Tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội: Bậc mầm non vẫn tiếp tục ‘nóng’
Ưu tiên nhận trẻ 5 tuổi vào học đồng nghĩa chỉ tiêu dành cho các lớp dưới sẽ hạn chế hơn. Bên cạnh đó, hệ thống trường mầm non công lập ở Hà Nội vẫn chưa thể đáp ứng được với nhu cầu thực tế nên dẫn đến tình trạng “đúng tuyến” nhưng không…còn chỗ.
Việc tuyển sinh đầu cấp đối với lớp 1 và 6 là cứ đến độ tuổi và đúng tuyến thì HS được quyền vào học một trường công trên địa bàn của mình. Trách nhiệm của UBND các quận huyện phải lên kế hoạch để đảm bảo chỗ học cho các đối tượng này.
Tuy nhiên đối với bậc mầm non (MN) thì hoàn toàn khác. Do công tác phổ cập mới chỉ dành cho trẻ 5 tuổi nên mọi ưu tiên đều được dành cho đối tượng này, kế tiếp sau lớp 4 tuổi (tiền đề cho lớp 5 tuổi – PV). Nhóm tuổi thấp hơn sẽ được cân nhắc dựa trên khả năng tiếp nhận thực tế của từng trường.
Năm học 2012-2013, Hà Nội dự kiến tuyển sinh 68.000 trẻ mầm non, 327.000 trẻ mẫu giáo. Phương thức xét tuyển theo tuyến từ ngày 2 đến hết 16/7/2012.
Với việc hệ thống trường MN công lập của Hà Nội vẫn chưa đáp ứng được sự mong mỏi của người dân cả về số lượng lẫn chất lượng nên hàng năm ở những phường đông dân cư thì công tác tuyển sinh vào bậc học này luôn “ nóng bỏng”.
Áp lực tuyển sinh
Năm 2011, Trường MN Cát Linh (Q. Đống Đa, Hà Nội) chỉ mở hai lớp mẫu giáo 5 tuổi. Tuy nhiên năm nay do số trẻ 4 tuổi chuyển tiếp lên đông hơn nên trường sẽ phải mở ra 3 lớp. Ngoài ra, có thể trường sẽ phải tiếp nhận không ít trẻ thuộc diện phổ cập đúng tuyến học từ các nơi khác trở về. Ưu tiên trẻ 5 tuổi đồng nghĩa chỉ tiêu dành cho trẻ ở những độ tuổi dưới phổ cập sẽ hạn hẹp đi trong khi nhu cầu thực tế ở địa bàn lại rất lớn.
Cô Nguyễn Khánh Linh – Hiệu trưởng nhà trường tâm sự: “Cơ sở vật chất chỉ có vậy nên nhà trường không thể mở thêm lớp. Nhu cầu thì quá lớn nhưng khả năng tiếp nhận thì lại có hạn. Chính vì thế cứ đến mùa tuyển sinh lúc nào Ban giám hiệu cũng “căng như dây đàn”. Trong những ngày này điện thoại thì không dám nghe, còn về nhà thì phải lấy cớ để tránh sự nhờ vả của người thân quen…”.
Cũng theo cô Hương, ngay như những GV trong trường có con đến độ tuổi học MN đăng ký cũng phải xem xét rất thận trọng bởi nếu làm không khéo dễ tạo ra những hiệu ứng không hay.
Video đang HOT
Sức nóng trong việc tuyển sinh bậc mầm non ở Hà Nội vẫn chưa thể giảm nhiệt.
Trường MN Thành Công A (P>. Thành Công, Q. uận Ba Đình) từng là tâm điểm của năm 2011 khi mà hàng trăm phụ huynh (PH) phải thức trắng đêm để xếp hàng lập danh sách xin học cho con.
Năm nay, với việc Trường MN Họa Mi (phường Thành Công có hai trường mầm non – PV) đã hoàn thành việc nâng cấp, sửa chữa nên chắc chắn “sức ép” sẽ phần nào giảm bớt với Trường MN Thành Công A. Tuy nhiên khi đề cập đến công tác tuyển sinh, Ban giám hiệu nhà trường vẫn thấp thỏm trong âu lo.
