Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Không công bố số lượng nguyện vọng, học sinh cần cân nhắc đăng ký ra sao?
Theo quy định của Hà Nội với tuyển sinh lớp 10 năm nay, số lượng đăng ký nguyện vọng ở từng trường sẽ không được công bố.
Điều đó đồng nghĩa với việc thí sinh không cân đối được tỷ lệ chọi như hàng năm. Vậy làm thế nào để có những bước đăng ký nguyện vọng phù hợp nhất.
Không biết tỷ lệ chọi, loay hoay nguyện vọng
Một trong những điểm mới của tuyển sinh lớp 10 năm nay là sẽ không công bố số lượng học sinh đăng ký ở từng trường. Những năm trước, sau khi học sinh đăng ký các nguyện vọng (NV), Sở GD&ĐT Hà Nội công bố số lượng đăng ký dự tuyển cũng như tỷ lệ chọi cao-thấp cụ thể. Khi đó, học sinh thấy tỉ lệ chọi cao có thể điều chỉnh NV.
Tỷ lệ chọi được tính toán dự trên số chỉ tiêu thực tế được giao và số nguyện vọng đăng ký. Thường thì các trường top của Hà Nội sẽ có tỷ lệ chọi cao.
Năm 2020, trong số 113 trường công, top 4 trường có tỉ lệ “chọi” cao nhất là THPT Chu Văn An (1/3,44), sau đó lần lượt là THPT Kim Liên (1/2,59), THPT Yên Hòa (1/2,36) và THPT Nhân Chính (1/2,36). Đây đều là các trường nằm trong top có tỉ lệ “chọi” cao các năm trước, chủ yếu các thí sinh đăng ký NV1, rất ít NV2, nên cuộc đua vào nhóm trường này được dự báo sẽ rất gay gắt.
Nhìn vào tỷ lệ chọi về cơ bản là sẽ giúp phụ huynh, học sinh cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng nếu muốn. Và thường thì sẽ có tư duy rằng: Tỷ lệ chọi cao, điểm chuẩn sẽ cao. Nhiều thí sinh cùng tập trung thi thì cơ hội trúng tuyển vào trường sẽ khó khăn hơn.
Với việc không điều chỉnh nguyện vọng, không công bố số lượng nguyện vọng, học sinh cần hết sức cân nhắc khi đăng ký các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên (Ảnh: Khánh Huy)
Video đang HOT
Trước những điều chỉnh trong tuyển sinh lớp 10 năm nay, nhiều giáo viên và phụ huynh cho rằng, học sinh sẽ khó khăn vì không biết thông tin nguyện vọng cụ thể vào một trường, trường thì quá cao, trường giảm đột ngột.
Chị Nguyễn Thị Hợp, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: “Tôi có con lớn thi lớp 10 vào 3 năm trước, lúc đó, trường nguyện vọng 1 của cháu đông học sinh đăng ký quá, gia đình chúng tôi điều chỉnh nguyện vọng cho cháu, rất may điều chỉnh đó là chính xác, vì lúc đó nếu không điều chỉnh, cháu thiếu 0,5 điểm để đỗ nguyện vọng 1 vào THPT Quang Trung, năm nay đến lượt con thứ 2 thì vào 10, gia đình rất băn khoăn khi không biết về số lượng hồ sơ vào 10, không hiểu sẽ phải đăng ký nguyện vọng 3 vào trường nào cho hợp lý để chống trượt cho 2 nguyện vọng đầu”.
Nhiều phụ huynh có con học lớp 9 năm nay cũng cho biết, họ đang hoang mang, chưa chốt được nguyện vọng, vì quy định là 2 nguyện vọng đầu phải căn cứ theo khu vực tuyển sinh, dựa vào hộ khẩu.
Chị Trần Thanh Thư, Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết: “Gia đình tôi cân nhắc chọn một trường tốt trong khu vực làm nguyện vọng 1, trường trung bình là nguyện vọng 2″. Tuy nhiên, chị Thư cũng bày tỏ rằng với nguyện vọng 3 gia đình vẫn chưa thể chốt được, năm nay lại không có lần điều chỉnh nguyện vọng nào, không có cả thông tin số lượng hồ sơ nên thực sự băn khoăn.
Cân nhắc nguyện vọng
Nhiều chuyên gia cho rằng, với quy định NV1, NV2 chỉ được đăng ký trong khu vực có hộ khẩu, sẽ xuất hiện xu hướng học sinh đổ dồn về trường tốp đầu, tốp giữa trong cùng khu vực.
Về cơ bản, tỷ lệ chọi hàng năm không quyết định điểm chuẩn, chỉ là hệ số tham khảo, nhưng tỷ lệ chọi được công bố sẽ giúp thí sinh có thông tin đối sánh, kể cả trong trường hợp không được điều chỉnh nguyện vọng thì cũng có sự chuẩn bị sẵn sàng hơn cho kỳ thi, cho nguyện vọng còn lại.
Vì thế, với đăng ký nguyện vọng năm nay, Phó giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Hà Nội, ông Phạm Văn Đại, cũng khuyên, năm nay học sinh nên cân nhắc trước khi đăng ký nguyện vọng, vì sẽ không được thay đổi như những năm trước. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên các nguyện vọng cũng rất quan trọng, vì nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 sẽ có điểm tuyển sinh cao hơn nguyện vọng 1.
Thầy Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cho rằng: Điều cần thiết khi đăng ký nguyện vọng dự tuyển của học sinh là: Thí sinh phải tìm hiểu thông tin về trường, điểm đỗ trong khoảng 3 năm trở lại đây, đồng thời căn cứ năng lực của bản thân.
