Tuyển sinh ĐH – CĐ 2011: “Sốt vó” vì đổi tên ngành
Gần một tuần nữa, các sĩ tử đến hạn đặt bút chọn ngành thích hợp cho kỳ tuyển sinh ĐH- CĐ năm nay.
Thế nhưng trước đó, nhiều ngành truyền thống bỗng dưng đổi tên ngành học theo danh mục ngành nghề đã ban hành, khiến nhiều thí sinh (TS) và cả nhà trường lo lắng.
Nhiều ngành… “biến mất”
Bạn Thanh Hiền (email: hienqb@…) cho biết, em muốn thi vào ĐH Giao thông vận tải TPHCM. Tuy nhiên, theo thông tin trên một số trang điện tử, ngành Điều khiển tàu biển mà em muốn thi vào, nay chỉ còn là một chuyên ngành của ngành Khoa học hàng hải. Vậy nếu thi vào ngành này, em phải đăng kí với mã ngành nào? Khi tốt nghiệp, văn bằng sẽ được ghi ra sao?
Theo thông tin từ ông Nguyễn Văn Thư, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, không chỉ ngành Điều khiển tàu biển mà nhiều ngành học có truyền thống từ 30 năm nay của trường nhưng do không có trong danh mục mã ngành mới ban hành nên phải đổi tên. Chẳng hạn, ngành Khai thác máy tàu thủy, cũng phải chuyển đổi thành các chuyên ngành thuộc ngành Khoa học hàng hải. Ngành đóng tàu và công trình nổi (thiết kế thân tàu thủy) cũng trở thành chuyên ngành trong ngành Kỹ thuật tàu thủy.
Mùa tuyển sinh năm nay, các ngành đào tạo của Trường ĐH Luật TP HCM trước đây gồm Luật Thương mại, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hành chính, Luật Quốc tế, nay trở thành chuyên ngành của ngành Luật. Riêng ngành Quản trị luật, trước đây đã được Bộ GD&ĐT, Bộ Tư pháp cho phép đào tạo với thời gian 5 năm. Nhưng năm nay, do không có trong danh mục nên phải đổi thành Quản trị kinh doanh với khung đào tạo 4 năm. Lãnh đạo nhà trường cho biết, việc đổi tên thì phải thiết kế lại chương trình. Riêng ngành Quản trị kinh doanh phải điều chỉnh dung lượng các môn về luật còn 18 tín chỉ.
Đặc biệt, một số ngành của ĐH Sài Gòn còn bị “xóa sổ” do không có trong danh mục tên ngành được công bố. Ông Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo (ĐH Sài Gòn) cho biết, tên ngành Thông tin – Thư viện trước đây đã được điều chỉnh thành ngành Khoa học thư viện; Ngành Âm nhạc nay chuyển sang ngành Thanh nhạc và dừng đào tạo các chuyên ngành Lý luận âm nhạc, Chỉ huy hợp xướng.
Nhà trường và thí sinh đều lo
Việc đổi tên ngành có khi dễ gọi và ngành “xấu” trở nên… đẹp hơn. Thế nhưng về cơ bản, ở nhiều trường, đổi tên ngành sẽ khó khăn cho cả TS và nhà trường. Trở lại bức thư của bạn đọc Thanh Hiền trên đây, nỗi lo lắng không biết bằng tốt nghiệp sẽ ghi thế nào với các ngành mới này hoàn toàn có cơ sở.
Theo ông Nguyễn Văn Thư, khó khăn ở chỗ, những ngành truyền thống đã từng được các doanh nghiệp biết rất rõ ràng, nay đổi thành chuyên ngành khiến đơn vị tuyển dụng sẽ phải mất công tìm hiểu ngành học của TS. Bởi lẽ, nếu dựa vào tên ngành ghi trên bằng tốt nghiệp thì sẽ rất mông lung, do trong một ngành đôi khi có tới hàng chục chuyên ngành khác nhau được đào tạo. Vì vậy, có thể nhà trường sẽ ghi tên ngành mới chuyển đổi trên bằng tốt nghiệp nhưng có mở ngoặc ghi thêm chuyên ngành hẹp bên cạnh, cung cấp thêm bảng điểm ghi rõ chi tiết chuyên ngành và các môn học để các doanh nghiệp nắm rõ.