Cô Chử Kim Oanh – Hiệu trưởng Trường MN Thành Công A cho hay, thời điểm này nhà trường đang tập trung vào công tác cuối năm học nên chưa bàn đến công tác tuyển sinh. Tuy nhiên chủ trường của nhà trường là sẽ thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của cấp trên (Phòng GD-ĐT và UBND quận Ba Đình – PV). Hiện nhà trường cũng chưa nghĩ được giải pháp nào hiệu quả để giải quyết bài toán “cầu vượt quá nhiều lần so với cung”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, phường Thành Công là một trong hai khu đông dân cư nhất của quận Ba Đình nên nhu cầu đi học của trẻ MN ở khu vực năm nào rất lớn trong khi chỉ tiêu của hai trường MN là hạn chế. Chính vì thế chắc chắn “sức nóng” sẽ khó có phần giảm bớt.
Chia sẻ với Dân trí, ông Nguyễn Đắc Hùng – Trưởng phòng GD-ĐT Q. Ba Đình tiết lộ: “Sớm nhất phải cuối tháng 5 thì Quận mới có phương án tuyển sinh cụ thể. Hiện tại các phường đang làm công tác báo cáo lên. Sau khi có thống kê đầy đủ thì UBND Quận sẽ họp với ban ngành liên quan để đưa ra giải pháp thích hợp. Chắc chắn sẽ không còn có chuyện phải xếp hàng qua đêm để cho xin cho con vào học MN nữa”.
Bốc thăm: Giải pháp tốt nhưng…
Trao đổi với Dân trí, ông Nguyễn Hiệp Thống – Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: “Công tác tuyển sinh đầu cấp đối với bậc MN là nhiệm vụ của UBND các quận, huyện và thị xã. Các đơn vị này phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyển sinh đảm bảo theo đúng tinh thần hướng dẫn của Sở”.
Cũng theo ông Thống, việc có tổ chức bốc thăm hay không hoàn toàn do UBND các quận, huyện và nhà trường cân nhắc. Tuy nhiên, trong thời điểm thiếu trường học thì phương án bốc thăm là cách đảm bảo công bằng và tránh tình trạng phụ huynh xếp hàng thâu đêm.
Trên thực tế, việc tổ chức bốc thăm đã được một số quận, huyện của Hà Nội thực hiện từ vài năm nay. Nhìn chung là có tín hiệu rất tốt nhưng mới chỉ dừng lại ở phạm vị “cầu vượt cung” ở mức độ vừa phải. Còn đối với phường mà mức độ chênh lệch nhau đến cả chục lần thì hoàn toàn không đơn giản.
“Chúng tôi từng tiến hành tổ chức bốc thăm và thấy hiệu quả. Phụ huynh hài lòng và không quá căng thẳng. Tuy nhiên với những trường mà nhu cầu lớn hơn rất nhiều so với chỉ tiêu thì tôi cũng chưa biết là sẽ xử lý như thế nào” – Hiệu trưởng Trường MN Cát Linh thẳng thắn nhìn nhận.
Ông Nguyễn Thế Đại – nguyên trưởng Phòng GD-ĐT Q. Ba Đình từng chia sẻ với Dân trí: Trong khi chỉ tiêu thì có hạn mà nhu cầu lại rất cao, mà các nhu cầu này đều chính đáng bởi họ có đầy đủ giấy tờ hợp lệ nên nếu nhà trường đứng ra chắc chắn sẽ khó tránh khỏi bức xúc của phụ huynh. Chính vì thế việc để các bậc phụ huynh tự giải quyết với nhau cũng là một giải pháp tốt.
Đó mới chỉ là bề mặt nổi, còn thực tế nhiều trường chưa dám mạnh dạn tổ chức bốc thăm một phần là do vẫn còn tồn tại những suất ngoại giao, hay các suất tạo điều kiện cho con em giáo viên của trường để họ yên tâm công tác…
Trong khi đó, ở Hà Nội việc tuyển sinh phải đảm bảo “3 công khai” chính vì thế chỉ tiêu vào từng lớp ứng với mỗi độ tuổi đều được niêm yết rõ ràng. Khi tiến hành bốc thăm với sự giám sát của phụ huynh thì nhà trường không thể can thiệp để giải quyết các suất “ngoại giao”. Nếu điều này xảy ra thì rõ ràng các trường lại bị rơi vào thế bí!
