Tuyển sinh ĐH CĐ năm 2018: Văn, sử, địa… lên ngôi
Không còn là khối ngành “đìu hiu” ít cơ hội và khó chọn trường, chọn ngành như các năm trước, mùa tuyển sinh năm nay, học sinh khối C có rất nhiều cơ hội xét tuyển vào các khối ngành kỹ thuật, tài chính, kế toán, ngân hàng… thậm chí là y học.
Thêm nhiều cơ hội cho thí sinh xét tuyển tổ hợp môn văn, sử, địa (ảnh minh họa: IT)
Thay vì chỉ xét tuyển các khối A; A1 truyền thống cho các khối ngành kỹ thuật, kinh tế cần sử dụng khả năng tính toán, năm nay, trong phương án tuyển sinh của trường ĐH Nam Cần Thơ sử dụng thêm khối C (văn, sử, địa) xét tuyển các ngành này.
Cụ thể, những ngành xét tuyển thêm khối C của trường này là: kế toán, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, bất động sản.
Không những thế, trường này còn xét tuyển bằng học bạ các môn công nghệ, tin học trong tổ hợp môn cho các ngành: kỹ thuật hình ảnh y học, kế toán, kiến trúc, dược học…
Tương tự, trường ĐH Công nghệ Đồng Nai cũng sử dụng tổ hợp môn văn, sử, địa và văn, sử, giáo dục công dân cho các ngành: công nghệ chế tạo máy công nghệ xây dựng, kế toán, tài chính ngân hàng, công nghệ điện- điện tử, kỹ thuật ô tô… Đặc biệt, riêng ngành công nghệ thông tin, trường này sử dụng đồng thời hai tổ hợp môn văn, sử, địa và văn, địa, giáo dục công dân. Tương tự, các ngành liên quan đến sức khỏe của trường này năm nay cũng “ưu tiên” xét tuyển khối C như: xét nghiệm y học sử dụng hai tổ hợp môn: văn, sinh, sử và toán, văn, tiếng Anh.
Trường ĐH Công nghệ Đông Á cũng tuyển sinh 5 tổ hợp môn trong đó tổ hợp văn, sử, địa cũng lần đầu tiên có mặt trong các ngành: kế toán, tài chính, ngân hàng
Video đang HOT
ĐH Nông Lâm (ĐH Huế) cũng lần đầu sử dụng tổ hợp môn này cho các ngành: nuôi trồng thủy sản, quản lý thủy sản, lâm học, phát triển nông thôn….
Tương tự, tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, tổ hợp này được tuyển sinh cho các ngành kinh tế như kinh doanh quốc tế, marketing và các ngành quản trị, truyền thông đa phương tiện, kể cả ngành tiếng Anh; ĐH Hùng Vương TP.HCM cũng tuyển tổ hợp trên cho các ngành kế toán, tài chính ngân hàng và nhóm ngành quản trị. Tổ hợp văn, sử, địa cũng được Trường ĐH Phan Châu Trinh tuyển cho ngành ngôn ngữ Anh,…
Việc các trường mở rộng tuyển sinh các môn đặc thù xã hội cho các ngành, chuyên ngành thuộc nhóm khoa học tự nhiên là một tín hiệu vui cho nhiều thí sinh năm nay. Em Nguyễn Thu Trang – học sinh trường THPT Vân Nội (Đông Anh – Hà Nội) cho biết, mặc dù học tốt khối C và theo đuổi khối thi này từ năm lớp 10, tuy nhiên, đến thời điểm này em vẫn chưa quyết định được mình sẽ thi vào ngành nào.
“Khối C rất ít lựa chọn vào trường tốt, hoặc những ngành, trường tốt thì thường lấy điểm khối này rất cao so với các khối thi khác. Cơ hội việc làm sau khi ra trường ở những ngành truyền thống xét tuyển khối C cũng không cao vì nhu cầu thị trường ít. Chính vì vậy, năm nay, nhiều trường mở rộng khối thi này, kể cả các ngành, chuyên ngành liên quan đến kinh tế, quản trị, kỹ thuật, y học… là một cơ hội tốt cho các bạn theo khối C” – Trang nói.
Tuy nhiên, nhiều giáo viên, chuyên gia giáo dục lại lo lắng, nếu lựa chọn các ngành học không thuộc sở trường và cá tính của mình thì hậu quả sau này rất khó lường.
Cô Trần Thu Hồng – giáo viên văn tại TP.Hải Dương phân tích: “Kinh nghiệm cho thấy, những học sinh theo khối A, D (học tốt các môn: toán, lý, hóa, ngoại ngữ…) thường có tư duy logic tốt hơn và có thể học tốt được cả các môn văn, sử, địa. Nhưng những học sinh học tốt văn, sử, địa lại ít em có được khả năng nhạy bén, phân tích logic và làm việc tốt được với các con số. Chính vì vậy, nếu chọn ngành học và công việc sau này không phù hợp với cả năng và sở trường của mình các em sẽ dễ chán nản, bỏ việc”.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội cũng cho rằng thí sinh cần thận trọng khi lựa chọn các ngành học khác biệt với tổ hợp môn sở trường của mình. Theo ông Đức, nếu lựa chọn tổ hợp xét tuyển không phù hợp với năng lực, học sinh sẽ phải theo học rất vất vả sau khi vào trường, có thể các em sẽ phải chuyển ngành, lưu ban… điều này không chỉ lãng phí thời gian và tiền bạc của bản thân mà còn ảnh hưởng đến uy tín của cơ sở đào tạo.