Video đang HOT
Từ ngày 14/3, các thí sinh sẽ bắt đầu đăng ký dự thi theo tuyến của Sở GD&ĐT.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga: “Việc quản lý mã ngành hiện nay có mã ngành cấp 3, cấp 4, cấp 5. Cấp 3 là do Thủ tướng Chính phủ quy định, cấp 4 là Bộ GD&ĐT và cấp 5 là các trường triển khai ở phạm vi trường mình. Như vậy về mặt quản lý nhà nước, Bộ GD&ĐT chỉ quản lý những ngành hết sức tổng quát. Ví dụ như Xây dựng, sau đó các trường triển khai cụ thể ra thêm thành Xây dựng dân dụng, Xây dựng cầu đường… Ở các nước khác cũng vậy thôi, người ta quản lý ngành rất rộng để sinh viên sau khi học xong có nhiều cơ hội chuyển đổi ngành nghề cũng như kiếm việc trong cuộc đời. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm là Việt Nam có truyền thống quản lý quá sâu vào từng chuyên ngành theo kinh nghiệm của các nước Nga, Pháp trước đây”.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định, tất nhiên khi chuyển đổi, sẽ có những ngành truyền thống không biết ghép vào đâu. Vì vậy, đối với những trường khó khăn trong việc đổi tên ngành, chủ trương của Bộ GD&ĐT là tiếp tục cho đào tạo mã ngành cũ của họ cho đến khi nào xã hội quen ngành đấy và có thể ghép vào những ngành chung. Lúc đó Bộ sẽ quyết định mã ngành chung.
Đối với nhiều ngành học bị đổi thành chuyên ngành, gây khó khăn cho trường cũng như TS, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: “Khi xây dựng mã ngành rộng thế này, Bộ GD&ĐT đã hỏi ý kiến các trường. Thế nhưng dường như các trường khi đó chưa quan tâm. Đến khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, bắt đầu triển khai, các trường mới thấy ảnh hưởng đến mình. Để khắc phục khó khăn, đối với những ngành chuyên sâu, chúng tôi đã thống nhất, với những ngành đặc thù, Bộ sẽ cho trường thí điểm đào tạo theo yêu cầu của mình.
Vừa rồi, chúng tôi đã đồng ý cho ĐH Luật Hà Nội được đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế. Có nhiều ngành, nếu chiếu theo mã ngành cấp 3, cấp 4 thì chưa có, nhưng chúng tôi vẫn đồng ý cho trường đào tạo… Nói vậy để thấy, đối với những trường còn khó khăn trong việc áp dụng mã ngành theo quy định mới thì có thể tiếp tục đào tạo những ngành cũ hoặc thí điểm ngành mới, đến khi nào ổn định thì bổ sung vào hệ thống mã ngành của hệ thống giáo dục quốc dân”.
Theo Kênh14
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
Học Luật ra trường không phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước mà có thể làm việc ở rất nhiều ngành nghề và đơn vị khác nhau. Nhiều bạn nghĩ học Luật chỉ ra làm luật sư là không đúng.
Không phải học Luật ra là làm tòa án, viện kiểm sát mà chúng ta có thể công tác trong ngành công an. Hiện nay rất nhiều cựu sinh viên luật đang công tác ở các vị trí quan trọng trong ngành công an. Nếu không thích làm việc trong các cơ quan nhà nước, sinh viên luật cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp, làm tư vấn luật, làm nhà báo... Nhu cầu về ngành luật hiện nay là rất lớn. Khi trúng tuyển vào ĐH luật thí sinh có thể lựa chọn những ngành học phù hợp: Luật thương mại, Luật dân sự, Luật quốc tế, Luật hình sự...
1. Ngành Luật thương mại
Trang bị cho sinh viên những kiến thức pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, thuế, đất đai và môi trường.
Sinh viên tốt nghiệp Khoa Luật thương mại có thể làm cán bộ tư vấn pháp luật, cán bộ kinh doanh trong các cơ quan kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Sở Thương mại, Cục hải quan, Sở kế hoạch - Đầu tư...Hoặc làm chuyên viên ơ các cơ quan cấp huyện như Ủy ban Nhân dân, Phòng Kinh tế, Phòng thuế. Hoặc cũng có thể công tác ở các Toà án kinh tế, Viên Kiểm sát hoặc trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực kinh tế thương mại.
2. Ngành Luật dân sự
Trang bị cho sinh viên những kiến thức về chuyên ngành Luật Dân sự như: Hợp đồng Dân sự, Hợp đồng lao động, Thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, luật hôn nhân gia đình, các vấn đề về sở hữu công nghiệp . . .
Tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở các công ty tư vấn pháp luật, Toà dân sự, Viện kiểm sát nhân dân, hoặc trở thành luật sư chuyên về dân sự như trang chấp nợ, đất đai, tranh chấp tài sản, hôn nhân gia đình...; làm ở các Phòng, Sở tư Pháp, cơ quan Công an, các Trung tâm tư vấn hôn nhân gia đình, các đơn vị kinh doanh bất động sản, bộ phận pháp luật ở ngân hàng.
