Tuyển sinh ĐH, CĐ 2014: Trường công cũng tung học bổng “khủng”
Kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, không ít trường công đưa ra những chính sách ưu đãi đặc biệt mời gọi sinh viên giỏi.
Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG HCM) cấp học bổng tương đuơng 100% học phí toàn bộ thời gian học tại trường (không tính học phí trong học kỳ hè) cho đối tượng là học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc tế năm 2013, 2014; học sinh đạt từ giải 3 trở lên học sinh giỏi quốc gia môn Tin học năm 2013, 2014 và học sinh Thủ khoa, Á khoa Trường trong kỳ thi tuyển sinh năm 2014.
Ngoài ra, học bổng 100% học phí năm học 2014 – 2015cho học sinh Trường đạt từ 26 điểm trở lên (chưa nhân hệ số) và 50% học phí năm học 2014 – 2015 cho học sinh có điểm thi tuyển vào Trường đạt từ 25 điểm trở lên (chưa nhân hệ số).
Tuy nhiên, để duy trì được mức học bổng này, ngoài tiêu chuẩn chung như trên, sinh viên phải không vi phạm quy chế học vụ của nhà trường; điểm trung bình học kỳ và điểm rèn luyện từ 7,0 trở lên.
Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG HCM) rất “rộng tay” trong việc chi học bổng cho các thí sinh đăng ký dự thi vào Trường và đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2014 – tổng học bổng khoảng 9 tỉ đồng.
Theo đó, sinh viên được miễn 100% học phí cho toàn khóa học 4 năm đối với chương trình do Trường ĐH Quốc tế cấp bằng trị giá 156.000.000 đồng; 2 năm học tại Việt Nam đối với các chương trình liên kết trị giá 108.000.000 đồng nếu trúng tuyển vào ngành Quản trị Kinh doanh; Tài chính – Ngân hàng tổng số điểm thi tuyển sinh từ 25.5 điểm trở lên;
Sinh viên trúng tuyển vào các ngành thuộc khối ngành Kỹ thuật – Công nghệ (Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp; Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng; Kỹ thuật Y Sinh; Công nghệ Sinh học; Hóa sinh; Công nghệ Thực phẩm; Công nghệ Thông tin; Kỹ thuật Xây dựng; Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa; Toán ứng dụng (Kỹ thuật Tài chính và Quản trị rủi ro)) tổng số điểm thi tuyển sinh từ 24.5 điểm trở lên.
Sinh viên trúng tuyển vào ngành Kỹ thuật Điện tử, Truyền thông tổng số điểm tuyển sinh từ 24 điểm trở lên.
Video đang HOT
Sinh viên trúng tuyển vào ngành Quản lý Nguồn lợi Thủy sản tổng số điểm tuyển sinh từ 23.5 trở lên.
Sinh viên được miễn 50% học phí cho toàn khóa học 4 năm đối với chương trình do Trường ĐH Quốc tế cấp bằng ; 2 năm học tại Việt Nam đối với các chương trình liên kết nếu đạt điều kiện:
Sinh viên trúng tuyển vào ngành Quản trị Kinh doanh; Tài chính – Ngân hàng tổng số điểm thi tuyển sinh từ 24,5 điểm trở lên.
Sinh viên trúng tuyển vào các ngành thuộc khối ngành Kỹ thuật – Công nghệ (Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp; Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng; Kỹ thuật Y Sinh; Công nghệ Sinh học; Hóa sinh; Công nghệ Thực phẩm; Công nghệ Thông tin; Kỹ thuật Xây dựng; Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa; Toán ứng dụng (Kỹ thuật Tài chính và Quản trị rủi ro)) tổng số điểm thi tuyển sinh từ 23,5 điểm trở lên.
Sinh viên trúng tuyển vào ngành Kỹ thuật Điện tử, Truyền thông tổng số điểm tuyển sinh từ 23 điểm trở lên.
Sinh viên trúng tuyển vào ngành Quản lý Nguồn lợi Thủy sản tổng số điểm tuyển sinh từ 22.5 trở lên.
Ngoài ra, hàng loạt các học bổng dành cho học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế đối với chương trình do Trường ĐH Quốc tế cấp bằng.