Thực tế, những trường vốn có điểm chuẩn “top” đầu, chất lượng các thí sinh rất đồng đều, giỏi đều, thường thì các em có năng lực học tập tốt, ổn định nên mới đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào đó, vì thế cuộc đua sẽ căng thẳng hơn. Như vậy, độ khó, dễ để vào trường căn cứ vào chất lượng thí sinh, chứ ít lệ thuộc vào tỷ lệ chọi.
Thí sinh phải hết sức cân nhắc nguyện vọng, bởi: Học sinh được đăng ký dự tuyển vào 2 trường THPT công lập ở cùng một khu vực tuyển sinh, nhưng cần lưu ý là 2 trường này phải được xếp theo thứ tự ưu tiên là nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2. “Học sinh muốn nhập học tại trường đăng ký nguyện vọng 2 phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,5 điểm” – thầy Lâm nhấn mạnh.
Chỉ 2,5 điểm/môn cũng đỗ lớp 10 công lập ở Hà Nội
Mức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập ở Hà Nội có sự chênh lệch lớn, khi có trường thí sinh đạt trung bình mỗi môn 8,5 vẫn trượt; trong khi có trường chỉ cần mỗi môn 2,5 điểm đã đỗ.
Điều này thể hiện rất rõ qua bức tranh tương phản giữa điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 khu vực nội thành và ngoại thành năm 2020.
Theo mức điểm chuẩn năm 2020 mà Sở GD-ĐT Hà Nội công bố, trong 113 trường THPT công lập, 7 trường có điểm chuẩn từ 40 trở lên, 94 trường từ trên 20 đến 39,75 và 12 trường lấy điểm chuẩn từ 20 trở xuống.
Trường THPT Chu Văn An có mức điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất toàn TP Hà Nội với 43,25. Xếp thứ hai là THPT Kim Liên với 41,5 điểm. THPT Phan Đình Phùng và Thăng Long cùng xếp thứ ba với 40,5 điểm.
Theo cách tính điểm xét tuyển của Hà Nội (Toán và Ngữ văn hệ số 2, Tiếng Anh hệ số 1), những thí sinh trúng tuyển Trường THPT Chu Văn An với điểm chuẩn 43,25 phải đạt trung bình 8,65 điểm mỗi môn. Muốn vào THPT Kim Liên, Phan Đình Phùng hoặc Thăng Long, thí sinh phải đạt điểm trung bình mỗi môn là 8,3 và 8,1.
Như vậy, nếu không có điểm ưu tiên thì kể cả đạt mức điểm giỏi là 8 điểm/môn, các thí sinh vẫn trượt các trường THPT lấy điểm chuẩn trên 40 như Chu Văn An, Kim Liên, Phan Đình Phùng, Thăng Long và Yên Hòa.
Để vào được các trường top 10, thí sinh phải đạt 7,85 điểm mỗi môn trở lên.
Trong khi đó, ngược lại, Trường THPT Đại Cường có mức điểm chuẩn chỉ là 12,5; trung bình mỗi môn thí sinh chỉ cần đạt 2,5 là trúng tuyển.
Các trường Lưu Hoàng, Minh Quang, Bất Bạt có mức điểm chuẩn 13, thí sinh cũng chỉ cần đạt 2,6 mỗi môn là trúng tuyển.
Các thí sinh dự thi vào lớp 10 các trường THPT công lập Hà Nội năm 2020. Ảnh: Thanh Hùng
Nếu xét theo mức trung bình 5 điểm mỗi môn, có 80/113 trường lấy điểm chuẩn từ 25 trở lên; 33 trường còn lại điểm chuẩn dưới 25.
Các trường có điểm chuẩn trung bình dưới 25 tập trung ở các huyện ngoại thành, trong đó khu vực 12 (Ứng Hòa và Mỹ Đức) có 7/9 trường, khu vực 11 (Thường Tín và Phú Xuyên) có 6/9 trường, khu vực 8 (Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì) có 7/12 trường.
Một số trường trong nhóm lấy điểm thấp hơn 25 còn có số nguyện vọng còn thấp hơn chỉ tiêu như Đại Cường (233 hồ sơ/280 chỉ tiêu), Lưu Hoàng (291 hồ sơ/320 chỉ tiêu), Thượng Cát (523 hồ sơ/540 chỉ tiêu)...
Như vậy, các thí sinh chỉ cần làm đủ số bài thi quy định, không vi phạm quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi và không có bài thi nào bị điểm 0 thì cứ đăng ký nguyện vọng 1 vào trường là trúng tuyển.
Mức chênh lệch giữa nội thành và ngoại thành cũng thấy rõ khi so sánh các trường có điểm chuẩn cao nhất ở các quận.
Trường có điểm chuẩn cao nhất của quận Tây Hồ (THPT Chu Văn An với 43,25 điểm) chênh tới 16,75 điểm so với mức điểm chuẩn trường cao nhất của huyện Ứng Hòa (THPT Ứng Hòa A với 26,5).
Thay đổi hệ số môn thi vào lớp 10: Phù hợp xu thế! Việc không tính hệ số 2 cho môn toán, văn trong kỳ thi vào lớp 10 tại TP.HCM là phù hợp với tình hình hiện nay, không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch dạy và học. Sở GD&ĐT TP.HCM đã chuẩn bị tờ trình gửi UBND TP.HCM về kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10. Một định hướng trong nội dung sở tham...