Tuyển sinh èo uột vì ồ ạt nâng cấp từ cao đẳng lên đại học
Do tâm lý chuộng bằng cấp nên khoảng 10 năm trở lại đây, giáo dục Việt Nam đã xảy ra hiện tượng nhiều trường cao đẳng sau vài năm thành lập đã đua nhau lập đề án xin nâng cấp thành trường đại học và để lại nhiều hệ lụy.
Ồ ạt nâng cấp
Theo dữ liệu của PV, từ năm 1998 – 2009, cả nước có 307 trường đại học, cao đẳng được thành lập mới hoặc nâng cấp (chưa tính các trường sĩ quan quân đội, công an, các trường đại học, cao đẳng thành viên, khoa trực thuộc, phân hiệu của các đại học). Tính đến hết năm 2009, cả nước có 409 trường đại học, cao đẳng trong đó có 76 trường ngoài công lập.
Nền giáo dục Việt Nam đã xảy ra hiện tượng nhiều trường cao đẳng sau vài năm thành lập đã đua nhau lập đề án xin nâng cấp thành trường đại học và để lại nhiều hệ lụy.
Đáng nói, từ năm 1998 đến 2009, có 312 trường đại học, cao đẳng được thành lập, nghĩa là trung bình cứ gần hai tuần lại có một trường đại học, cao đẳng ra đời. Trong khi quy mô đào tạo ở tất cả bậc học và hệ đào tạo tăng nhanh, các điều kiện cơ bản như cơ sở vật chất, đội ngũ giảng dạy, giáo trình… để bảo đảm chất lượng đào tạo lại không theo kịp, hoặc chắp vá.
Từ năm 2010 đến nay, làn sóng đua nhau thành lập hoặc nâng cấp lên trường đại học là rõ nét nhất. Chỉ trong hai năm 2010 – 2011 đã có khoảng 20 trường đại học được thành lập trên cơ sở nâng cấp các trường cao đẳng hoặc thành lập mới và nhiều trường đại học đang trong quá trình xem xét cho thành lập.
Theo quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2016 – 2020, cả nước có 460 trường, gồm 224 trường đại học và 236 trường cao đẳng. Nhưng số liệu từ Bộ GD – ĐT cho thấy, tại năm 2018, cả nước đã có 235 trường đại học và viện, chưa kể các trường thuộc khối quốc phòng an ninh. Như vậy, ngành giáo dục vẫn vượt chỉ tiêu quy hoạch đề ra với chín trường đại học.
Việc ồ ạt nâng cấp thành trường đại học, cao đẳng khiến các trường này đang gặp rất nhiều khó khăn như địa phương không thể cấp ngân sách, rất ít thí sinh trúng tuyển và theo học… Nguyên nhân là phong trào nâng cấp, thành lập đại học trước đây đã bỏ qua yếu tố cần thiết cho sự phát triển bền vững của một trường là đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất. Điều này dẫn đến chất lượng đào tạo kém, năng lực tiêu thụ của nền kinh tế không nhiều nên sinh viên ra trường thất nghiệp.
Với các trường ngoài công lập, trong gần 70 trường đại học tư thục hiện có, nhiều trường thành lập đã hơn chục năm vẫn phải đi thuê mướn cơ sở. Cụ thể, năm 2018 còn 14 trường, trong đó có 11 trường thành lập từ năm 1998 và một số trường địa điểm học rải rác ở nhiều nơi, không thuận tiện triển khai các hoạt động đào tạo.
Cụ thểm trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định thành lập năm 2007 đến nay vẫn phải thuê cơ sở đào tạo của đơn vị khác, trường ĐH Phan Châu Trinh ( Quảng Nam) cũng đang trong tình trạng mượn đất để dạy học…
Phát biểu tại một cuộc họp, thành viên đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, các trường được phép mở ngành ồ ạt mà không có sự kiểm tra thực tế các điều kiện mở ngành có đáp ứng hay không. Đây là lý do quan trọng nhất của việc tồn tại các trường đại học, cao đẳng hoạt động nhưng không có điều kiện đảm bảo chất lượng như quy định và cam kết của trường. Một số ngành mới mở ở các trường không phù hợp với trình độ đào tạo đại học như các ngành võ thuật, nấu ăn, thời trang…
Tuyển sinh èo uột
Hệ quả nhãn tiền của việc chạy đua nâng cấp trường đại học, cao đẳng là việc tuyển sinh rất èo uột. Điển hình như trường hợp của trường ĐH An Giang. Trường này được nâng cấp từ trường cao đẳng sư phạm năm 1999 và là một trong những trường đại học tỉnh được đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất hoành tráng nhất cả nước.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trường gặp rất nhiều khó khăn khi mỗi năm, nguồn thu của trường chỉ đáp ứng 30% nhu cầu hoạt động, ngân sách tỉnh phải bù đắp phần còn lại. Tình trạng này kéo dài nhiều năm, do ngân sách khó khăn nên An Giang từng đề nghị chuyển giao trường về Bộ GD – ĐT nhưng không được.