Cụ thể, đạt giải nhất/ nhì/ ba quốc tế; giải nhất học sinh giỏi quốc gia được học bổng toàn phần 4 năm học; giải khuyến khích quốc tế, giải nhì học sinh giỏi quốc gia được học bổng toàn phần năm 1,2,3; giải ba học sinh giỏi quốc gia được học bổng toàn phần năm 1,2; giải khuyến khích được học bổng toàn phần năm nhất.
Tương tự như Trường ĐH Công nghệ thông tin, để duy trì được học bổng, sinh viên phải đạt được kết quả học tập theo yêu cầu của nhà trường. Nếu học kỳ nào không đạt điều kiện sẽ không được nhận học bổng học kỳ đó.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Một trong những trường ĐH top đầu, năm 2014) công bố học bổng hấp dẫn cho thí sinh thi vào một số chương trình liên kết đào tạo và lớp Quản trị kinh doanh học bằng tiếng Anh.
Cụ thể, thủ khoa lớp Quản trị kinh doanh học bằng tiếng Anh của trường được nhận học bổng trị giá 25% học phí của kỳ thứ nhất. Năm 2014, học phí dự kiến của lớp này 3.950.000 đồng/tháng.
Chương trình cử nhân quốc tế, học tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân (IBD@NEU), học bằng tiếng Anh cấp các suất học bổng từ 20 đến 170 triệu đồng cho thí sinh có điểm thi đại học và điểm xét tuyển cao khi dự tuyển vào chương trình.
Chương trình liên kết với đại học York St John, Vương quốc Anh, đào tạo cử nhân Kế toán – Tài chính học tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng dành các suất học bổng từ 10 đến 100 triệu đồng cho thí sinh có điểm trúng tuyển thi đại học và điểm xét tuyển cao khi dự tuyển.
Theo GDTĐ
Nhiều ngành ứng dụng được tuyển sinh trở lại
Đây là những ngành đã bị dừng tuyển sinh cách đây 3 tháng và giờ được tuyển sinh trở lại do đã đáp ứng điều viện về giảng viên cơ hữu theo quy định.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga vừa ký quyết định cho phép nhiều ngành đại học bị dừng tuyển sinh được tuyển sinh trở lại trong năm 2014.
Những ngành được tuyển sinh trở lại ở khu vực phía Bắc gồm: ngành Sư phạm mỹ thuật và Sư phạm âm nhạc (Trường ĐH Hùng Vương - Phú Thọ); Nhiếp ảnh, Công nghệ điện ảnh - Truyền hình (Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội); ngành Kinh tế xây dựng (Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội); ngành Kế toán (Trường ĐH Nông lâm Bắc Giang); ngành Công nghệ thông tin (Trường ĐH Phạm Văn Đồng); ngành Văn học (Trường ĐH Dân lập Phú Xuân); ngành Công nghệ đa phương tiện (Trường ĐH Hòa Bình); ngành Việt Nam học và Công nghệ Kỹ thuật Môi trường (Trường ĐH Phương Đông), ngành Thiết kế đồ họa (Trường ĐH Nguyễn Trãi) và ngành Việt Nam học (Trường ĐH Hoa Lư).
Trước đó, khoa Nhiếp ảnh của Trường ĐH Sân khấu điện ảnh cũng nằm trong danh sách các ngành bị dừng tuyển sinh do không đáp ứng đủ điều kiện giảng viên. Ảnh minh họa
Ở khu vực miền Trung có các ngành: ngành Công nghệ Kỹ thuật Vây dựng và ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô (Trường ĐH Nha Trang); ngành Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, Quản lý tài nguyên môi trường, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non (Trường ĐH Quảng Bình); ngành Công nghệ thông tin (Trường ĐH Quảng Nam); ngành Quản lý nhà nước (Trường ĐH Quy Nhơn); ngành Giáo dục Mầm non và Công nghệ chế tạo máy (Trường ĐH Hải Phòng).
Ở khu vực phía Nam có các ngành: ngành Ngôn ngữ Nhật (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM); ngành Ngôn ngữ Tây Ban Nha (Trường ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia TP.HCM); Ngành Hải dương học (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM); ngành Công nghệ may (Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM); ngành Kế toán (Trường ĐH Tài chính - Marketing); ngành Kỹ thuật phần mềm và ngành Truyền thông - Mạng máy tính (Trường ĐH Quốc tế miền Đông); ngành Việt Nam học (Trường ĐH Thành Đô); ngành Điều dưỡng và Ngôn ngữ Trung Quốc (Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng).
