Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2020: Thí sinh không xác nhận nhập học sẽ bị hủy kết quả trúng tuyển
Theo quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2020 do Bộ GD&ĐT công bố, nếu quá thời hạn mà thí sinh không xác nhận nhập học sẽ được hiểu là từ chối nhập học và trường được xét tuyển thí sinh khác.
Nhiều đại học hủy kỳ thi riêng để tuyển sinh năm 2020
Ngày 18/5 vừa qua, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã tổ chức họp và quyết định không tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng như các thông báo trước đó. Lý do là thời gian không còn nhiều để nhà trường kịp chuẩn bị các điều kiện theo yêu cầu của Bộ GDĐT về việc tổ chức kỳ thi riêng.
Năm nay, Trường Đại học Tôn Đức Thắng vẫn sẽ sử dụng 3 phương thức xét tuyển: Xét theo kết quả học tập bậc THPT; xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và xét tuyển thẳng như những năm trước.
Trường Đại học Công nghệ TPHCM cũng thông báo hủy kỳ thi tuyển sinh riêng dự kiến tổ chức vào giữa tháng 7/2020. Các trường y dược cũng quyết định không tổ chức kỳ thi riêng mà sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.
Nhiều Đại học hủy kỳ thi riêng, sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân: Trước đó vào ngày 14/4, trường ĐH Kinh tế Quốc dân thông báo nếu không tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia do dịch COVID-19 thì nhà trường dự kiến sẽ tự tổ chức kỳ thi riêng vào tháng 8 với 8 môn thi.
Tuy nhiên khi Thủ tướng đồng ý cho Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2020 (thay cho kỳ thi THPT Quốc gia trước đây), trường này đã hủy phương án thi và thực hiện xét tuyển kết quả tốt nghiệp THPT năm 2020. Trường ĐH Kinh tế quốc dân chỉ lấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 để xét tuyển vào đại học chính quy. Cùng với hình thức xét tuyển trên, trường sẽ xét tuyển thẳng thí sinh có IELTS 5.5 trở lên.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM: Trường vừa quyết định điều chỉnh các phương thức tuyển sinh đã công bố trước đây để phù hợp với phương án thi mới của Bộ GD-ĐT. Theo đó, trường sẽ có 4 phương thức xét tuyển khác nhau, trong đó chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp môn giảm xuống còn 40% (trước đó là 80%).
Phương thức xét tuyển dựa theo điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp môn điều chỉnh lên thành 40% tổng chỉ tiêu. Hai phương thức xét tuyển còn lại chiếm 10% ở mỗi phương thức đó chính là xét kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM năm 2020 với thí sinh có điểm từ 700 trở lên và xét tuyển thẳng học sinh giỏi từ kết quả học tập 5 học kỳ các năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12.
Video đang HOT
ĐHQG Hà Nội: Sau thông báo từ Bộ GD-ĐT, trường ĐHQG Hà Nội cũng đã công bố những thay đổi trong phương án tuyển sinh trong năm 2020. Theo đó, trường sẽ triển khai kỳ thi tuyển sinh riêng theo hình thức đánh giá năng lực rút gọn. Kỳ thi sẽ diễn trong 1 ngày, dự kiến vào khoảng cuối tháng 7/2020 và trước kỳ thi Tốt nghiệp THPT do Bộ GD-ĐT tổ chức. Bài thi của ĐHQG Hà Nội sẽ kiểm tra các năng lực cơ bản của thí sinh bao gồm Toán (90 phút); Bài viết luận (60 phút); Ngoại ngữ (60 phút); Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội (60 phút).
Ngoại trừ bài luận thi viết, các bài thi còn lại sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm trên giấy theo thang điểm 100. Ngoài xét tuyển theo kết quả của kỳ thi riêng, ĐHQG Hà Nội sẽ tuyển sinh theo các phương thức khác như xét tuyển thẳng; Xét tuyển hồ sơ thí sinh (dựa trên học bạ và kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT). Với các trường y dược, Hội đồng hiệu trưởng các trường sẽ họp trực tuyến để bàn về phương án tuyển sinh, trong đó có phương án tổ chức một kỳ thi chung.
