Tuyển sinh ĐH, CĐ: Chỉ tiêu được xác định độc lập theo từng trình độ đào tạo
Bộ GD&ĐT đã công bố lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Thông tư Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Ảnh minh họa/internet
Theo dự thảo, chỉ tiêu tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non và chỉ tiêu tuyển sinh các trình độ đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được xác định theo quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành của pháp luật, đồng thời bảo đảm theo nguyên tắc chung như:
Chỉ tiêu tuyển sinh được xác định độc lập theo từng trình độ đào tạo. Cơ sở đào tạo phải công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định trong đề án tuyển sinh và chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội và cơ quan có thẩm quyền.
Chỉ tiêu tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, chỉ tiêu tuyển sinh trình độ đại học các ngành đào tạo giáo viên và chỉ tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ xác định theo từng ngành đào tạo; chỉ tiêu đào tạo trình độ đại học các ngành khác xác định theo từng lĩnh vực đào tạo, đồng thời cơ sở đào tạo chủ động phân chia chỉ tiêu của từng ngành và nhóm ngành đào tạo, bảo đảm phù hợp với năng lực thực tế của ngành, nhóm ngành và không vượt quá chỉ tiêu đã được xác định theo lĩnh vực đào tạo.
Chỉ tiêu tuyển sinh được xác định trên cơ sở năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo, nhu cầu sử dụng nhân lực, tỉ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp, kết quả tuyển sinh của năm trước liền kề năm tuyển sinh của cơ sở đào tạo, cụ thể:
Chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo được xác định phù hợp với năng lực thực tế của cơ sở đào tạo theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 12 của Thông tư này.
Video đang HOT
Chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo không được tăng so với chỉ tiêu tuyển sinh ở năm trước liền kề của cơ sở đào tạo ở một trong các trường hợp: cơ sở đào tạo đủ điều kiện về thời gian để thực hiện kiểm định cơ sở đào nhưng chưa được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng theo quy định hiện hành; tỉ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp trong vòng 1 năm tính từ khi đang công nhận tốt nghiệp theo trình độ đào tạo ở năm trước liền kề của cơ sở đào tạo đạt dưới 90%; tỉ lệ thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh theo trình độ đào tạo ở năm trước liền kề của cơ sở đào tạo đạt dưới 80%.
Trường hợp cơ sở đào tạo vi phạm quy định hiện hành về đối tượng, điều kiện và chỉ tiêu tuyển sinh theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không được tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong thời hạn 5 năm kể từ ngày ban hành kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tùy theo mức độ vi phạm của cơ sở đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, thông báo chỉ tiêu đối với cơ sở đào tạo trên cơ sở đề nghị của cơ sở đào tạo nhưng tối đa không vượt quá 90% năng lực thực tế của cơ sở đào tạo.
Ngành đào tạo mới mở ngành trong năm tuyển sinh, chỉ tiêu được xác định cho ngành nằm trong năng lực đào tạo của lĩnh vực tương ứng và không vượt quá 30% năng lực đào tạo của ngành theo quy định. Từ năm tuyển sinh tiếp theo chỉ tiêu tuyển sinh của ngành này được xác định như các ngành đã đào tạo của cơ sở đào tạo.
Các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên, Bộ GD&ĐT xác định và thông báo chỉ tiêu tuyển sinh chính quy theo từng ngành đào tạo và theo trình độ cao đẳng, đại học trên cơ sở năng lực của cơ sở đào tạo và nhu cầu sử dụng. Chỉ tiêu đào tạo các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, đại học hình thức vừa làm vừa học và chỉ tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, cơ sở đào tạo tự chủ xác định chỉ tiêu bảo đảm theo quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành của pháp luật.
Các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở đào tạo xác định và thông báo chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo các trình độ và hình thức đào tạo đối với các cơ sở đào tạo trên cơ sở năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo và nhu cầu sử dụng, bảo đảm phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở đào tạo cùng các quy định hiện hành của pháp luật.
