Tuyển sinh đầu cấp ở quận 1, TP.HCM
Bậc mầm non: Huy động 100% trẻ 5 tuổi (sinh năm 2007) có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 vào các trường mầm non theo địa bàn phường đảm bảo chỗ học cho trẻ nhà trẻ, mẫu giáo 3 và 4 tuổi.
Học sinh Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Ảnh: Hoàng Hương
TT
Trường mầm non
Trẻ 5 tuổi thuộc địa bàn phường
1
Hoa Quỳnh
Tân Định
2
Tân Định
3
Lê Thị Riêng
Đa Kao
4
Bé Ngoan
5
Hoa Lư
Bến Nghé
6
30/4
7
Tuổi Thơ
Bến Thành
Video đang HOT
8
Bến Thành
9
Tuổi Hồng
Cầu Ông Lãnh
10
Nguyễn Cư Trinh
Nguyễn Cư Trinh
11
20/10
12
Nguyễn Thái Bình
NguyễnThái Bình
13
Phạm Ngũ Lão
Phạm Ngũ Lão
14
Hoa Lan
Cầu Kho
15
Cô Giang
Cô Giang
2 – Tuyển sinh vào lớp 1:
Gồm tất cả trẻ (sinh năm 2006) có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn (KT3) tại quận 1. Học sinh được tuyển theo giấy gọi đi học lớp 1 tại phường cư trú và ưu tiên cho trẻ đã hoàn thành chương trình mầm non 5 tuổi.
Trường hợp học sinh có hộ khẩu tập thể, mới chuyển hộ khẩu hoặc tạm trú dài hạn (KT3) tại quận 1 kể từ tháng 5-2011 đến nay, ban chỉ đạo tuyển sinh của quận sẽ xem xét phân bổ trường học tùy từng trường hợp cụ thể. Tạm trú KT3 phải có hộ khẩu gốc ở tỉnh để đối chiếu.
Các trường tiểu học được phân bổ tiếp nhận học sinh như sau:
Tuyển sinh lớp 1 tăng cường ngoại ngữ:
- Tuyển sinh lớp tăng cường tiếng Anh: gồm các trường Đuốc Sống, Đinh Tiên Hoàng, Hòa Bình, Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, Lê Ngọc Hân, Lương Thế Vinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phan Văn Trị, Nguyễn Thái Học. Học sinh được tuyển vào học lớp 1 nếu có nguyện vọng học chương trình tăng cường tiếng Anh sẽ đăng ký học tại trường vào học kỳ II.
- Tuyển sinh lớp song ngữ Pháp: Trường tiểu học Kết Đoàn, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục – đào tạo.
- Tuyển sinh lớp tăng cường tiếng Hoa: Sẽ xét trong số học sinh được tuyển vào học lớp 1 Trường tiểu học Khai Minh, ưu tiên cho con em đồng bào người Hoa.
Tuyển sinh lớp 1 phổ thông diện ngoài tuyến:
Học sinh quận 1 có giấy gọi đi học lớp 1 nhưng có nguyện vọng được học ở các trường khác của quận có thể nộp hồ sơ để xin xét tuyển. Tuy nhiên, học sinh vẫn phải thực hiện đầy đủ thủ tục nhập học đúng tuyến trong khi chờ kết quả xét duyệt của trường ngoài tuyến.
3 – Tuyển sinh vào lớp 6:
Tuyển sinh lớp 6 tại các trường công lập:
Các trường trung học cơ sở tiếp nhận học sinh công lập được phân bổ như sau:
a) Tuyển sinh lớp 6 chương trình tăng cường tiếng Anh (lộ trình A)
- Các trường có tổ chức lớp tăng cường tiếng Anh: Trường Võ Trường Toản, Trường Minh Đức, Trường Đức Trí.
- Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học tại quận 1, đồng thời phải đạt yêu cầu chương trình tăng cường tiếng Anh cấp tiểu học và có điểm cả năm từng kỹ năng từ 6,0 điểm trở lên sẽ được phân tuyến vào các trường trên.
b) Tuyển sinh lớp 6 chương trình song ngữ Pháp
Tất cả học sinh học chương trình song ngữ Pháp tại Trường tiểu học Kết Đoàn đã hoàn thành chương trình cấp tiểu học sẽ được tuyển thẳng vào lớp 6 chương trình song ngữ Pháp Trường THCS Trần Văn Ơn.
c) Tuyển sinh lớp 6 chương trình tăng cường tiếng Nhật
Trường THCS Võ Trường Toản xét tuyển 1 lớp tăng cường tiếng Nhật từ học sinh đã được tuyển vào lớp 6 của trường.
d) Tuyển sinh lớp 6 chương trình tăng cường tiếng Hoa
Tất cả học sinh học chương trình tăng cường tiếng Hoa tại Trường tiểu học Khai Minh đã hoàn thành chương trình cấp tiểu học, đồng thời đạt yêu cầu chương trình tăng cường tiếng Hoa bậc tiểu học và có điểm cả năm từng kỹ năng từ 6,0 điểm trở lên sẽ được tuyển thẳng vào lớp 6 chương trình tăng cường tiếng Hoa tại Trường trung học cơ sở Đồng Khởi.
Xét tuyển sinh lớp 6 diện ngoài tuyến:
Trường hợp học sinh có nguyện vọng được học tại các trường trong quận 1 nhưng khác với trường được phân bổ trong giấy báo nhập học lớp 6 vẫn phải thực hiện đầy đủ thủ tục nhập học đúng tuyến, đồng thời nộp hồ sơ ở trường muốn học để xét tuyển học ngoài tuyến.
Điều kiện nộp đơn xét tuyển:
- Học sinh ngoài tuyến phải đạt tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II lớp 5 của hai môn tiếng Việt và toán cụ thể như sau:
Đối với Trường THCS Nguyễn Du: 19 điểm trở lên.
Các trường THCS còn lại: 18 điểm trở lên.
- Xếp loại học lực: 5 năm liền đạt học sinh giỏi.
HOÀNG HƯƠNG
Theo Tuổi trẻ
Vụ phụ huynh "quây" hiệu trưởng: Phân tuyến để đảm bảo quyền lợi HS
"Sau khi có hướng dẫn của Sở GD-ĐT về tuyển sinh đầu cấp thì chúng tôi có trách nhiệm xây dựng phương án để tham mưu cho UBND huyện. Dự thảo mà Phòng đưa ra cũng chỉ nhằm mục đích giảm sĩ số lớp để các cháu được học tập trong điều kiện tốt hơn".
Đó là những lời chia sẻ của ông Đào Tân Lý, Phó phòng GD-ĐT huyện Thanh Trì (Hà Nội) khi trao đổi với Dân trí cũng như với một phụ huynh đại diện cho bà con thôn Yên Ngưu (xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, đại diện cho tập thể Phân lân và tập thể 105 chiều ngày 28/5.
Số học sinh/lớp quá cao
Theo thống kê của Phòng GD-ĐT huyện Thanh Trì thì số trẻ đến tuổi vào lớp 1 năm nay có hộ khẩu thường trú tại khu vực là 222 em. Trong đó thôn Quốc Bảo 52 em, tập thể Yên Ngưu 46 em, thôn Yên Ngưu 91 em, tập thể Phân lân và tập thể 105 là 33 em. Tuy nhiên, năm nay Trường tiểu học B Thị trấn Văn Điển chỉ có 3 lớp Năm ra trường đồng nghĩa nhà trường chỉ tiếp nhận được 3 lớp 1. Nếu bố trí cả 222 cháu cùng vào học trường tiểu học B thì đồng nghĩa sĩ số sẽ là trên 70 HS/lớp. Số lớp có thể bố trí thêm chỉ xuất hiện khi mà sĩ số các khối còn lại ở mức thấp thì lúc đó nhà trường mới dồn bớt HS. Tuy nhiên với sĩ số hiện tại của các khối lớp ở trường thì cố gắng lắm cũng chỉ mở thêm được một lớp, lúc đó sĩ số vẫn còn hơn 55 HS/lớp.
