Tuyển sinh ĐH, CĐ: Thi tuyển hay xét tuyển?
Theo giáo sư – tiến sĩ Bùi Khánh Thế, Phó hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ tin học TP HCM, các trường không nên đặt nặng vấn đề “đầu vào” bằng cách tổ chức thi tuyển.
Sau 8 năm thực hiện thi theo hình thức “ba chung”, nhiều trường vẫn trung thành với phương án xét tuyển để giảm bớt chi phí. Tuy nhiên, một số trường vẫn không ngại tốn kém tổ chức thi tuyển, vì cho rằng phương án này giúp chất lượng đầu vào tốt hơn.
Mùa thi năm 2010, CĐ Văn hóa nghệ thuật TP HCM sẽ tổ chức tuyển sinh trong cả nước, tổ chức thi tất cả ngành, thay vì xét tuyển đối với khối C từ kết quả thi ĐH và chỉ tổ chức thi các khối năng khiếu như những năm trước. Trong khi đó, ĐH Kỹ thuật công nghệ TP HCM lại đổi sang xét tuyển thay vì thi tuyển. Trường xét, trường thi Theo bà Phùng Phối Anh, Phó phòng đào tạo CĐ Văn hóa nghệ thuật TP HCM, từ năm 2010, sẽ tổ chức thi tuyển tất cả ngành, kể cả các môn văn hóa. Nguyên nhân của sự thay đổi này được bà Phối Anh lý giải là do kết quả xét tuyển các ngành khối C và các môn văn hóa những năm trước không được như ý, khiến trường bị động trong việc lựa chọn thí sinh.
Tương tự, tại ĐH Kỹ thuật công nghệ TP HCM, từ năm 2002 đến năm 2009, trường vẫn trung thành với hình thức thi tuyển. Tuy nhiên, mới đây, hội đồng tuyển sinh trường thống nhất từ năm 2010, sẽ chuyển sang hình thức xét tuyển. Theo thạc sĩ Nguyễn Thanh Giang, Trưởng Phòng đào tạo trường này, nếu tổ chức thi tuyển, trường sẽ chủ động trong việc tuyển chọn thí sinh đầu vào, chất lượng cũng đảm bảo hơn. Tuy nhiên, sau 7 năm tổ chức thi tuyển, trường phải bù lỗ chi phí tuyển sinh khá lớn, do không được… bù lỗ”, ông Giang cho biết lý do dẫn tới sự thay đổi và cho biết thêm: thay vì tốn kinh phí tổ chức thi tuyển như mọi năm, năm nay trường dùng khoản này để quảng bá tuyển sinh và các ngành nghề đào tạo.
Ngược lại, dù thành lập từ năm 2005, nhưng ngay từ năm 2006, CĐ Kỹ Thuật Lý Tự Trọng, TP HCM lại mạnh dạn tổ chức thi tuyển. Ông Đỗ Văn Hùng, Phó hiệu trưởng, cho biết: “Năm 2005, do mới thành lập, phụ huynh, thí sinh chưa biết về trường nhiều nên phải xét tuyển; nhưng từ năm 2006 trở đi, trường quyết định tổ chức thi tuyển để chủ động trong việc lựa chọn đầu vào”.
Thi tuyển: tốn kém, lãng phí
Video đang HOT
Theo giáo sư – tiến sĩ Bùi Khánh Thế, Phó hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ tin học TP. HCM, các trường không nên đặt nặng vấn đề “đầu vào” bằng cách tổ chức thi tuyển. Bởi lẽ, hình thức này vừa tốn kém tiền bạc, vừa lãng phí công sức. Ông Thế cho rằng thay vào đó các trường nên đầu tư, cải thiện chương trình đào tạo để nâng chất lượng “đầu ra” của sinh viên. “Xu hướng hiện nay trên thế giới, người ta thường nhìn vào chất lượng đào tạo và đầu ra của sinh viên để đánh giá chất lượng và khẳng định thương hiệu của một trường ĐH”, giáo sư Thế cho biết.
Đồng tình với quan điểm trên, tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, Giám đốc trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đại học, ĐH quốc gia TP. HCM, thông tin thêm: Ở một số nước, thay vì tổ chức nhiều kỳ thi tuyển sinh, nhiều trường ĐH sử dụng kết quả học tập bậc phổ thông, xét học bạ để đánh giá khả năng thành công ở bậc ĐH của ứng viên. Theo tiến sĩ Phương Anh, học bạ sẽ cho phép nhìn nhận năng lực của người học trong suốt một quá trình, chứ không phải ở điểm cuối, nên công tác đánh giá công bằng hơn. Và cách làm này sẽ tạo sự liền mạch trong quá trình giáo dục, từ trung học lên đại học, tạo điều kiện hợp tác chặt chẽ giữa trường ĐH và phổ thông. Tuy nhiên, tiến sĩ Phương Anh cũng bày tỏ e ngại: “Đáng tiếc tại Việt Nam, hiện còn nhiều bất cập trong giáo dục phổ thông nên việc xét tuyển ĐH bằng kết quả học tập ở bậc học này vẫn là vấn đề phải cân nhắc”.