Không để phụ huynh xếp hàng qua đêm Chuẩn bị cho đợt tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học mới, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã yêu cầu ngành giáo dục thủ đô tuyệt đối không để phụ huynh xếp hàng qua đêm. Đối với công tác tuyển sinh đầu cấp, quan điểm của thành phố Hà Nội là các cháu trong độ tuổi phải có nơi học. Trách nhiệm này thuộc về cả các quận, huyện. Nếu vẫn để người dân phải xếp hàng ban đêm để xin học cho con thì trách nhiệm thuộc về phòng GD-ĐT và UBND các quận huyện. Còn lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay các quận, huyện đã hạ quyết tâm dành quỹ đất để xây dựng thêm các trường mầm non công lập tại các phường, xã chưa có trường. Phấn đấu năm học 2012 – 2013, mỗi quận, huyện sẽ có ít nhất 3 trường mới được đưa vào sử dụng. Nói là thế nhưng ở quận Đống Đa, nơi còn 4 phường “trắng trường mầm non”, dù đã cố gắng nhưng cũng chỉ có thể khởi công xây dựng 2 trường, trong khi kế hoạch là 4 trường. Hiện tại quận mới khởi công xây dựng Trường MN Láng Thượng và sau đó sẽ khởi công thêm Trường MN Trung Liệt. Với 2 trường còn lại, quận vẫn phải chờ TP xác định vị trí đất.
Theo Dân Trí
Trẻ mẫu giáo ăn cơm với... muối ớt
Đập vào mắt bất cứ ai bước vào lớp mẫu giáo xã Đakrong, huyện Đakrong (Quảng Trị) là tấm bảng chính diện theo dõi sức khỏe có 20 cháu, nhưng có tới 10 cháu suy dinh dưỡng (SDD).
Các cô giáo bảo, thức ăn mà nhiều cháu bé mới chỉ 2 - 3 tuổi được bố mẹ sắp sẵn trong cặp lồng mang tới ăn trưa là muối và ớt.
50% số trẻ thấp còi, nhẹ cân
100% cháu bé trong lớp học đều mang họ Hồ. Bởi trên quê hương cách mạng này, có tới 80% dân số trong huyện là người Pako, Vân Kiều, họ đều lấy họ của Bác. Bé Hồ Văn Xôn - sinh ngày 25.2.2008, nghĩa là đã tròn 3 tuổi nhưng chỉ nặng 11kg và cao 85cm. Đáng lẽ ở tuổi này, cháu cần nặng 14,3kg và cao 96,1cm thì mới đạt thang tăng trưởng, ngay cả ở ngưỡng dưới SDD cháu cũng không đạt được. Bé Hồ Khánh Ly - sinh ngày 30.11.2008, tức là gần 2,5 tuổi cũng chỉ nặng 11kg, cao 83cm. Theo thang tăng trưởng bình thường thì 2 bé đều bị cả SDD chiều cao và cân nặng.
Trong 10 cháu SDD chiều cao còn có 5 cháu mắc thêm SDD cân nặng. Cô giáo Phan Thị Hồng Nhung cho biết: Thời gian gần đây, đã có dự án dinh dưỡng IC hỗ trợ cho các cháu mỗi bữa trưa được ăn 4.000đ. Thế nên bữa trưa có thức ăn thay phiên 1 quả trứng, 1 con cá hoặc thịt xào rau. Nếu không có hỗ trợ này thì có tới gần nửa lớp, bữa trưa của các bé sẽ chỉ là cơm và muối ớt mang đi từ nhà.