Trả lời câu hỏi của chúng tôi là tại sao những năm trước thì Trường tiểu học B Thị trấn Văn Điển vẫn tiếp nhận được 100% con em ở thôn Yên Ngưu đến độ tuổi vào học nhưng năm nay lại gặp nhiều khó khăn như vậy, ông Đào Tân Lý chia sẻ: "Một số năm trở lại đây, số trẻ ở độ tuổi đến trường trong khu vực tăng lên liên tục. Bên cạnh đó, tùy theo từng năm mà số lớp 5 ra trường khác nhau. Các năm trước thì có 4-5 lớp ra trường nhưng năm nay lại chỉ có 3 lớp mà số lượng trẻ vào lớp 1 lại đông nên mới xảy ra tình trạng này".
Phân bớt HS thôn Yên Ngưu sang trường tiểu học Tam Hiệp là nhằm giảm sĩ số lớp để đảm bảo quyền lợi cho HS.
Cũng theo ông Lý, quyền đi học của trẻ là như nhau, khi xây dựng phương án tuyển sinh thì Phòng cũng xét đến các yếu tố nhà gần trường, vấn đề đi lại... Chính vì thế mới quyết định tiếp nhận khu xóm 7A, 7B của thôn Yên Ngư cho dù là trái tuyến, các khu còn lại thì chuyển về Trường tiểu học Tam Hiệp. Tuy nhiên, do trước khi xây trường tại địa phận thôn Yên Ngưu, lãnh đạo huyện Thanh Trì đã có lời hứa tạo điều kiện thuận lợi cho con em thôn Yên Ngưu học tập gần nhà nên các phụ huynh cứ vin vào đó để đòi hỏi toàn bộ con em của thôn phải được học lớp 1 tại đây.
Với sĩ số mà chúng nêu ra ở trên thì rõ ràng các cháu không thể học tốt được. Trong khi đó, ở Trường tiểu học Tam Hiệp xây dựng 25 phòng thì bây giờ vẫn còn trống đến 6 phòng. Sĩ số HS/lớp hiện tại của Trường Tam Hiệp đáp ứng đúng theo tiêu chuẩn quy định (35 HS/lớp). Việc chuyển HS về đó là tạo điều kiện cho các cháu được học tập tốt hơn chứ không có mục đích gì khác.
Trước thông tin cho rằng, việc chuyển con em thôn Yên Ngưu về Trường Tam Hiệp là nhằm mục đích để cho Trường tiểu học B Thị trấn Văn Điển tuyển HS trái tuyến, ông Lý khẳng định: "Chắc chắn năm nay trường sẽ không có một HS trái tuyến nào. Các năm trước thì có một số giáo viên của trường có đề nghị cho con cháu theo học để thuận thiện cho việc công tác thì Phòng cũng xem xét. Tuy nhiên năm nay với tình hình căng thẳng như thế này chúng tôi sẽ cương quyết từ chối. Các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể giám sát việc này cùng với chúng tôi"
"Đã hứa thì phải giữ lời"
Đó là quan điểm của rất nhiều phụ huynh khi ngồi trao đổi với lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Thanh Trì. Măc dù khá "sốc" khi biết sĩ số một lớp ít nhất là 55 HS nhưng các bậc phụ huynh đại diện cho bà thôn Yên Ngưu cương quyết giữ lập trường: "Trường xây dựng trên đất của thôn thì dĩ nhiên con em thôn phải được học".
Để giảm sĩ số lớp xuống các bậc phụ huynh "hiến kế": "Tiếp nhận toàn bộ các cháu ở thôn Yên Ngưu vì khi xây dựng trường đã hứa với bà con rồi. Còn những cháu nào ở địa bàn khác gần trường Tam Hiệp thì cho chuyển về đó".
Tuy nhiên sự "hiến kế" này lập tức bị bậc phụ huynh đại diện cho tập thể Phân lân và tập thể 105 phản đối cùng với lời "đe dọa": "Phòng GD-ĐT giải quyết thế nào thì làm, nếu các cháu ở khu tập thể không được vào học ở trường Tiểu học B Thị trấn Văn Điển thì chúng tôi sẽ cho con... ở nhà, cương quyết không cho đến trường".