Để thuận lợi cho thí sinh nộp hồ sơ vào những ngành học này, Bộ GD&ĐT cũng cho phép nhiều trường gia hạn cho thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại trường đến hết ngày 9.5 thay cho thời hạn nộp hồ sơ mà Bộ GD&ĐT quy định chung là đến hết ngày 29/4.
Trước đó, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với chuyên gia để có cái nhìn khách quan về nguyên nhân của việc dừng tuyển sinh các ngành và sau đó các trường lại được tuyển sinh trở lại. Theo TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ GD Đại học (Bộ GD&ĐT), chủ trương của Bộ về việc kiểm tra và dừng công tác tuyển sinh đối với những ngành chưa đủ điều kiện như thế là đúng, vì thực tế việc mở các ngành đào tạo, các chương trình đào tạo của các trường lâu nay khá tùy tiện, lỗi cả của hai phía (từ phía xin mở ngành và từ phía quản lý). Và việc Bộ GD&ĐT căn cứ vào các chuẩn đã công bố tại Thông tư 08 để xem xét việc dừng tuyển sinh cũng hoàn toàn đúng quy trình.
Tuy nhiên, nhìn nhận và phân tích vấn đề, TS. Lê Viết Khuyến cho biết, nếu cứ căn cứ cứng nhắc vào Thông tư 08 thì đó là một nhầm lẫn tai hại.
Một là, thực tế Thông tư 08 được soạn thảo chỉ cho các chương trình đào tạo theo hướng nghiên cứu nên mới đòi hỏi giảng viên phải đạt được các trình độ tiến sỹ, thạc sỹ. Giảng viên của các chương trình theo hướng nghề nghiệp ứng dụng (có thể chiếm tới 70-80% quy mô sinh viên theo Nghị quyết 14 và Luật Giáo dục đại học) chủ yếu cần kinh nghiệm nghề nghiệp hơn là có những văn bằng cao về học vấn.
Hai là, Bộ quy định các trường phải có giảng viên cơ hữu đạt trình độ thạc sỹ, tiến sỹ đúng ngành nghề với ngành được đào tạo. Điều này dẫn tới bất kỳ ngành đào tạo nào có đào tạo ở cao đẳng thì cũng phải đào tạo ở các trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ. Thực tế thế giới không phải vậy: các trình độ thạc sỹ, đặc biệt tiến sỹ thường chỉ có ở những chương trình định hướng nghiên cứu; còn những chương trình định hướng nghề nghiệp, ứng dụng, thực hành thường chỉ đào tạo ở các trình độ cao đẳng, đại học. Vậy ở các nước đó các trường cao đẳng, đại học định hướng nghề nghiệp tìm đâu ra giảng viên có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ đúng ngành được phép đào tạo.
Ba là, đối với những ngành mang tính chất liên ngành, như Việt Nam học, Khoa học môi trường, Quốc tế học..., những giảng viên gội cạo thường được mời từ các khoa đơn ngành khác nhau. Vậy ở những ngành này tìm đâu ra các giảng viên có trình độ tiến sỹ đúng ngành được phép đào tạo.
"Cách đây 2 năm tôi đã có viết thư gửi tới BT Phạm Vũ Luận dự báo những hệ lụy của Thông tư 08 nhưng Bộ GD&ĐT không tiếp thu. Vậy ngay bây giờ Bộ hãy dũng cảm sửa Thông tư 08, chứ không phải sửa theo kiểu "xem xét" rà soát lại trường này, trường kia và "âm thầm" cho tuyển sinh trở lại vì đó là cách làm theo kiểu "xin - cho", không thể chấp nhận" TS. Khuyến cho biết.
Theo Giaoduc
"Sàn chung" phân tầng, "sàn riêng" phân ngành? Dự thảo quy định của Bộ GD-ĐT về công tác xét tuyển trong tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) hệ chính quy đang được dư luận quan tâm bởi dù chưa có thay đổi cơ bản và toàn diện nhưng ít nhiều cũng ảnh hưởng tới chất lượng "đầu vào" của các cơ sở đào tạo cũng như tương lai của...