐT mới công bố, sẽ bỏ quy định Sở GD&ĐT cộng điểm khuyến khích cho học sinh khi tuyển sinh vào lớp 10. Như vậy, điểm thi nghề phổ thông sẽ không được cộng đã khiến nhiều học sinh bất ngờ, phụ huynh lo lắng.
Học sinh hụt hẫng, phụ huynh lo lắng
Sau khi dự thảo được công bố để lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội, rất nhiều học sinh và phụ huynh bày tỏ sự lo lắng nếu như dự thảo được áp dụng ngay kỳ tuyển sinh lớp 10 năm nay.
Một số phụ huynh trên mạng Facebook có con sắp thi vào lớp 10 ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội , do quy định cộng điểm mà học sinh phải dành thời gian, công sức vào học để thi nghề. Nếu quy định này mà áp dụng trong năm nay sẽ thiệt thòi với học sinh. Bởi mục đích cộng điểm là để khuyến khích học sinh học nghề. “Nếu thực hiện ngay việc bỏ điểm cộng thi nghề sẽ khiến học sinh và phụ huynh hụt hẫng, hoang mang. Vì vậy, theo tôi nên vẫn giữ việc cộng điểm khuyến khích, tránh ảnh hưởng đến tâm lý của các con”, một phụ huynh có con học Trường THCS Hoàn Kiếm, Hà Nội nêu ý kiến. Cũng trên mạng xã hội, nhiều ý kiến của học sinh đang học lớp 9 tại Hà Nội bày tỏ: “Phần lý thuyết và thực hành của chương trình học nghề khá nặng, học vất vả. Nếu không được cộng điểm nghề thì thật là thiệt thòi cho học sinh”.
Anh Trần Mạnh Thắng, phụ huynh học sinh quận Ba Đình cho hay, “Để chuẩn bị hành trang cho con vào lớp 10, ngay từ đầu năm học lớp 8, gia đình đã thống nhất với nhau cho con đi học nghề điện ở trường. Nếu qui định bỏ cộng điểm thì công bố từ đầu năm học, chứ sát ngày thi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý học sinh. “Cháu cũng tỏ ra rất hoang không biết như thế nào trong khi đã dành nhiều thời gian cho việc học nghề”, anh Thắng tâm sự.
Video đang HOT
Cô Thu Hồng, một giáo viên THCS ở Hà Nội, : “Đến nay chúng tôi vẫn dành thời gian của các tiết sinh hoạt để học sinh ôn tập lý thuyết nghề. Nhưng nếu quy định này thực hiện luôn trong năm nay sẽ có nhiều phụ huynh và học sinh sốc”.
Học sinh được bảo lưu và cộng điểm các kỳ thi
Ông Ngô Văn Chất cho biết, quy định bỏ điểm cộng thêm cho học sinh thi vào lớp 10 mới chỉ là dự thảo, xin ý kiến cơ sở. Do đó, trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay, vẫn giữ nguyên quy định cũ. Học sinh vẫn được cộng điểm ưu tiên từ các kỳ thi học sinh giỏi, thi nghề. “Những học sinh tham gia các cuộc thi, kỳ thi và giành kết quả trước khi Sở GD&ĐT Hà Nội ra thông báo xóa bỏ các cuộc thi thì kết quả vẫn được bảo lưu và cộng điểm bình thường”, ông Chất cho hay.
Cũng theo ông Chất, thực hiện chỉ đạo tinh giản các cuộc thi dành cho học sinh THPT, năm 2017, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã ra văn bản thông báo giảm bớt nhiều cuộc thi xuống chỉ còn 6 cuộc. Như vậy, từ năm 2018, các cuộc thi như giải Toán trên mạng, giải Toán trên máy tính cầm tay, Olympic tiếng Anh được giao xuống cấp Phòng tổ chức và không tính điểm cộng ưu tiên. Ngoài ra, các cuộc thi khác về thể dục, thể thao, mỹ thuật, olympic dành cho học sinh tiểu học, THCS đều được xóa bỏ.
Giờ học nghề điện của học sinh THCS.
Lý do Bộ GD&ĐT đưa việc bỏ cộng điểm nghề vào dự thảo quy chế tuyển sinh THCS và THPT, lãnh đạo Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, hiện nhiều nơi phản ánh với Bộ về việc vì có cộng điểm mà việc thi nghề phổ thông bỗng thành mục tiêu phấn đấu chỉ để cộng điểm. Trong khi ý nghĩa thực sự của việc học và thi nghề là làm cho công tác hướng nghiệp học sinh tốt hơn, hướng đến thích hợp điều kiện địa phương.
“Do vậy, việc đưa quy định bỏ cộng điểm nghề vào dự thảo là nhằm lấy lại mục đích và ý nghĩa của việc giáo dục hướng nghiệp, đồng thời chấn chỉnh tình trạng loạn các cuộc thi ở địa phương theo lối hình thức gây mệt mỏi cho phụ huynh và học sinh. Còn các chế độ tuyển thẳng và ưu tiên khác, về cơ bản, quy định vẫn giữ nguyên như cũ”, lãnh đạo Vụ Giáo dục trung học nhấn mạnh.
Từ trước đến nay, Bộ GD&ĐT đã cho phép áp dụng phương thức tuyển sinh thi tuyển kết hợp xét tuyển đối với học sinh vào lớp 10 theo công thức: Điểm xét tuyển bằng điểm học bạ THCS quy đổi cộng điểm thi (tính hệ số 2) và điểm cộng thêm. Trong đó, điểm cộng thêm là tổng điểm ưu tiên và khuyến khích được cộng trong các kỳ thi, tổng số điểm không quá 6 điểm.