Theo tìm hiểu của chúng tôi, sở dĩ xuất hiện đại diện phụ huynh cho tập thể Phân lân và tập thể 105 là do nghe có thông tin thôn Yên Ngưu đòi quyền lời vì lời hứa năm xưa. Lo ngại, nếu Phòng GD-ĐT huyện Thanh Trì thay đổi thì con em khu tập thể sẽ bị ảnh hưởng.
Trước sự đôi co của đôi bên, Phó phòng Lý đành đứng ta dàn xếp: "Chúng tôi sẽ xem xét lại để điều chỉnh cho hợp lý sau đó sẽ trình lên UBND huyện. Tuy nhiên Phòng chỉ làm công tác tham mưu còn quyền quyết định phải do UBND huyện".
Trao đổi thêm với Dân trí, ông Nguyễn Văn Hoàn - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Thanh Trì cho hay: Thực hiện chỉ đạo của Sở GD-ĐT thực hiện "3 tăng, 3 giảm", trong đó có giảm quy mô, số lớp trong trường quá đông giảm sĩ số HS trên lớp xuống theo đúng quy định trong điều lệ trường tiểu học, huyện có kế hoạch phân luồng bớt một số HS ra khu vực Trường tiểu học Tam Hiệp. Không chỉ có HS của thôn Yên Ngưu mà ngay cả một số con em ở địa bàn trước đây được tuyển vào Trường tiểu học B Thị Trấn Văn Điển chúng tôi cũng đề xuất cắt bớt sang Trường Tam Hiệp.
"Với việc phụ huynh phản đối dự thảo này thì UBND huyện cùng với chúng tôi sẽ làm việc với xã và trực tiếp với bà con thôn Yên Ngưu để cùng nhau tìm ra một phương án giải quyết tốt nhất" - ông Hoàn nhấn mạnh.
Vì sao "từ chối" Trường tiểu học Tam Hiệp? Theo đánh giá của Phòng GD-ĐT huyện Thanh Trì, việc phụ huynh viện lý do cho con học trường gần nhà chỉ là cái cớ. Nguyên nhân sâu xa là do cái danh của Trường tiểu học Thị trấn để sau này làm tiền đề chuyển lên cấp học phía sau. Tuy nhiên khảo sát thực tế thì sự đánh giá này chưa hẳn là nguyên nhân chính. Chặng đường từ thôn Yên Ngưu đến Trường tiểu học Tam Hiệp nếu đi theo đường chính chỉ khoảng 1 km. Song đường là liên thôn nên mật độ đi lại khá đông. Đường hẹp lại có chợ cóc... nên việc đi lại khá bất tiện. Theo phản ánh người dân, vào những ngày mưa thì cung đường chính này thì vất vả vô cùng. Ngoài đường chính thì còn một khu đường tắt nhưng lại băng qua các ao hồ nên dễ gây nguy hiểm cho trẻ. Ngoài việc không thuận lợi về giao thông, một trong những lý do mà nhiều bậc phụ huynh lo lắng chia sẻ với chúng tôi là xung quanh Trường tiểu học Tam Hiệp có nhiều quán game, Internet... nhưng chưa được quản lý chặt chẽ. Chính vì thế không ít phụ huynh khi cho con vào học một thời gian rồi lại xin chuyển. Phòng GD-ĐT huyện Thanh Trì cho biết, Trường tiểu học Tam Hiệp đã đạt chuẩn quốc gia, có bể bơi, nhà thể chất... Đội ngũ giáo viên của trường rất tốt, nhiều năm liền được thành phố trao tặng bằng khen.
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Vì sao TP.HCM không có cảnh 'đạp đổ cổng trường'? Ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng phòng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết, 10 năm trước đây việc tuyển sinh đầu cấp tiểu học cũng căng thẳng như Hà Nội, tuy nhiên, thành phố đã có nhiều biện pháp để việc tuyển sinh nhẹ nhàng hơn. Phóng viên đã có cuộc trao đối với ông Lê Ngọc Điệp về...