Cũng nhờ dự án hỗ trợ mà các cháu có 3 bữa quà chiều là sữa đậu nành mỗi tuần. Đến giờ uống sữa, bọn trẻ ngồi xếp vòng quanh chiếu, chờ đến lượt vì cả lớp chỉ có 8 chiếc cốc. Đến lượt uống, bé nào cũng làm một hơi, tu cạn, nhìn lại đáy cốc xem đã hết thật chưa rồi mới đặt cốc xuống - động tác không mấy khi thấy ở những trẻ em thành thị. Cô Nhung cho biết: Các cháu đều rất thích uống nữa, nhưng ai nấy cũng biết tiêu chuẩn chỉ có như vậy nên không dám đòi thêm.
Cả tháng mới có 1 bữa thịt
Hôm nay có cán bộ y tế xã về kiểm tra sức khỏe, mỗi lần kéo áo lên nghe tim phổi, không ít bé "trình diễn" chiếc bụng tròn nhưng lại "lằn" hết xương sườn - hình ảnh đặc trưng ở trẻ SDD. Chị Hồ Thị Tiêm - cán bộ dân số xã - cho hay: Thu nhập trung bình của lao động chính ở xã chỉ được 250.000đ/tháng. Vì thế nên chuyện cả tháng gia đình mới có 1 bữa thịt là bình thường. Các bà mẹ được truyền thông về cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, nhưng có khi con chỉ được 15 ngày trẻ đã ăn thêm, vì mẹ phải đi làm. Trẻ 2 - 3 tháng đã cho ăn bột, thậm chí ăn cơm. Nhà có chuối, đu đủ chín, họ không dám cho con ăn mà phải mang ra chợ bán lấy tiền mua gạo. Vì thế, tỉ lệ SDD cân nặng của trẻ dưới 5 tuổi ở đây là 34%, thể thấp còi là 50,5%. Mỗi năm tỉ lệ SDD ở đây chỉ giảm 2 - 3%".
Không ít bé "trình diễn" chiếc bụng tròn nhưng lại "lằn" hết xương sườn - hình ảnh đặc trưng ở trẻ suy dinh dưỡng
Nhận định về mức giảm tỉ lệ SDD này, BS Nguyễn Thị Thanh - Chi cục trưởng Chi cục Dân số Quảng Trị - cho biết: "Ở mức SDD còn cao như vậy, mức giảm 2 - 3%/năm vẫn còn rất chậm. Trong gia đình đồng bào Pako, Vân Kiều, phụ nữ vẫn là lao động chính nên khi họ đi làm, người trông trẻ thường là bố, anh chị em. Thế nên, trẻ có gì ăn nấy, có khi là cơm nguội. Tôi đã thấy ở nhiều gia đình, trẻ mới 2 - 3 tháng nằm nôi một mình, nồi bột để ở gần đó. Đến bữa, trẻ được anh chị cũng mới 4 - 5 tuổi đút cho ăn".
Trong 3 năm qua, để cải thiện tình trạng SDD cho trẻ dưới 5 tuổi, Quảng Trị đã có kế hoạch các chương trình tuyên truyền, đồng thời bổ sung dinh dưỡng bằng sữa, đường, viên sắt cho bà mẹ, trẻ nhỏ ở 16 xã của 2 huyện Đakrong và Hướng Hóa. Tỉnh khuyến khích các xã thành lập những nhóm trẻ gia đình dưới 2 tuổi, có người trông nom. Như vậy, trẻ sẽ không còn bị địu theo mẹ đi làm, có điều kiện được ăn uống tốt hơn, bà mẹ cũng yên tâm đi làm hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, những can thiệp này mới chỉ là bắt đầu, còn rất khó khăn để cải thiện được dinh dưỡng, thể lực ở thế hệ trẻ em hiện nay tại những huyện miền núi này.
Theo LĐO
Thi vào lớp 1 khó hơn thi cao học? Để vào học lớp 1, nhiều trẻ mẫu giáo phải oằn mình luyện viết trong các lò luyện, trong khi không ít sinh viên mới tốt nghiệp ĐH, công chức chỉ cần ung dung nộp tiền, học ôn là chắc chắn đỗ cao học. Trẻ gò mình luyện thi Trước đây, sau khi học xong mẫu giáo, phụ huynh chỉ cần nộp hồ...