Sau đó, trường ĐH An Giang được chuyển về làm thành viên của ĐHQG TP. HCM. Mùa tuyển sinh 2002, trường ĐH An Giang phải tuyển bổ sung đến đợt thứ 2 cho 35 ngành đào tạo, với điểm sàn từ 15 – 20 điểm tùy theo ngành.
Hệ quả nhãn tiền của việc chạy đua nâng cấp trường đại học, cao đẳng là việc tuyển sinh rất èo uột.
Tương tự, trường ĐH Bạc Liêu thành lập từ năm 2006 nhưng đến nay tuyên sinh vẫn rất èo uột. Từ năm 2017 đến năm 2018, ngành Tài chính ngân hàng có chỉ tiêu tuyển sinh 100 sinh viên nhưng chỉ có 67 thí sinh trúng tuyển, ngành Khoa học Môi trường chỉ tiêu tuyển sinh cũng là 100 nhưng có 43 thí sinh trúng tuyển, ngành Bảo vệ thực vật và Chăn nuôi không có thí sinh nào trúng tuyển. Năm 2019 và 2020, tình cảnh èo uột trong tuyển sinh cũng diễn ra với trường ĐH Bạc Liêu.
Còn trường ĐH Đồng Tháp thành lập từ năm 2003 nhưng đến nay nhiều ngành tuyển sinh vẫn rất ảm đạm. Năm 2018, hàng loạt ngành không có thí sinh trúng tuyển như Sư phạm Vật lý, Sư phạm Tin học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Mỹ thuật.
Những ngành khác như Sư phạm Địa lý, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Lịch sử, dù chỉ tiêu mỗi ngành là 20 nhưng tính trung bình chỉ có 5,7 thí sinh trúng tuyển mỗi ngành. Năm 2020, trường cũng phải xét tuyển bổ sung nhưng không có nhiều thí sinh quan tâm.
Tại miền Trung, trường ĐH Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) hay trường ĐH Phú Yên cũng chung hoàn cảnh khi kết quả tuyển sinh hằng năm chỉ đạt khoảng 40 – 60% so với chỉ tiêu. Ở TP. HCM, trường ĐH tài nguyên và Môi trường được nâng cấp lên đại học vào ngày 14/10/2011, từ trường cao đẳng Tài nguyên và Môi trường TP. HCM.
Thế nhưng, từ khi lên đại học đến nay, hầu như năm nào trường cũng phải chật vật trong khâu tuyển sinh. Năm 2020, trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP. HCM thông báo xét tuyển bổ sung đến 14/17 ngành bằng cả hai phương thức điểm học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT. Riêng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp, trường xét bổ sung 756 chỉ tiêu, mỗi ngành dao động từ 26 đến 100 chỉ tiêu.
Một chuyên gia giáo dục cho rằng, trong một thời gian dài, chúng ta chạy đua nâng cấp, thành lập trường một cách ồ ạt và đã bỏ qua các điều kiện đảm bảo chất lượng, như cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên… Và rồi, những trường thiếu thốn những điều kiện đảm bảo chất lượng được cấp chỉ tiêu, tuyển sinh ồ ạt nên việc đào tạo không có chất lượng là điều tất yếu.
Không chỉ vậy, việc tuyển sinh, đào tạo lại không gắn với nhu cầu thực tế nên mới có tình trạng chỉ tiêu nhiều nhưng không có người học, hoặc sinh viên ra trường không kiếm được việc làm. Vì thế, các trường phải công khai minh bạch về điều kiện đảm bảo chất lượng, về tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm và Nhà nước cần huy động lực lượng xã hội tham gia giám sát.
