Tuyển sinh ĐH đợt 1: Có trường thiếu cả ngàn chỉ tiêu
Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, thí sinh trúng tuyển đợt 1 hoàn tất xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ đến 17 giờ ngày 30.9.
Hiện tại tình hình thí sinh xác nhận nhập học đợt 1 ở các trường rất khác nhau.
Nhiều trường đủ chỉ tiêu, không tuyển bổ sung
Ghi nhận thông tin từ nhiều trường ĐH, dù đến 17 giờ ngày 30.9 mới hết thời gian xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ GD-ĐT nhưng tỷ lệ thí sinh (TS) đã thực hiện đến chiều qua (29.9) ở mức cao. Một số trường cho biết đã tuyển đủ chỉ tiêu và chuẩn bị bước vào năm học mới ngay trong tuần sau.
Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết tỷ lệ TS xác nhận nhập học của trường ở mức khoảng 101% so với chỉ tiêu. Trong đó, có 2 ngành tuyển chưa đủ chỉ tiêu dự kiến nhưng vẫn đảm bảo từ 40 sinh viên/ngành nên trường quyết định không xét tuyển bổ sung. Theo đúng kế hoạch, trường hoàn tất việc nhập học đồng thời với xác nhận nhập học trực tuyến vào 17 giờ ngày 30.9 để bắt đầu năm học mới trong tuần sau.
Thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học một trường ĐH tại TP.HCM
Tương tự, tiến sĩ Lê Trung Đạo, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính – Marketing, cho biết tỷ lệ TS xác nhận nhập học trực tuyến của trường đảm bảo mức 100% chỉ tiêu. Tỷ lệ TS nhập học trực tiếp tại trường hiện cũng đạt trên 80%.
“Trường vẫn còn 3 ngày tiếp nhận TS đến trường làm thủ tục nhập học trực tiếp. Tuy nhiên, sau thời điểm này trường vẫn tạo điều kiện cho TS làm thủ tục nhập học, đặc biệt những em đang bị ảnh hưởng bởi bão lũ, với điều kiện các TS đã xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống của Bộ”, ông Đạo lưu ý thêm.
Video đang HOT
Trường ĐH Kinh tế – luật cũng có tỷ lệ nhập học khá sát với tỷ lệ xác nhận trực tuyến (khoảng 101%). Trong số hơn chục TS không xác nhận nhập học, nhiều trường hợp trúng tuyển điểm cao nhưng chọn du học.
Tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, tỷ lệ xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ cũng đạt khoảng 95%. Tuy nhiên, trong số TS trúng tuyển vẫn còn hơn 100 trường hợp chưa xác nhận. Thạc sĩ Trần Vũ, Trưởng phòng Thông tin – truyền thông, cho biết một vài ngành tỷ lệ nhập học chưa cao nhưng trường dự kiến không xét tuyển bổ sung. Một phần do chỉ tiêu thiếu không nhiều, phần vì không muốn kéo dài thêm thời điểm bắt đầu năm học mới.
Trường tuyển bổ sung cả ngàn chỉ tiêu
Ngược lại, rất nhiều trường ĐH đã thông báo xét tuyển bổ sung ngay khi vừa công bố điểm chuẩn đợt 1. Trong đó, kể cả những trường ĐH vốn có nhiều TS quan tâm nhưng vẫn xét bổ sung tới 2 lần như Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM. Ở đợt xét tuyển bổ sung ngày 15.9, trường xét 8 ngành (mỗi ngành từ 10 – 30 chỉ tiêu) bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Sau đó, trong thông báo xét tuyển bổ sung lần 2 ngày 23.9, trường tiếp tục xét tuyển thêm 9 ngành (10 – 50 chỉ tiêu mỗi ngành) bằng đồng thời 4 phương thức: ưu tiên xét tuyển, xét kết quả học tập lớp 12, kết quả kỳ thi tốt nghiệp và điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM.
Một trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM là Trường ĐH Quốc tế cũng xét bổ sung 6 ngành do trường cấp bằng (mỗi ngành 5 – 30 chỉ tiêu) và nhiều ngành thuộc chương trình do trường nước ngoài cấp bằng. Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng thông báo còn hơn 500 chỉ tiêu nhiều ngành cho đợt xét bổ sung sắp tới. Đáng chú ý, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM dù có điểm chuẩn nhiều ngành giảm mạnh so với năm ngoái nhưng vẫn đang xét tuyển bổ sung 9 ngành theo cả 2 phương thức điểm thi tốt nghiệp và học bạ. Trong đó, các ngành tuyển bổ sung tới 90 chỉ tiêu như: kỹ thuật cơ khí (cơ khí ô tô và cơ điện tử ô tô), khoa học hàng hải (quản lý cảng và logistics)…
Các trường ĐH ngoài công lập cũng thông báo xét tuyển bổ sung nhiều ngành, có trường phải xét bổ sung cả ngàn chỉ tiêu. Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Bình, Phó trưởng phòng phụ trách đào tạo và công tác sinh viên Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM, cho biết ở đợt 1 trường có hơn 400 TS trúng tuyển xác nhận nhập học trong tổng số 2.045 chỉ tiêu năm nay. Ở đợt bổ sung, trường tiếp tục xét tuyển khoảng 1.600 chỉ tiêu đồng thời 3 phương thức: điểm thi tốt nghiệp, xét học bạ và điểm kỳ thi đánh giá năng lực.
