Tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM: Mở rộng địa bàn phân tuyến
Thông tin tuyển sinh vào lớp 1 và lớp 6 hiện là mối quan tâm của hầu hết các phụ huynh có con em trong độ tuổi này.
Nhiều trường mới, giải tỏa áp lực trường điểm
: Học sinh lớp lá tập kỹ năng chuẩn bị vào học lớp 1 – Ảnh: Thảo Quyên
Lãnh đạo các phòng giáo dục (GD) của TP.HCM cho biết về cơ bản việc tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6 thực hiện theo nguyên tắc: học sinh cư trú tại phường nào sẽ vào học ở các trường đóng trên địa bàn phường đó. Tuy nhiên, có một số tình huống xảy ra như phường đó chưa có trường hoặc có nhưng quy mô không đáp ứng hết chỗ học cho trẻ thì ban tuyển sinh sẽ phân tuyến vào những trường ở các phường lân cận.
Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng GD Q.5 cho biết: “Mấy năm trước, áp lực tuyển sinh thường tập trung vào Trường tiểu học Bàu Sen, Minh Đạo, Chính Nghĩa. Nhưng năm nay do một số trường xây mới như tiểu học Lý Cảnh Hớn, Trần Quốc Toản nên những trường nói trên đã giảm sức hút. Ở bậc THCS, Trường THCS Lý Phong (Q.5) đã có những đổi mới, đầu tư về chất lượng, phần nào gánh bớt áp lực cho hai trường Hồng Bàng và Kim Đồng”.
Ngoài ra, theo lý giải của bà Thu thì sở dĩ mấy năm trước ở bậc tiểu học áp lực tuyển sinh tập trung vào Trường tiểu học Bàu Sen, Minh Đạo, Chính Nghĩa vì hoàn thành bậc tiểu học, học sinh những trường này sẽ được phân tuyến vào học lớp 6 của Trường THCS Kim Đồng, Hồng Bàng. Do vậy, năm nay để giải tỏa bớt áp lực cho 3 trường tiểu học nêu trên, đồng thời giảm bớt thiệt thòi cho học sinh các trường tiểu học cơ sở vật chất còn thiếu thốn như Huỳnh Mẫn Đạt, Huỳnh Kiến Hoa, Nguyễn Viết Xuân…, Q.5 sẽ mở rộng địa bàn phân tuyến ở bậc THCS.
Dù phân tuyến theo địa bàn trường tiểu học nhưng học sinh vào lớp 6 có 2 lựa chọn. Trước tiên, các em nộp hồ sơ bản chính theo phân tuyến trường tiểu học. Sau đó, nếu có nhu cầu thì nộp bản sao tại trường THCS thuộc địa bàn cư trú của mình. Căn cứ vào thực tế, ban tuyển sinh quận sẽ xem xét và quyết định.
Video đang HOT
Ông Lưu Hồng Uyên, Trường phòng GD Q.6 thông tin: “Vài năm trở lại đây, tại Q.6, Trường THCS Bình Tây đã giảm bớt sức hút do Trường THCS Lam Sơn, Nguyễn Văn Luông… có sự thay đổi về chất lượng đào tạo”.
Năm học mới, Q.1 sẽ khánh thành Trường THCS Huỳnh Khương Ninh, giải tỏa áp lực cho Trường THCS Trần Văn Ơn cùng cư trú tại P.Đa Kao.
Quy định thời gian cư trú
Để tránh tình trạng nhập hộ khẩu tràn lan, Ban Tuyển sinh Q.1 quy định phân tuyến học sinh có thời gian nhập hộ khẩu tối thiểu là một năm. Riêng Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng ưu tiên tuyển học sinh có giấy khai sinh tại phường này, sau đó sẽ tuyển học sinh có hộ khẩu thường trú.
Ông Đinh Thiện Căn, Trưởng phòng GD Q.1, cho biết Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm có cải tạo lại cơ sở vật chất nhưng chủ yếu là xây dựng phòng chức năng nên chỉ tiêu tuyển sinh không thay đổi. Do đó, học sinh của P.Bến Nghé vẫn được phân tuyến vào hai trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm và Hòa Bình. Tùy địa bàn dân cư, học sinh cư trú gần trường nào, ban tuyển sinh quận sẽ phân tuyến vào học trường đó.
Tương tự, Trường tiểu học Chu Văn An (Q.Bình Thạnh) sẽ tuyển học sinh có giấy khai sinh tại P.26 và có hộ khẩu thường trú tại một số khu phố lân cận với trường. Sau khi tuyển hết số học sinh này, ban tuyển sinh của trường và phường sẽ xét đến những học sinh đủ điều kiện về thời gian cư trú và sở hữu nhà ở…
Còn Ban Tuyển sinh Q.10 sẽ căn cứ vào thực tế địa bàn để phân tuyến đến từng tổ dân phố lân cận với trường. Để tránh trường hợp “chạy” hộ khẩu, quận sẽ xét ưu tiên hộ khẩu học sinh theo cha mẹ trước sau đó mới tính đến các hình thức cư trú khác.