Theo Dân Việt
Lao vào nghề "hot" sẽ "được mùa, mất giá"
Đây là cảnh báo của TS Phạm Mạnh Hà - Phó trưởng Khoa Công tác thanh niên, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam trước tình trạng học sinh cứ lao vào chọn nghề "hot".
TS Phạm Mạnh Hà - Phó trưởng Khoa Công tác thanh niên, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Ảnh: QQ
Theo TS Phạm Mạnh Hà, chọn ngành nghề cần xem thị trường. Tuy nhiên, nếu chỉ chọn nghề theo thị trường thôi thì dễ rơi vào nguy cơ "được mùa, mất giá". Nhiều người lao vào học 1 số ngành nghề nhất định và sau 4 năm học thì lại tạo ra nguồn lực khủng khiếp.
Vì thế, cần xác định thực sự về năng lực, tố chất và tính cách của mình. Bởi những điều này sẽ theo mỗi con người lâu dài và giúp chuyển đổi nghề nghiệp dễ dàng.
Khi chọn trường, việc đầu tiên cần xác định ngành đó đào tạo nghề gì bởi nghề nghiệp quyết định sự theo đuổi lâu dài. Nhiều người chỉ định hướng vào trường với suy nghĩ chỉ cần vào trường tốp trên, trường danh tiếng, đi du học là sẽ thành công, dễ xin việc... Đó là sự ngộ nhận. Quan trọng là lĩnh vực đó, ngành nghề đó, bản thân có phát huy được tố chất và sẽ đam mê lâu dài hay không.
Từ những phân tích đó, Phó trưởng Khoa Công tác thanh niên, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đưa lời khuyên: Các bạn cần nhớ 5 nguyên tắc cơ bản khi chọn ngành, nghề, trường phù hợp.
Thứ nhất, chọn trường. Hiện có rất nhiều trường và chuyên ngành khác nhau thì đầu tiên hãy chọn trường có truyền thống, và chọn ngành đặc sắc nhất trong trường bởi khi đó các thầy cô sẽ có kinh nghiệm đào tạo.
Thứ hai, chọn trường có điều kiện trải nghiệm nghề nghiệp. Nhiều bạn khi vào trường rồi mới phát hiện mình có hợp với ngành nghề này không. Vì thế, nếu chọn trường có đào tạo theo hướng bằng kép, song bằng hay đào tạo tín chỉ cho phép chuyển đổi ngành nghề trong trường sẽ hạn chế việc chọn sai và phải bắt đầu lại từ đầu.
Và điểm quan trọng nhất các bạn cần nhớ là yếu tố số 1 vẫn là chọn ngành. Ngành đó phải là ngành mình theo đuổi hay không. Nếu chọn ngành mang tính chuyên sâu thì khó xin việc. Ngành càng chuyên sâu bao nhiêu thì cơ hội xin việc hay chuyển đổi nghề nghiệp sẽ càng khó hơn, phức tạp hơn.
Ngành quá rộng để làm gì cũng được thì sau này không biết mình làm cái gì thì cũng nguy hiểm. Cần đảm bảo chọn ngành vừa có tính chuyên sâu, đồng thời vừa có độ mở để chuyển đổi nghề dễ dàng.
Tiếp nữa là chọn vị trí học tập. Tuỳ thuộc vào tài chính và văn hoá để chọn khu vực học tập. Ví dụ, gia đình điều kiện khó khăn hãy chọn các trường cao đẳng hay đại học vùng và gần địa phương sinh sống để có chi phí thấp hơn. Điều này đảm bảo quá trình học tập không bị đứt đoạn hoặc phải lao vào việc làm thêm quá nhiều.
Cuối cùng, chọn đại học hay cao đẳng, trung cấp. Việc này phụ thuộc vào bậc học đấy có đào tạo nghề bạn yêu thích hay không. Có nghề chỉ đào tạo trung cấp, cao đẳng cũng có nghề chỉ đào tạo ở bậc đại học.
Ngoài ra, yếu tố điều kiện kinh tế gia đình cũng cần được xem xét.
Theo Laodong.vn
Chọn ngành, chọn trường: Cẩn trọng kẻo bỏ học giữa chừng Các chuyên gia giáo dục khuyên các em cần cẩn trọng trong việc chọn ngành, chọn trường, đừng chọn theo trao lưu rồi bỏ học nửa chừng Việc tham gia các ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp cũng là cách giúp học sinh phổ thông có cái nhìn toàn diện hơn về ngành nghề mình muốn theo học Thời điểm...