Một số trường thông báo xét tuyển bổ sung cũng gây chú ý, chẳng hạn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Tuy nhiên, theo thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo, trường chỉ xét tuyển bổ sung 1 ngành mới mở trong năm nay là sư phạm công nghệ, do nhiều TS chưa biết đến. Một số trường khác xét tuyển bổ sung các ngành thuộc phân hiệu như Trường ĐH Kinh tế TP.HCM…
Tuyển sinh năm 2022: Vì sao còn nhầm lẫn, sai sót?
PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT, đã lý giải về việc còn có nhầm lẫn, sai sót trong tuyển sinh ĐH năm 2022.
- Phóng viên : Hôm nay, 30-9, hệ thống xác nhận xét tuyển đại học sẽ đóng lại, cũng là cơ bản hoàn thành một mùa tuyển sinh với nhiều thay đổi về mặt kỹ thuật của Bộ GD-ĐT. Nhìn lại hoạt động tuyển sinh vừa qua, bà có chia sẻ gì?
Bà Nguyễn Thu Thủy: Về tổng thể, công tác tuyển sinh năm 2022 có những điều chỉnh tích cực, đặc biệt là sự chuyển đổi mạnh mẽ về ứng dụng công nghệ. Việc tổ chức đăng ký và xử lý nguyện vọng xét tuyển trực tuyến không chỉ bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, giảm thiểu số lượng thí sinh ảo mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, trong đó đảm bảo việc minh bạch hóa công tác tuyển sinh của cả hệ thống.
Bà Nguyễn Thu Thủy
Ngoài ra, xét tuyển chung là khâu kỹ thuật để giúp các trường tránh tình trạng một thí sinh trúng tuyển vào quá nhiều trường, mất cơ hội của những thí sinh khác. Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung, xử lý nguyện vọng chung tạo ra sự bình đẳng, công bằng cho thí sinh và cho các cơ sở đào tạo. Đến nay, trên 80% thí sinh đã xác nhận nhập học trên hệ thống. Điều này cho thấy năm nay, tỉ lệ thí sinh ảo đã giảm mạnh so với nhiều năm trước trong xét tuyển đợt 1.
Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung giúp đẩy mạnh sự minh bạch trong công tác tuyển sinh trong toàn ngành. Bộ GD-ĐT có cơ sở dữ liệu toàn bộ, đầy đủ, chính xác về kết quả tuyển sinh của các trường, là công cụ hữu hiệu để phân tích chính sách, từ đó có thể kịp thời điều chỉnh những bất cập, hạn chế.
Quá trình triển khai công tác tuyển sinh năm 2022 cũng đã giúp phát hiện những vấn đề còn bất cập trong thực tiễn. Ví dụ như có trường tổ chức xét tuyển sớm theo học bạ dành tỷ lệ chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ quá nhiều, có trường không chủ động xác định được số lượng thí sinh nhập học dẫn đến vượt chỉ tiêu, vì vượt chỉ tiêu nên phải giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, dẫn tới điểm trúng tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT tăng.
Việc xét tuyển sớm ở một góc độ nào đó gây mất công bằng cho thí sinh, không lựa chọn được các thí sinh có chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, chính việc xét tuyển sớm yêu cầu thí sinh phải nộp hồ sơ vào nhiều trường, với nhiều thủ tục khai báo và các minh chứng kèm theo, trong khi theo quy định thí sinh vẫn phải khai báo trên hệ thống chung, từ đó gây nhiễu loạn thông tin, làm cho thí sinh nhầm lẫn, sai sót.
- Thưa bà, h ệ thống lọc ảo chung của Bộ GD - ĐT được đánh giá là nhiều ưu việt nhưng vẫn có ý kiến cho rằng khi tất cả các phương thức xét tuyển đều được Bộ GD - ĐT lọc ảo chung, các trường hoàn toàn không xác định điểm sàn và điểm chuẩn trước vì không lường được lượng thí sinh ảo ở nhiều phương thức ?