Dự thảo quy định những ngành đào tạo được áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên
Những ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu về nhân lực Du lịch được áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên trình độ đại học gồm: Du lịch (mã ngành 7810101); Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (mã ngành 7810103); Quản trị khách sạn (mã ngành 7810201); Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (mã ngành 7810202) và các mã ngành đào tạo khác đáp ứng nhu cầu về nhân lực Du lịch chưa có trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ đại học hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đáp ứng nhu cầu về nhân lực du lịch.
Những ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu về nhân lực Công nghệ thông tin được áp dụng cơ chế đào tạo ưu tiên trình độ đại học gồm: Khoa học máy tính (mã ngành 7480101); Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (mã ngành 7480102); Kỹ thuật phần mềm (mã ngành 7480103; Kỹ thuật máy tính (mã ngành 7480106); Hệ thống thông tin (mã ngành 7480104); Hệ thống thông tin quản lý (mã ngành 7340405); Công nghệ kỹ thuật máy tính (mã ngành 7480108); Công nghệ thông tin (mã ngành 7480201); An toàn thông tin (mã ngành 7480202); và các mã ngành đào tạo khác đáp ứng nhu cầu về nhân lực Công nghệ thông tin chưa có trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ đại học hiện hành của Bộ GD&ĐT để đáp ứng nhu cầu về nhân lực công nghệ thông tin.
Sau khi bộ GD&ĐT công bố điểm "sàn", khối ngành sư phạm, sức khỏe sẽ tuyển sinh ra sao?
Bộ GD&ĐT ban hành các quyết định về việc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành, nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học (ĐH) và ngành Giáo dục mầm non trình độ cao đẳng (CĐ) 2020; quyết định mức điểm sàn với khối ngành sức khỏe. Theo đó, điểm sàn của các khối ngành năm nay đều cao hơn năm 2019.
Tăng ngưỡng đảm bảo chất lượng là hợp lý
Hội đồng tư vấn xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ ĐH và ngành Giáo dục mầm non trình độ CĐ năm 2020 đã họp thảo luận, phân tích dữ liệu, xác định và thống nhất ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Các phương án được lựa chọn đã nhận được sự thống nhất cao của tất cả các thành viên Hội đồng.
Bộ GD&ĐT quyết định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào từ điểm thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh ngành, nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ ĐH và ngành Giáo dục mầm non trình độ CĐ 2020 như sau: Ngành Sư phạm trình độ ĐH là 18,5 điểm. Riêng đối với các ngành Giáo dục thể chất, ngành Huấn luyện thể thao, ngành Sư phạm Âm nhạc và ngành Sư phạm Mỹ thuật thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng chung là 1 điểm. Xét tuyển vào ngành Giáo dục mầm non trình độ CĐ năm 2020 là 16,5 điểm.
Còn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào từ điểm thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh nhóm ngành sức khỏe có chứng chỉ hành nghề trình độ ĐH năm 2020 như sau: Y học dự phòng, Điều dưỡng, Kỹ thuật dự phòng, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng... là 19 điểm; Y học cổ truyền, Dược là 21 điểm; Y khoa, Răng hàm mặt là 22 điểm.
Theo đánh giá của các chuyên gia, mức điểm này giúp các trường có nguồn đầu vào chất lượng và cũng không làm khó cho những ngành tuyển dụng ít thí sinh dôi dư. Đây mới chỉ là mức sàn, tùy điều kiện tiêu chuẩn của từng trường, từng ngành mà mức chuẩn đầu vào cho từng ngành sẽ điều chỉnh tăng lên hay giữ nguyên. Thực tế là nhóm trường top điểm cao luôn có mức chuẩn cao hơn rất nhiều so với ngưỡng điểm sàn.