Theo VNE
Khép lại Tư vấn mùa thi, mở ra tương lai
Kéo dài hơn 2 tháng, đi khắp 17 tỉnh thành, qua nhiều kênh chuyển tải khác nhau, chương trình Tư vấn mùa thi 2014 do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT thực hiện đã kết thúc vào chiều qua, 23.3 tại Bạc Liêu với nhiều cảm xúc.
Định hướng chọn ngành nghề phù hợp
Toàn cảnh buổi Tư vấn mùa thi 2014 tại Bạc Liêu vào hôm qua. Đây là tỉnh cuối cùng trong hành trình tư vấn năm nay của Báo Thanh Niên - Ảnh: Khả Hòa
Qua nhiều năm tham gia tư vấn, đến nay những giảng viên làm công tác tuyển sinh ở các trường đã trở thành những chuyên gia tư vấn dày dạn kinh nghiệm. Khi thí sinh đặt câu hỏi về bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào, bao giờ ban tư vấn cũng tìm cách giải đáp thỏa đáng.
Năm nay, những loại câu hỏi học sinh đặt ra nhiều nhất ở các tỉnh thành là nghề nào ra trường dễ kiếm việc làm? Chọn học ngành nào ra trường khỏi thất nghiệp? Học khối ngành kinh tế có thất nghiệp không khi kinh tế đang khó khăn?...
Với mong muốn giúp học sinh định hướng, lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân, các chuyên gia đã tận tình giải đáp, cho lời khuyên để học sinh yên tâm chọn nghề.
Điểm đặc biệt trong năm nay là Ban tổ chức chương trình Tư vấn mùa thi phối hợp chặt chẽ với các tỉnh để thông tin chi tiết về nhu cầu nhân lực địa phương.
Đi đến cùng mong muốn của học sinh
Một trong những điểm nổi bật của chương trình Tư vấn mùa thi là hình thức tư vấn lớp. Năm nay, chương trình thực hiện các buổi tư vấn lớp ở nhiều trường THPT vùng sâu, vùng xa hơn. Ở một số tỉnh như Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai..., ban tổ chức dành nguyên một ngày để đến tư vấn trực tiếp với học sinh các trường THPT ở xã, huyện xa xôi. Tuy di chuyển liên tục nhưng các chuyên gia tư vấn rất vui vì mang được thông tin đến nhiều học sinh hơn. Phần đông học sinh ở những nơi này xa lạ với việc theo dõi thông tin tuyển sinh trên báo chí, internet... Ở rất nhiều trường, dù đã hết thời gian tư vấn, học sinh vẫn ngồi yên mong ngóng các chuyên gia tiếp tục tư vấn.
Hành trình của những cảm xúc
Mấy tháng trời ròng rã, từ buổi khai mạc tại TP.HCM, chúng tôi đã xuyên qua hàng chục tỉnh thành với những con đường ngoằn ngoèo khúc khuỷu vùng Đông Nam bộ, Tây nguyên; những đoạn đường đầy nắng và gió ở miền Trung, vượt cầu qua sông để đến với học vùng Tây Nam bộ... Mỗi nơi đi qua là một kỷ niệm, một cảm xúc không hòa lẫn.
Lần diễn ra ở Quảng Nam, dù chương trình kết thúc nhưng vẫn còn rất đông học sinh đặt tiếp câu hỏi khiến chúng tôi rất xúc động vì biết rằng chương trình đã đáp ứng được nguyện vọng và mong mỏi của học sinh.
Năm nay, tham gia chương trình còn có các bậc phụ huynh. Chúng tôi vẫn nhớ hình ảnh một người cha ở Ninh Thuận quần áo bạc màu, nước da đen, đôi mắt quầng sâu cứ dõi mắt theo diễn biến chương trình. Đôi tay chai sần không quen với việc cầm viết nhưng ông vẫn cố gắng ghi chép thông tin từ các chuyên gia đang tư vấn để mang về cho con.
Chương trình Tư vấn mùa thi khép lại nhưng lại mở ra những cánh cửa tương lai của học sinh. Để thực hiện được điều này, ban tổ chức cảm ơn các thầy cô đại diện cho gần 50 trường ĐH, CĐ, TCCN đã nhiệt tình tham gia chương trình hơn 2 tháng qua.
Theo TNO
Ưu tiên khu vực trong tuyển sinh: Thông tin không rõ ràng, thí sinh bối rối Cả thí sinh và những người phụ trách tuyển sinh ở các trường ĐH, CĐ đều bối rối vì danh sách ưu tiên tuyển sinhkhông rõ ràng, thiếu thống nhất. Học sinh tỉnh Bình Thuận tham gia chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên. Tỉnh này cũng có nhiều huyện, xã lệch nhau về KV ưu tiên giữa các văn...