Theo Báo Đất Việt
Mua và nộp hồ sơ thi ĐH, CĐ ở đâu?
Học sinh đã có thể bắt đầu mua hồ sơ. Học sinh đang học THPT mua tại trường theo học; thí sinh tự do mua tại các phòng GD&ĐT quận, huyện và các điểm bán hồ sơ lẻ hoặc các hiệu sách.
Tôi nghe nói, hồ sơ của tỉnh nào thì có dấu của Sở GD&ĐT tỉnh đó, thậm chí còn có tem bảo đảm có đúng không? Vậy làm thế nào tôi biết được đâu là hồ sơ thật đâu là hồ sơ giả để hồ sơ ĐKDT của tôi được chấp nhận tại trường ĐH tôi dự thi?
Bộ GD&ĐT đã công bố và gửi mẫu hồ sơ ĐKDT thống nhất trên toàn quốc đến các Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố. Có tỉnh đóng dấu vào hồ sơ, có tỉnh không.
Bạn hãy mua hồ sơ ĐKDT ở các điểm đáng tin cậy và khi nộp hồ sơ thì cán bộ thu nhận sẽ cảnh báo nếu hồ sơ của bạn không hợp lệ. Vậy bạn đừng quá lo lắng.
Tôi là thí sinh tự do, tôi tốt nghiệp năm 2009 tại một tỉnh phía Bắc, hiện nay tôi sống ở phía Nam, nếu tôi mua một bộ hồ sơ ĐKDT ở TPHCM và gửi về quê nhà ở miền Bắc để ĐKDT thì có hợp lệ không, mã đơn vị ĐKDT là bao nhiêu?
Về nguyên tắc, thí sinh tự do nộp ở đâu cũng được, nhưng phải xác nhận hộ khẩu ở nơi đang quản lý hộ khẩu của bạn. Bạn nộp hồ sơ ở đâu thì ở đó có mã số vì mã đăng ký dự thi quy định cụ thể tới từng huyện. Người nhận hồ sơ ĐKDT sẽ giúp bạn tìm hiểu mã ĐKDT tại nơi bạn nộp hồ sơ dự thi.
Tôi đang là quân nhân, nộp hồ sơ tại đơn vị hay tại nơi đóng quân? Khi thi xong giấy báo sẽ được gửi về đâu? Hồ sơ dự thi do ai xác nhận?
Bạn đang là quân nhân nên hồ sơ của bạn phải do trung đoàn xác nhận; nếu thi trường trong quân đội thì nộp theo tuyến của quân đội; nếu thi trường ngoài thì nộp hồ sơ tại quận huyện nơi đóng quân. Giấy báo sẽ được gửi theo phong bì bạn đã đề sẵn địa chỉ khi nộp hồ sơ.
Tôi mua hồ sơ ở Hà Nội, trên hồ sơ có đề rõ: Sở GD&ĐT Hà Nội và tôi gửi hồ sơ về nộp tại Vinh có được không?
Bạn có thể mua hồ sơ ở nơi này và nộp hồ sơ ở nơi khác một cách bình thường.
Tôi là bộ đội xuất ngũ vậy hạn nộp hồ sơ tại các điểm cho các đối tượng đã qua quân ngũ như tôi như thế nào?
Tôi tốt nghiệp THPT 2 năm, đang trong quân ngũ, muốn thi ĐH phải làm thế nào?
Tất cả các đối tượng dự thi các trường ĐH, CĐ ngoài dân sự đều tuân thủ theo lịch tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT và nộp hồ sơ tại các trường THPT (nếu đang học THPT) và tại các điểm thu nhận hồ sơ quận huyện tại nơi sinh sống (nếu là thí sinh tự do) từ ngày 10-3 hết ngày 10-4-2010.
Ngoài ra, từ 11- 4 đến 17-4 các thí sinh còn có thể nộp hồ sơ tại các trường ĐH, CĐ. Các thí sinh dự thi vào các trường thuộc lực lượng vũ trang thì nộp hồ sơ theo tuyến riêng do quân đội quy định.
Các đối tượng đã ra quân xin lưu ý, thời hạn bạn được hưởng chế độ ưu tiên cộng điểm là trong 18 tháng tính từ thời điểm thôi phục vụ trong quân đội.
Tôi là quân nhân muốn làm hồ sơ ĐKDT thì khai hộ khẩu ở đâu và có nhất thiết phải xin dấu đơn vị không?
Theo quy chế, bạn nhất thiết phải xin xác nhận hồ sơ của trung đoàn đang quản lý bạn. Nếu ra quân rồi thì bạn mới xin xác nhận ở nơi quản lý hộ khẩu.
Theo Tiền Phong
Tuyển sinh năm 2010: Đừng để lặp lại những chuyện "bi hài" Hồ sơ ĐKDT bị "phi tang" chỉ để lấy tiền tiều tiêu xài. Trường không tổ chức thi "ngóng trông" chờ được "cấp" dữ liệu. Thí sinh lao đao đi tìm giấy chứng nhận kết quả thi... Những câu chuyện "không tưởng" ở các mùa tuyển sinh trước đây liệu có còn lặp lại? Câu chuyện tưởng chừng như "khó tin" nhưng lại...