GS.TS Tạ Thành Văn- Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội cho rằng, việc tăng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của khối ngành sức khỏe so với năm ngoái là hợp lý, đảm bảo mặt bằng chung tuyển sinh giữa các trường ĐH nhóm công lập và nhóm ngoài công lập. Thực tế là ngưỡng điểm đầu vào đối với hai ngành đào tạo đặc thù này rất quan trọng để đảm bảo chất lượng nguồn tuyển, tránh tình trạng đầu vào quá thấp đã từng xảy ra từ nhiều năm trước.
Việc tăng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của khối ngành sức khỏe, sư phạm so với năm ngoái là hợp lý, đảm bảo mặt bằng chung tuyển sinh giữa các trường. Ảnh: Khánh Huy
Các trường dự kiến tuyển sinh ra sao?
Năm nay phổ điểm khối B kỳ thi THPT có 852 thí sinh đạt 28 điểm trở lên và phần lớn các thí sinh điểm cao khối B thường nộp nguyện vọng vào các trường Y. Chỉ tiêu y khoa của trường ĐH Y Hà Nội dành cho các thí sinh xét tuyển bằng điểm tốt nghiệp THPT khoảng 430. Vì vậy, dự đoán để đỗ vào trường ĐH Y Hà Nội, điểm chuẩn phải ở mức 28 điểm trở lên.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Y dược TPHCM cho biết, Hội đồng tuyển sinh nhà trường đang lên kế hoạch họp bàn để đưa ra mức điểm sàn riêng cho trường mình. Dự kiến điểm sàn của trường sẽ bằng hoặc cao hơn điểm sàn của Bộ GD&ĐT tùy ngành.
Tương tự, một cơ sở đào tạo y dược công lập có tiếng khác là trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng dự kiến điểm sàn của trường bằng hoặc cao hơn điểm sàn của Bộ GD&ĐT.
Năm 2020, toàn hệ thống có 102 cơ sở tham gia đào tạo các ngành đào tạo giáo viên trình độ ĐH, CĐ giáo dục mầm non với tổng chỉ tiêu đề xuất là 84.475. Căn cứ vào nhu cầu địa phương và trên cơ sở các nguyên tắc, tiêu chí, Bộ GD&ĐT xác định phân bổ 69.630 chỉ tiêu, tương đương với 64% nhu cầu sử dụng của địa phương. Trong đó, điểm chuẩn dự kiến của ĐH Sư phạm Hà Nội vẫn thuộc top cao. Thực tế là với những trường đã có truyền thống lấy điểm chuẩn cao thì việc tuyển sinh sau khi Bộ công bố ngưỡng đảm bảo đầu vào không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên với các trường địa phương phải có sự cân đối để đảm bảo điểm đầu vào không được thấp hơn mức sàn mà Bộ đưa ra.
Ý kiến từ những người làm đào tạo tại các trường ĐH cho rằng: Thí sinh không nên dựa quá nhiều vào điểm sàn mà phải dựa trên điểm chuẩn năm 2019 và năm 2017 để xem xét trước khi quyết định giữ hay đổi nguyện vọng, vì điểm thi năm nay có phổ điểm tương tự 2017. Còn việc xem xét điểm chuẩn của 2019 là để xem xu hướng ngành học, tính cạnh tranh cao không để cân nhắc. Bởi điểm chuẩn là dựa vào điểm thi, chỉ tiêu xét tuyển và số lượng đăng ký quyết định. Thêm vào đó, đặc thù năm nay nhiều phương thức xét tuyển nên tỷ lệ trúng tuyển ảo khá lớn và thực sự rất khó lường. Thí sinh không nên chủ quan dù điểm thi cao. Vẫn có thể xảy ra hiện tượng điểm cao mà không đỗ ĐH.
Chuyên gia nói gì về điểm sàn nhóm ngành y dược, sư phạm 2020? Bộ GD&ĐT vừa công bố điểm sàn đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học, ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng năm 2020. Ảnh minh họa Theo đó, điểm sàn đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ đại...