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng điều chỉnh phương án tuyển sinh với 3 phương thức xét tuyển bao gồm tuyển thẳng, xét học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Đặc biệt, chỉ tiêu dành cho phương thức xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ còn 30% tổng chỉ tiêu, dựa vào điểm 3 môn thi đạt từ 20 trở lên.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM: Lãnh đạo nhà trường cho biết sẽ giảm chỉ tiêu xét tuyển với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Bên cạnh đó, trường này cũng sẽ không tổ chức kỳ thi riêng vì sẽ gây tốn kém nhiều cho xã hội cũng như các thí sinh. Thay vào đó, trường mở rộng chỉ tiêu với phương thức xét tuyển bằng kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP.HCM tổ chức.
Trường ĐH Ngoại thương: sẽ chuyển chỉ tiêu tuyển sinh của phương thức xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi riêng sang phương thức xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và điểm thi THPT 2 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường không phải là ngoại ngữ như phương án của năm 2019.
Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi THPT quốc gia sẽ dựa trên các tổ hợp và cách tính điểm xét tuyển tương tự như năm 2019.
Trước đó, nhiều trường ĐH khác như Trường ĐH Thương mại, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường, Trường ĐH Văn hóa Hà Nội... cũng thông báo sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia và dựa vào học bạ để tuyển sinh.
Thí sinh không xác nhận nhập học sẽ bị hủy kết quả trúng tuyển
Theo quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2020 do Bộ GD&ĐT công bố: Thí sinh (TS) không xác nhận nhập học sẽ bị hủy kết quả trúng tuyển.
Đối với xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT: TS nộp phiếu đăng ký xét tuyển cùng với hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo quy định của Sở GD&ĐT.
TS được đăng ký không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.
Đối với các phương thức khác như xét học bạ, thi đánh giá năng lực, thi kết hợp xét tuyển…: TS trúng tuyển phải xác nhận nhập học thông qua việc nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi vào trường trong thời hạn do trường đưa ra. Quá thời hạn này, TS không xác nhận nhập học được hiểu là từ chối nhập học và trường được xét tuyển TS khác. TS đã xác nhận nhập học thì không được tham gia xét tuyển ở các trường khác.
Vì sao trường ĐH đồng loạt bỏ thi riêng?
Hàng loạt trường ĐH tốp trên, các trường khối sức khỏe đã lên phương án tuyển sinh riêng nhưng phút cuối lại thông báo hủy bỏ
Vào "phút chót", khối các trường y dược quyết định không tổ chức thi riêng dù trước đó, Hội đồng Hiệu trưởng các trường khối ngành sức khỏe đã tổ chức cuộc họp trực tuyến bàn bạc về phương án tuyển sinh, trong đó có tổ chức thi riêng.
Phức tạp và quá gấp gáp
GS Tạ Thành Văn, Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng các trường khối ngành sức khỏe, cho hay yêu cầu tuyển sinh các trường khối ngành sức khỏe có đặc thù so với các ngành khác. Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) là tự chủ trong tuyển sinh, do vậy, các trường sẽ triển khai trong khi thời gian không nhiều nhưng phải bảo đảm đầu vào có thể chấp nhận được.
GS Tạ Thành Văn cũng cho biết một trong các phương án mà hội đồng sẽ thảo luận là tổ chức kỳ thi riêng. Tuy nhiên, cuối cùng phương án này không được triển khai vì phải có một số điều kiện như có ngân hàng đề thi và chắc chắn Bộ GD-ĐT sẽ phải hỗ trợ.
Nếu các trường tổ chức thì các cơ quan khác cũng phải vào cuộc như chính quyền, công an... như vậy chi phí rất lớn và phải có quy chế tài chính cụ thể. Ngoài ra, cần phải tính toán đến việc tổ chức thi như thế nào, bảo đảm an ninh, an toàn. Điều khó khăn với các trường là thời gian chuẩn bị quá gấp gáp.
Thí sinh thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM năm 2019 Ảnh: TẤN THẠNH
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân ngày 14-5 chính thức chốt phương án tuyển sinh năm 2020. Theo đó, trường không tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng như dự kiến ban đầu mà theo 3 phương thức. Đó là tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT, xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường và xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2020.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã điều chỉnh phương án tuyển sinh năm 2020. Theo đó, trường sẽ không tổ chức kỳ thi riêng như kế hoạch trước đây. Chốt phương án tuyển sinh chính thức năm 2020, Trường ĐH Tôn Đức Thắng sử dụng 3 phương thức xét tuyển gồm: xét theo kết quả học tập bậc THPT; xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020; xét tuyển thẳng.