3. Ngành Luật hành chính
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, kiến thức về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo ...
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm chuyên viên ở các Ủy ban nhân dân phường xã, các Ủy ban nhân dân quận, huyện hoặc cấp tỉnh, hoặc cơ quan khác như: Hải quan, cơ quan thuế, các cửa khẩu, sân bay. Bạn cũng có thể làm ở các Toà hành chính, Viện kiểm sát nhân dân, trở thành luật sư chuyên về lĩnh vực hành chính hoặc làm việc ở các công ty tư vấn pháp luật
4. Ngành Luật quốc tế
ào tạo 3 khối kiến thức cơ bản: Khối kiến thức về lĩnh vực Công pháp quốc tế; Khối kiến thức về lĩnh vực Tư pháp quốc tế và Khối kiến thức về Luật so sánh và Luật Thương mại quốc tế. Mục tiêu đào tạo là trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, về kỹ năng lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia, đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài...
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các cơ quan nhà nước như Bộ, Sở Tư Pháp, cơ quan ngoại giao, các sứ quán Việt Nam tại nước ngoài; hoặc có thể làm việc cho các công ty nước ngoài tại Việt nam, các cơ quan quốc tế, các công ty tư vấn pháp luật.
5. Ngành Luật hình sự
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở Toà án, Viện kiểm sát nhân dân, các Phòng, Sở Tư Pháp, cơ quan Công an, hoặc trở thành luật sư, chuyên viên tư vấn trong lãnh vực hình sự. Một số cơ quan khác cũng cần sinh viên ngành này như: các trung tâm hỗ trợ pháp lý, các chi cục phòng chống tệ nạn...
6. Ngành Quản trị - luật
Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức hiện đại về kinh doanh, quản trị và luật làm nền tảng nghề nghiệp cho nhà quản trị và nhà tư vấn. Sinh viên ngành này có khả năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, hiểu biết các vấn đề quản trị và các vấn đề có liên quan đến các yếu tố pháp lý. Đây là ngành học mới được đào tạo duy nhất tại ĐH Luật TP.HCM. Sinh viên ngành này ra trường có thể làm việc trong các lĩnh vực đòi hỏi kiến thức tổng hợp quản trị và luật như: dịch vụ công, thương mại quốc tế, quản trị doanh nghiệp, tài chính, tư vấn quản trị, tư vấn kinh doanh... Ngành Quản trị - Luật không tuyển khối C. Khối A: 17, khối D: 15,5 điểm (2009).
Sinh viên trúng tuyển vào trường ĐH Luật TPHCM thuộc khu vực vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn sẽ được miễn học phí theo qui định. Ngoài ra nếu gia đình sinh viên thuộc diện hộ nghèo được giảm 50% học phí và hộ đói được miễn học phí 100%. Sinh viên thuộc diện khó khăn vượt khó học tập được hưởng học bổng chính sách theo qui định của Nhà nước. Ngoài ra sinh viên thuộc diện này nếu có kết quả học tập loại giỏi sẽ được xét hưởng học bổng do các tổ chức, cá nhân ngoài trường tài trợ.
7. Ngành Luật kinh doanh
Đào tạo cử nhân luật có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý; có kỹ năng chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh, đồng thời có kiến thức cơ bản về kinh tế, quản trị kinh doanh, đủ khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước đối với nền kinh tế của Việt Nam.
Sinh viên được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp như: tư vấn, phát triển doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp, đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng, thực hiện chức năng của chuyên viên pháp lý tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; có thể độc lập đưa ra các đề xuất giải quyết các tình huống pháp lý trong kinh doanh, nắm vững các thao tác nghiệp vụ khi doanh nghiệp tham gia vào các vụ tố tụng phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp, các Toà kinh tế thuộc hệ thống Toà án nhân dân, các Trung tâm trọng tài thương mại, các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý.
Theo hocmai.vn
'Tiên hướng nghiệp, hậu hướng trường' lập kỷ lục tại Trà Vinh Sáng chủ nhật 06/03 tới, như kế hoạch đã định trước, chương trình tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh ĐH CĐ 2011 "Tiên hướng nghiệp, hậu hướng trường" do báo SGGP tổ chức, công ty VNG đồng hành cùng sẽ về với các em học sinh lớn 12 tỉnh Trà Vinh. Theo tiết lộ của ban tổ chức, đến thời điểm nay, số...