Rất nhiều nguy cơ đang bủa vây trường cao đẳng sư phạm, đại học địa phương
Hiện nay các trường cao đẳng sư phạm địa phương đang gặp phải những khó khăn rất lớn, có nguy cơ bị giải thể.
Theo Luật Giáo dục 2019 tại các địa phương (Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương) hiện chỉ có 2 loại hình cơ sở giáo dục đại học địa phương là trường cao đẳng sư phạm địa phương và trường đại học địa phương (đều do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý).
Các trường cao đẳng khác thuộc Giáo dục nghề nghiệp, do Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội quản lý.
Tại Việt Nam, hệ thống các trường cao đẳng sư phạm được hình thành từ rất lâu (gần 60 năm), trực thuộc chính quyền địa phương và được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu của địa phương.
Trong khi đó, các trường đại học sư phạm trước đây chỉ đào tạo giáo viên trung học phổ thông và một số năm gần đây mới được giao thêm nhiệm vụ đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở trình độ đại học với số lượng hạn chế.
Tuy nhiên, hiện nay các trường cao đẳng sư phạm địa phương đang gặp phải những khó khăn rất lớn, có nguy cơ bị giải thể.
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) chỉ ra một số nguyên nhân rằng:
Thứ nhất, do sự thay đổi trình độ chuẩn của giáo viên phổ thông theo Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019 nên chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo giáo viên tiểu học và trung học cơ sở (nguồn tuyển sinh chính của trường cao đẳng sư phạm trước đây) bị cắt chuyển hẳn cho khoảng 10 trường đại học sư phạm trong khi hầu hết các trường này lại chưa có bề dày kinh nghiệm trong việc đào tạo các loại giáo viên đó.
Nhiều năm nay Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh (ảnh: Báo Gia Lai)
Thứ hai, do định hướng quy hoạch hệ thống trường sư phạm của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên một số trường cao đẳng sư phạm địa phương đã được sáp nhập vào các trường đại học sư phạm trọng điểm quốc gia.
"Đây là một sự gán ghép khiên cưỡng giữa các trường khác đẳng cấp, gây thiệt thòi lớn cho những trường địa phương có đẳng cấp thấp hơn khi phải chấp nhận tiêu chuẩn của trường đẳng cấp cao hơn trong việc bố trí sử dụng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý", ông Khuyến nói.
Thứ ba, ở một số địa phương trường cao đẳng sư phạm sau khi đã teo tóp do bị cắt giảm nhiệm vụ (chỉ còn đào tạo giáo viên mầm non) có khả năng trở thành một khoa trong trường dạy nghề, chịu sự điều chỉnh theo hướng "nghề hóa" như chỉ đạo hiện nay của Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Từ các nguyên nhân trên, qua khảo sát thực tế, có thể thấy nguy cơ tiêu vong hệ thống trường sư phạm địa phương -một hệ thống sư phạm đã được xây dựng và tồn tại từ gần 60 năm qua- là rõ ràng.
Còn về các trường đại học địa phương, theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, trong thời gian vừa qua, có một hiện tượng rất đáng lo ngại là xu hướng lãnh đạo ở không ít địa phương đang cố gắng vận động sáp nhập trường đại học của địa phương mình vào một số đại học trọng điểm quốc gia để hy vọng các trường này được trở thành trường thành viên của các đại học đó.
Theo Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đây là một động thái rất nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy cơ làm suy yếu nghiêm trọng hệ thống giáo dục đại học đất nước.
Kinh nghiệm thế giới cũng như thực tiễn Việt Nam nhiều năm qua cho thấy một nền giáo dục đại học tốt cần có sự phân tầng, một nền giáo dục đại học phân tầng hoàn toàn không thừa nhận những cơ sở giáo dục đại học chất lượng thấp.
Phân tầng ở đây chỉ có nghĩa là chấp nhận sự đa dạng về sứ mệnh của các trường đại học. Trên thế giới phân tầng giáo dục đại học chủ yếu nhằm 2 mục đích:
Một là, thực hiện sự phân cấp quản lý hợp lý đối với hệ thống giáo dục đại học nhằm khắc phục những hạn chế của một hệ thống giáo dục tập trung cồng kềnh vốn là sản phẩm của thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp .
Hai là, mở ra sự công bằng hơn trong giáo dục đại học, tạo thuận lợi cho các vùng miền có mức độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, nhất là ở những địa phương kinh tế-xã hội còn chậm phát triển, sớm đạt được sự phát triển đồng đều nhờ có nguồn nhân lực trình độ cao bám sát nhu cầu đặc thù của chính địa phương đó, do người dân của địa phương đó có thêm cơ hội thuận lợi được tiếp cận với giáo dục đại học .
Do đó, việc sáp nhập các trường đại học địa phương vào các đại học trọng điểm quốc gia về hình thức theo một số người được xem là một giải pháp quan trọng góp phần nâng cao đẳng cấp và năng lực tài chính cho các trường này (vốn hiện đang gặp khó khăn về nguồn lực huy động) nhưng trên thực tế điều kỳ vọng đó sẽ không đạt được, thậm chí còn làm cho các trường địa phương dễ có nguy cơ bị tiêu vong hơn.
Theo đó, Tiến sĩ Khuyến minh chứng:
Một là, việc đưa trường đại học địa phương trở thành một trường thành viên của đại học trọng điểm quốc gia là một sự hợp nhất khiên cưỡng do hai loại trường này có sứ mệnh khác nhau, chuẩn mực kiểm định khác nhau, cơ cấu trình độ nhân lực khác nhau; nói khác đi, có đẳng cấp khác nhau.
Do đó khi trở thành trường thành viên của đại học trọng điểm quốc gia trường đại học địa phương để được mang thương hiệu đẳng cấp quốc gia thì buộc phải xem xét lại nhiệm vụ của mình, kiện toàn lại trình độ đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, đổi mới trang thiết bị và cơ sở vật chất, thay đổi lại ngành nghề và chương trình đào tạo, trong khi trường đại học địa phương còn chưa phù hợp trước những thay đổi như vậy.
"Tôi được biết hiện nay trên thế giới không hề có kiểu gán ghép trường như vậy", chuyên gia này nhấn mạnh.
Hai là, trong một đại học đa lĩnh vực trọng điểm quốc gia, các trường thành viên đều là những trường chuyên ngành, trong khi trường đại học địa phương vốn là trường đa lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực đa dạng chủ yếu phục vụ nhu cầu địa phương.
Ba là, khi trường đại học địa phương trở thành thành viên của đại học trọng điểm quốc gia thì sứ mệnh phục vụ nhu cầu đa dạng về nguồn nhân lực trình độ cao cho chiến lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và để giúp cho người dân của địa phương được thêm cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học sẽ không còn nữa. Đây là một thiệt thòi lớn cho cộng đồng người dân tại địa phương.
Hiện nay một số tỉnh đang gặp khó khăn trong việc huy động ngân sách hoạt động cho các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập tại địa phương , trong đó có các trường đại học địa phương.
Do đó, xuất hiện xu hướng muốn sáp nhập trường đại học địa phương vào các đại học trọng điểm quốc gia để hy vọng các đại học này sẽ hổ trợ giúp nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học, đồng thời cung cấp ngân sách dồi dào cho các trường đại học địa phương.
Tuy nhiên thông qua thực tế đã và đang diễn ra hiện nay, các trường địa phương đã sáp nhập hầu như không nhận được sự hổ trợ về ngân sách từ các đại học trọng điểm quốc gia trong khi lại phải thay đổi sứ mệnh, chương trình đào tạo, cơ cấu nhân lực ... cho phù hợp với sứ mệnh mới của mình .
Ở một số nơi có tình trạng trường "thành viên địa phương" còn phải có nghĩa vụ đóng góp cho "trường mẹ".
Thực hiện kế hoạch hoạt động của Hiệp hội trong năm 2020, ngày 8/10, thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp với Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ các trường cao đẳng sư phạm đã tổ chức tọa đàm với chủ đề "Đào tạo, Bồi dưỡng giáo viên và nhiệm vụ của trường cao đẳng sư phạm".
Nhiều ngành "hiếm" người học, các trường tìm cách cứu gỡ Điều đáng chú ý của mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm nay đó là có nhiều ngành học truyền thống, ngành tiêu biểu của trường thế nhưng vẫn không tuyển được thí sinh. Có ngành thậm chí của một trường chỉ tuyển được 1-2 chỉ tiêu. Có trường cùng một lúc nhiều ngành phải tuyển bổ sung nhưng vẫn...