Lý giải cho việc hủy tổ chức kỳ thi riêng, ThS La Vũ Thùy Linh, Phó trưởng Phòng ĐH Trường ĐH Tôn Đức Thắng, nhìn nhận phương án kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đã được Bộ GD-ĐT điều chỉnh phù hợp, qua đó trường có thể dựa vào kết quả kỳ thi này để xét tuyển. Đồng thời, quyết định này nhằm giảm bớt kỳ thi, bớt khó khăn cho người học và giảm rủi ro về dịch bệnh trong tình hình năm nay.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP HCM, cho rằng trong quy chế tuyển sinh năm nay có một số yêu cầu mới đối với các trường tổ chức kỳ thi riêng. Do thời gian từ khi ban hành quy chế đến khi tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT không còn nhiều nên trường quyết định tạm ngưng tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực. Năm nay trường chỉ sử dụng 3 phương thức xét tuyển là: kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020; kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM năm 2020; xét tuyển học bạ THPT.
Nhiều quy định "gây khó"
Trong khi đó, trong quy chế tuyển sinh vừa được ban hành, Bộ GD-ĐT đã đưa ra các điều kiện bị cho là gây khó cho các trường nếu muốn tuyển sinh riêng. Theo đó, các cơ sở đào tạo ĐH muốn tổ chức thi riêng cần đáp ứng các điều kiện như có bộ phận độc lập chuyên trách thực hiện chức năng tổ chức thi tuyển sinh.
Ngoài ra, phải bảo đảm nhân lực đáp ứng các yêu cầu về năng lực quản lý và chuyên môn để tổ chức tốt kỳ thi riêng, bao gồm từ lãnh đạo bộ phận chuyên trách, cán bộ xây dựng cấu trúc đề thi, cán bộ phát triển câu hỏi và ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa và/hoặc tự luận, cán bộ chấm thi, cán bộ đánh giá, thẩm định các tham số của câu hỏi thi và đề thi đến các cán bộ hỗ trợ, kỹ thuật viên. Có ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa và/hoặc tự luận đủ lớn để xây dựng đề thi cho việc tổ chức thi trong mỗi lần thi.
Thêm nữa, phải ban hành quy chế thi tuyển sinh của trường gồm quy trình tổ chức và các quy định liên quan, có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với quy mô, hình thức tổ chức thi.
Lãnh đạo một trường ĐH lớn tại Hà Nội cho hay để có được ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa cũng như đội ngũ cán bộ chấm thi trong kỳ thi THPT quốc gia những năm qua, Bộ GD-ĐT phải huy động nguồn cán bộ từ nhiều trường ĐH, trường phổ thông mới đáp ứng được. Vì vậy, quy định khi trường ĐH tổ chức thi riêng phải tự túc bảo đảm các yêu cầu như quy chế là quá khó.
Mỗi trường ĐH tuyển sinh theo yêu cầu riêng thì điều quan trọng nhất là bảo đảm chất lượng đầu vào, còn cách thức tuyển sinh như thế nào tùy cách làm của mỗi trường.
Về những quy định bị cho là "gây khó" này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc giải thích Quy chế Tuyển sinh năm 2020 bổ sung các điều kiện quy định với những trường muốn tổ chức thi tuyển sinh riêng là nhằm tăng cường công cụ quản lý nhà nước để bảo đảm các kỳ thi riêng diễn ra nghiêm túc, minh bạch, đúng quy định và chất lượng.
Kỳ thi đánh giá năng lực chỉ còn 1 đợt
Ban Giám đốc ĐHQG TP HCM vừa điều chỉnh phương án tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực năm 2020. Theo đó, chỉ tổ chức 1 đợt thay vì 2 đợt thi như trước đây. Kỳ thi tổ chức tại 5 địa phương: TP HCM, Bến Tre, An Giang, Nha Trang, Đà Nẵng. Ngày thi chính thức sẽ được công bố khi Bộ GD-ĐT ban hành kế hoạch thi THPT chính thức. Ngày thi được dự kiến tổ chức vào giữa tháng 8, tức sau ngày thi THPT khoảng 1 tuần. Thí sinh có thể tiếp tục đăng ký dự thi cho đến hết ngày 15-6.
Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2020: Chưa xong lớp 12 đã trúng tuyển Tăng chỉ tiêu xét tuyển học bạ, dùng nhiều phương thức tuyển sinh... khiến cơ hội vào ĐH ngày càng rộng mở với học sinh lớp 12. Sau khi Bộ GD&ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT và quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2020, các trường ĐH cũng đã tiếp tục điều chỉnh và công bố kế hoạch tuyển sinh...