Ngoài các đối tượng như con anh hùng lực lượng vũ trang, con liệt sĩ, thương binh… thì thí sinh được cộng từ 0,5 đến 2 điểm từ các cuộc thi nghề, thi học sinh giỏi, các kỳ thi olympic, viết thư quốc tế, giải toán trên máy tính cầm tay; các cuộc thi liên quan đến văn nghệ, thể thao cũng được tính điểm cộng.
Theo Baodansinh.vn
Xôn xao đề xuất bỏ cộng điểm thưởng thi nghề khi tuyển sinh lớp 10
Với hơn 100.000 học sinh lớp 9 dự kỳ thi tuyển lớp 10 THPT năm nay, thông tin bỏ cộng điểm thưởng trong kỳ thi nghề sắp tới khiến phụ huynh đặc biệt quan tâm.
Học sinh cần học nghề thực chất chứ không phải để cộng điểm khuyến khích
Việc học nghề ở bậc phổ thông vốn có ý nghĩa hết sức tốt đẹp. Ngoài học văn hóa, học sinh sẽ được trang bị kỹ năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Nhưng phải thừa nhận, theo thời gian, mục tiêu đó dần thay đổi, khi người học xem việc học nghề chỉ để lấy điểm cộng.
Còn đang lấy ý kiến
Mới đây, Bộ GD-ĐT đưa ra dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó, việc cộng điểm khuyến khích tuyển sinh vào lớp 10 sẽ bị bãi bỏ, bao gồm cả điểm thi nghề. Ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) giải thích, do chính sách cộng điểm khuyến khích khiến nhiều học sinh đi học nghề chỉ với mục đích lấy điểm cộng khi tuyển sinh vào lớp 10.
Điều này gây khó khăn trong công tác hướng nghiệp tại địa phương và làm cho việc tổ chức các cuộc thi tốt nghiệp nghề hết sức cồng kềnh, tốn kém trong khi hiệu quả không cao. Vì thế, Bộ đang lấy ý kiến cơ sở, tiến tới bỏ tiêu chí cộng điểm khuyến khích trong tuyển sinh đầu cấp.
Do chính sách cộng điểm khuyến khích khiến nhiều học sinh đi học nghề chỉ với mục đích lấy điểm cộng khi tuyển sinh vào lớp 10. Điều này gây khó khăn trong công tác hướng nghiệp tại địa phương và làm cho việc tổ chức các cuộc thi tốt nghiệp nghề hết sức cồng kềnh, tốn kém trong khi hiệu quả không cao. Vì thế, Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến cơ sở, tiến tới bỏ tiêu chí cộng điểm khuyến khích trong tuyển sinh đầu cấp.
Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT)Nguyễn Xuân Thành
Trước thông tin này, nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng vì đang ở thời điểm nước rút, các con đang ôn thi để chuẩn bị bước vào kỳ thi nghề sắp tới với hy vọng "gỡ" được 0,5-1,5 điểm. Tuy nhiên, ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, quy định bỏ điểm cộng thêm cho học sinh thi vào lớp 10 mới chỉ là dự thảo, xin ý kiến cơ sở. Do đó, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay vẫn giữ nguyên quy định cũ. Học sinh vẫn được cộng điểm ưu tiên từ các kỳ thi học sinh giỏi, thi nghề.
Ủng hộ bỏ cộng điểm khuyến khích
TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng Giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, bỏ cộng điểm khuyến khích sẽ giúp trả các cuộc thi về đúng nghĩa. Việc cộng điểm không thể khuyến khích học trò cố gắng học tập để lấy kiến thức, kỹ năng mà chỉ khiến các em quan tâm mình xếp loại gì, được cộng bao nhiêu điểm. Ngoài ra, muốn nâng cao chất lượng cho học nghề, các thầy cô giáo phải thay đổi tư tưởng, thay đổi những hướng đi để học nghề cuốn hút học trò và các em học với tinh thần tự nguyện chứ không phải là học vì điểm cộng.
Nhiều giáo viên THCS tại Hà Nội cũng cho rằng, việc học nghề lâu nay không hiệu quả nhưng vẫn có 100% học sinh đăng ký học nghề. Đây không phải là do học nghề có tác dụng định hướng nghề như mục tiêu đặt ra cho việc học nghề ở bậc học này mà là vì học sinh thấy lấy được 1,5 điểm cộng dễ hơn rất nhiều so với ôn luyện Văn, Toán để thi. Các trường tuyển sinh chênh nhau 0,5 điểm đã là khó khăn nên việc đăng ký thi nghề để được cộng 1,5 điểm là điều ai cũng muốn làm.
Được biết, nhiều trường học đã áp dụng mô hình STEM - nhà trường đưa kỹ thuật, công nghệ vào để học sinh vừa học, vừa trải nghiệm, sáng tạo. Các em được ứng dụng lý thuyết vào thực hành, tự hình thành ý tưởng và triển khai. Điều này kích thích các em đam mê khám phá, ứng dụng theo đúng định hướng nghề thay vì việc cộng điểm thưởng như hiện nay.
Theo ANTĐ
TP.HCM siết tuyển sinh vào lớp 10 Tại cuộc tập huấn phần mềm xét tốt nghiệp THCS và tuyển sinh lớp 10 năm học 2018-2019, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết sẽ siết chặt kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay ảnh minh họa Theo ông Hiếu, trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm ngoái, có đến 500 học sinh tốt...