Tuyển sinh ĐH, CĐ 2014: Sửa quy định ưu tiên, bỏ điểm sàn
Ngày 11.3, Bộ GD-ĐT đã ký Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2014. Theo những sửa đổi này, kỳ thi tuyển sinh năm nay có nhiều thay đổi lớn.
Học sinh lớp 12 TP.Đà Lạt tham gia chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên. Đây là một trong những địa phương có sự thay đổi về ưu tiên tuyển sinh khu vực – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Trong quy chế năm nay, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố bỏ điểm sàn các khối thi trong kỳ thi chung do Bộ GD-ĐT tổ chức. Căn cứ kết quả thi của thí sinh, Bộ GD-ĐT sẽ xác định các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xét tuyển vào học ĐH, CĐ đối với từng khối thi, ngành đào tạo.
Thu hẹp ưu tiên khu vực
Điểm đổi mới quan trọng trong quy chế lần này là Bộ GD-ĐT đã sửa đổi chính sách ưu tiên khu vực (KV) và đối tượng nhằm đảm bảo công bằng cho thí sinh. Theo đó, KV 1 hiện nay hẹp hơn trước kia khi chỉ quy định là các thôn đặc biệt khó khăn, xã KV I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 – 2015 và các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013 – 2015 theo quy định hiện hành. Đồng thời để đảm bảo học sinh thuộc KV này được ưu tiên, Bộ đã cho phép đối tượng này được tính ưu tiên theo hộ khẩu thường trú (thay vì ưu tiên theo nơi tốt nghiệp THPT). Nhưng điều này chỉ áp dụng cho những học sinh học ở trường THPT tại địa điểm thuộc huyện, thị xã có các xã nói trên.
Đồng thời quy chế cũng bổ sung nhiều đối tượng ưu tiên thuộc diện chính sách như người khuyết tật; con thương binh, con bệnh binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động dưới 81%…
Video đang HOT
Tuyển sinh 2 lần/năm
Điểm mới quan trọng khác trong quy chế tuyển sinh năm nay là Bộ cho phép các trường có chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy tổ chức 1 đến 2 lần tuyển sinh thay vì chỉ có 1 như trước đây.
Bộ GD-ĐT quy định cụ thể thời gian tuyển sinh, các trường được thực hiện thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Đặc biệt, các trường được tổ chức tuyển sinh riêng, thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh. Kết quả thi của thí sinh thi vào trường tổ chức tuyển sinh riêng chỉ có giá trị xét tuyển vào trường đó, không có giá trị xét tuyển sang trường khác. Các trường tổ chức tuyển sinh riêng có thể kết hợp xét tuyển những thí sinh dự thi kỳ thi chung có kết quả thi đáp ứng các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT quy định. Các trường có thể tổ chức tuyển sinh riêng từng phần cho một số khoa, ngành.
Nhiều đợt xét tuyển
Năm nay, tất cả các thí sinh chưa trúng tuyển đều được cấp 3 giấy chứng nhận kết quả thi ĐH và 3 giấy chứng nhận kết quả thi CĐ để mang đi xét tuyển theo quy định của từng trường. Như vậy, nếu tham gia cả 2 kỳ thi ĐH và CĐ, thí sinh sẽ được cấp 6 giấy chứng nhận để đem đi xét tuyển (tăng thêm 2 giấy so với năm ngoái). Tuy nhiên, Bộ quy định: giấy chứng nhận kết quả thi chỉ cấp một lần và đóng dấu đỏ của trường. Trường hợp thí sinh để mất thì không cấp lại mà chỉ cấp giấy xác nhận điểm thi.
Thí sinh dự thi ĐH theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT, nếu không trúng tuyển theo nguyện vọng đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi, được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi ĐH ngay năm đó để nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường còn chỉ tiêu xét tuyển và có yêu cầu điều kiện đầu vào phù hợp.
Các trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển. Các chi tiết liên quan đến điều kiện xét tuyển và thời gian xét tuyển được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường, trang thông tin điện tử về tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Các trường CĐ được kéo dài thời gian xét tuyển. Thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 31.10 hằng năm đối với trường ĐH nhưng trường CĐ kéo dài đến 15.11.
Thêm diện tuyển thẳng
Năm nay đối tượng tuyển thẳng vào ĐH được mở rộng hơn. Cụ thể: thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong hội thi khoa học kỹ thuật do Bộ GD-ĐT tổ chức, đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào ĐH theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã đoạt giải; thí sinh đoạt giải khuyến khích trong hội thi này được tuyển thẳng vào CĐ theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã đoạt giải. Bộ GD-ĐT cũng quy định đối tượng nêu trên được ưu tiên xét tuyển vào ĐH.
Theo TNO
Chọn ngành học theo tính cách
Sáng 7.3, hơn 1.000 học sinh H.Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) đã có mặt tại Trung tâm văn hóa huyện để nghe các chuyên gia tư vấn giải đáp nhiều thắc mắc về điểm sàn, điểm chuẩn, cách lựa chọn ngành học phù hợp.