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có trên 80% thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học, các năm trước con số tối đa là 63%, riêng năm 2021 chỉ đạt 55,3% thí sinh trúng tuyển nhập học. Như vậy, vai trò của việc lọc ảo là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Việc xét tuyển theo các phương thức xét tuyển sớm đã được các trường triển khai thực hiện từ năm 2021 trở về trước. Thí sinh phải đăng ký xét tuyển và nộp hồ sơ vào nhiều trường, nhiều phương thức xét tuyển. Điều này gây nên lãng phí, mất thời gian, công sức xác nhận giấy tờ của các trường phổ thông và có thể trúng tuyển vào nhiều trường nhưng chỉ có thể nhập học vào một trường.
Từ những bất cập này, để thí sinh chỉ có thể trúng tuyển với nguyện vọng mong muốn nhất vào một trường, một ngành theo một phương thức xét tuyển, năm 2022 Bộ GD-ĐT quy định tất cả các thí sinh xét tuyển theo các phương thức khác đều phải đăng ký xét tuyển trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung. Bộ GDĐT cũng khuyến cáo các trường tổ chức xét tuyển tất cả các phương thức cùng với thời gian lọc ảo toàn quốc để có thể chủ động điều chỉnh được mức điểm trúng tuyển giữa các phương thức, đảm bảo sự công bằng giữa các phương thức xét tuyển và lựa chọn được những thí sinh có chất lượng tốt nhất vào học tập tại trường.
Có ý kiến cho rằng, các trường hoàn toàn không xác định điểm sàn và điểm chuẩn trước vì không lường được lượng thí sinh ảo ở nhiều phương thức. Đây là nhận định không chính xác. Điểm sàn do các trường quy định nhằm hạn chế hồ sơ đăng ký không đáp ứng yêu cầu đầu vào; các trường xác định điểm trúng tuyển theo nguyên tắc xét từ điểm cao xuống thấp theo chỉ tiêu, chứ không thể ấn định "điểm chuẩn" trúng tuyển ngay từ đầu.
- Hệ thống kỹ thuật rối, gây thiệt thòi cho thí sinh khi có thí sinh đỗ thành trượt, cũng là một trong những phản ánh về tuyển sinh năm nay. Bộ GD-ĐT cũng như các trường đã có những hỗ trợ như thế nào với những trường hợp thí sinh?
Có những thời điểm có tới hàng trăm ngàn lượt truy cập trong cùng khoảng thời gian trên Cổng thông tin tuyển sinh và Cổng dịch vụ công quốc gia, dẫn tới khó có thể tránh khỏi việc xuất hiện một số vấn đề phát sinh hay sai sót. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp sai sót hay khó khăn đều được tích cực khắc phục, giải quyết, qua đó đảm bảo đầy đủ quyền lợi chính đáng của thí sinh ngay trong năm nay.
Trong quá trình tổ chức đăng ký xét tuyển, lọc ảo và công bố kết quả, Bộ GD-ĐT đều đã hướng dẫn để tổ kỹ thuật và các trường đại học phối hợp sửa các lỗi nhầm lẫn, sai sót trong quá trình nhập dữ liệu của thí sinh nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của thí sinh. Đến nay, hầu hết các trường hợp sai sót đã được giải quyết, số còn lại đang được các trường tiếp tục rà soát và xử lý.
- Phải chăng do hệ thống công nghệ xét tuyển đại học chưa được kiểm nghiệm trong thực tế đã sử dụng trong tuyển sinh năm nay? Bộ GD-ĐT cũng chưa đánh giá tác động, chưa lường hết được vấn đề nên đã gây ra những khó khăn cho thí sinh?
Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung năm 2022 không phải được xây mới hoàn toàn mà được kế thừa từ hệ thống đã được triển khai thực hiện thành công từ các năm trước đây. Năm 2021 thí sinh đã đăng ký xét tuyển trực tuyến và 100% thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tuyển trên Hệ thống. Năm 2022, Hệ thống chỉ nâng cấp để thí sinh có thể đăng ký xét tuyển tất cả các nguyện vọng trên hệ thống và nộp lệ phí cho phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Với một Hệ thống lớn, đòi hỏi độ chính xác cao, Bộ GD-ĐT đã triển khai nhiều giải pháp với quy trình chặt chẽ, trong đó có việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tăng cường truyền thông để các đối tượng tham gia biết và thực hiện. Bộ đồng thời cũng đã dự liệu các tình huống có thể xảy ra để kịp thời giải quyết. Mặc dù vậy, đa phần thí sinh tham gia Hệ thống lần đầu, hầu hết lại chưa có tài khoản và chưa từng giao dịch không sử dụng tiền mặt, vì vậy khó khăn là không thể tránh khỏi.
Tuyển sinh đại học năm 2022: Hồi hộp chờ thí sinh nhập học Sau 1 tuần Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) mở hệ thống xác nhận nhập học trực tuyến, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển đại học (ĐH)qua hình thức này đạt 80%. Tuy nhiên, cũng có trường thông báo xét tuyển bổ sung 100% chỉ tiêu của năm nay như Trường ĐH Hùng Vương TP HCM. Sinh viên Trường Đại học Kinh...