Học sinh H.Điện Bàn (Quảng Nam) tham gia chương trình Tư vấn mùa thi diễn ra tại tỉnh này - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Thuyết phục cha mẹ
Chọn ngành học, trường học theo sở thích cá nhân nhưng gặp phải ngăn cản từ cha mẹ, không ít học sinh cảm thấy bối rối. Nguyễn Phương Thảo, lớp 12T8 Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu, lo lắng: "Mẹ em muốn em học trường gần nhà nhưng em muốn vào TP.HCM học, em không biết làm sao để thuyết phục được bố mẹ, xin thầy cô tư vấn". Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, chia sẻ: "Việc cha mẹ lo lắng khi con đi học xa nhà là điều có thể thông cảm. Hiện nay tỷ lệ sinh viên bỏ học khi học xa nhà khá cao vì gặp môi trường mới, lại sống một mình, các em sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên điều kiện cho sinh viên xa nhà hiện nay khá tốt. Các trường ĐH-CĐ đều có ký túc xá và cũng tạo điều kiện cho các em đi làm thêm để có thể sống tự lập". Tiến sĩ Nghĩa nhấn mạnh, mỗi thí sinh đều có quyết định cuộc đời, tương lai của mình, trong đó việc chọn ngành vô cùng quan trọng. "Nếu các em có ý chí vững vàng, theo đuổi việc học đến nơi đến chốn và có tinh thần tự lập cao thì chắc chắn sẽ thuyết phục được bố mẹ".
Nguyễn Chí Thắng, học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền băn khoăn: "Em rất thích học khối ngành kinh tế nhưng mẹ em nói em thiếu nhanh nhẹn, giao tiếp kém thì sẽ rất khó đậu. Vậy em có nên thi không, trong quá trình học em có thể bổ sung các kỹ năng cần thiết hay không?". Tiến sĩ Phạm Sỹ Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - kế toán, cho biết: "Khối ngành kinh tế có nhiều ngành nghề khác nhau, mỗi ngành nghề lại đòi hỏi tố chất nghề nghiệp khác nhau. Chẳng hạn có nghề cần mạo hiểm, nhanh nhạy, có nghề đòi hỏi tính thận trọng, có nghề phải thường xuyên đi xa, có nghề chỉ cần phải ngồi một chỗ... Nếu giao tiếp không quá xuất sắc, em vẫn có thể học nghề kế toán, thu ngân".
Tiến sĩ Lê Tuấn Lộc, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế luật TP.HCM, bổ sung: "Nếu em có đam mê, em sẽ làm được những điều mình muốn và nỗ lực khắc phục nhược điểm để chứng minh cho ba mẹ thấy mình sẽ theo đuổi được ngành mình thích. Trong quá trình học, bên cạnh kiến thức chuyên môn, các trường ĐH sẽ có nhiều tiết học và hoạt động để giúp em rèn luyện các kỹ năng như giao tiếp, ứng xử, thuyết trình... Ngoài ra để khắc phục tính nhút nhát, em có thể tham gia các CLB học thuật, hội nhóm để tự tin hơn".
Cơ hội việc làm ngành sư phạm mầm non
Phan Thị Hương, học sinh Trường THPT Sào Nam, lo lắng khi một số trường ĐH, trong đó có Trường ĐH Quảng Nam không còn nhiều chỉ tiêu cho khối ngành sư phạm thì cơ hội việc làm sẽ ra sao. Ông Nguyễn Luận, Phó phòng Giáo dục thường xuyên - chuyên nghiệp, Sở GD-ĐT Quảng Nam, thông tin: "Ngành học sư phạm mầm non trong tỉnh đang được mở rộng do hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo phát triển mạnh mẽ, nhu cầu tuyển rất cao. Trước đây giáo viên mầm non đều không có biên chế, nhưng 2 năm gần đây tỉnh đã chuyển giáo viên mầm non thành giáo viên có biên chế như các bậc học khác. Các thầy cô thế hệ trước đã về hưu nên càng cần nhân lực ngành này".
Quan tâm tới ngành báo chí, Lê Thị Thu, học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền, băn khoăn: "Em không biết nên thi ngành báo chí của Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng hay Trường ĐH Khoa học Huế? Khối thi và điểm chuẩn ra sao? Cơ hội việc làm trường nào tốt hơn?". PGS-TS Lê Văn Anh, Phó giám đốc ĐH Huế cho biết: "Ngành báo chí tại Trường ĐH Khoa học Huế thi 2 khối C và D1. Năm 2013 điểm chuẩn là 15 và trường tuyển 140 chỉ tiêu trong năm nay". Tiến sĩ Trần Đình Khôi Quốc bổ sung: "Tại Trường ĐH Sư phạm ĐH Đà Nẵng, điểm chuẩn năm 2013 khối C là 17,5 điểm, khối D1 là 17 điểm. Theo tôi, cơ hội việc làm ngành này của 2 trường là như nhau vì chương trình đào tạo có nhiều tương đồng và cùng là các trường ĐH vùng. Quan trọng là trong quá trình học em cần phải bổ sung nhiều kiến thức như ngoại ngữ, tin học, kỹ năng để tăng cơ hội việc làm cho mình".
Chương trình Tư vấn mùa thi sẽ tiếp tục diễn ra tại Quảng Ngãi trong ngày 8 và 9.3.
Theo TNO
Nhiều thay đổi về chính sách ưu tiên tuyển sinh Trong tuần này, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. PV Báo Thanh Niên đã trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga (ảnh) xung quanh những đổi mới trong kỳ thi tuyển sinh năm nay. Hai thay đổi lớn * Thưa ông, dự kiến kỳ thi tuyển sinh năm nay sẽ có nhiều thay...