Tuyển sinh đầu cấp lớp 1, lớp 6: Chật vật “ứng thí” trường tư
Theo hướng dẫn của Sở GD&T Hà Nội, từ ngày 1-9/7, học sinh mầm non, tiểu học, THCS sẽ đăng ký tuyển sinh trực tuyến vào tất cả các trường công lập. Sau 3 năm thực hiện, đến nay ngày càng nhiều phụ huynh lựa chọn phương thức đăng ký nhanh, gọn này. Trong khi đó, một số phụ huynh khác khá chật vật đưa con đi “ứng thí” nhiều trường tư để giành một suất học.
a số đăng ký trực tuyến trường công
Từ 0 giờ ngày 7/7, nhiều phụ huynh đã thức canh mạng để đăng ký nhập học cho con vào lớp 6. Chị Nguyễn Thu Anh, có con năm nay vào lớp 6, Trường THCS Khương ình (ống a) cho biết, sau khoảng 30 phút chị hoàn tất thủ tục đăng ký. Con chính thức trở thành tân học sinh của trường THCS. Sở dĩ chị thức qua 12 giờ đêm để đăng ký cho con vì nghĩ giờ đó ít người đăng ký, tránh bị nghẽn mạng. Tuy nhiên, khi thao tác bị sai mã học sinh, sau khi liên hệ với nhóm kỹ thuật của trường được cung cấp lại và việc đăng ký gọn nhẹ trong vòng 30 phút.
Tương tự, một phụ huynh năm nay có con đăng ký đúng tuyến vào lớp 1, Trường tiểu học ại Từ, quận Hoàng Mai cho biết, ngay từ đầu, khi chưa đến thời điểm mở cổng đăng ký trực tuyến chính thức, chị đã thao tác đăng nhập thử thành công. Do đó, khi có lệnh, chị thao tác việc đăng ký vào lớp 1 cho con chỉ hết 15 phút. “Việc đăng ký trực tuyến như vậy rất nhanh gọn, không mất nhiều thời gian đến trường chờ đợi đông đúc như trước”, phụ huynh này nói.
Theo báo cáo của Sở GD&T Hà Nội, trong 3 ngày từ 1-3/7, đã có 132.722 hồ sơ học sinh đăng ký thành công vào lớp 1 chiếm 86,75% chỉ tiêu tuyển sinh trực tuyến. Và chỉ trong ngày đầu tiên mở cổng đăng ký trực tuyến vào lớp 6 đã có hơn 35.000 hồ sơ đăng ký thành công. ể hỗ trợ phụ huynh, Hà Nội thành lập một tổ kỹ thuật trực đường dây nóng để giải đáp thắc mắc. Trong 3 ngày, nhóm nhận được khoảng 120 cuộc gọi của phụ huynh thắc mắc về các vấn đề lỗi kỹ thuật, sai mã số, không nhận được email thông báo kết quả…Tuy nhiên, đa số các lỗi trên đều được tổ kỹ thuật hướng dẫn phụ huynh liên hệ trường học cấp lại mã số, cách đánh số, địa chỉ email chính xác và đều thành công.
Ngoài ra, những phụ huynh không đăng ký trực tuyến thì từ ngày 13-18/7 đến trường làm hồ sơ đăng ký trực tiếp như bình thường. Khi nhập học, phụ huynh phải nộp kèm Giấy nhập học được in từ hệ thống tuyển sinh trực tuyến.
Video đang HOT
Vất vả để có suất học trường tư
Trong khi đại đa số học sinh lớp 1, lớp 6 trên địa bàn thành phố Hà Nội đăng ký trực tuyến để vào các trường công lập thì một số học sinh khác chạy sô “trải nghiệm”, một cách gọi khác của ngày test trình độ để vào lớp 1 các trường ngoài công lập có tiếng.
Chị Nguyễn Hà An ở quận Thanh Xuân cho biết, từ giữa tháng 6, chị cho con đi “trải nghiệm” ở 4 trường gồm: Vinschool, Tiểu học oàn Thị iểm, Marie Curie và Nguyễn Siêu nhưng chỉ đỗ vào lớp 1 trường Vinschool. Con học tiếng Anh từ 4 tuổi, phát âm khá tốt, cũng thông minh, nhanh nhẹn nên gia đình khá yên tâm. Không ngờ, con trượt “vỏ chuối” 3 trường khác. Theo phụ huynh này, mỗi trường có một cách kiểm tra kiến thức của con khác nhau. Có trường tổ chức ngày hội trải nghiệm nhưng thực ra cũng đưa con vào phòng, một cô một trò và hỏi những câu hỏi liên quan đến kiến thức xã hội, cuộc sống và một phần tiếng Anh. Cũng có trường đưa ra một danh sách các câu hỏi về kỹ năng, kiến thức xung quanh cuộc sống để định lượng sự hiểu biết của trẻ có sự chứng kiến của bố mẹ.
Một phụ huynh khác cũng đăng ký cho con “trải nghiệm” ở 3 trường tiểu học ở quận Cầu Giấy, Hai Bà Trưng và Thanh Xuân cho biết, lý do con bị trượt suất học vào lớp 1, trường tư thục gần nhà khá yêu thích vì con nói ngọng. Theo phụ huynh này, Sở GD&T Hà Nội quy định không kiểm tra đánh giá kiến thức của trẻ vào lớp 1 nên các câu hỏi rất thú vị. Ví dụ, có trường hỏi trẻ: “Con gà có trước hay quả trứng có trước”; “Nếu thấy một em bé bị vấp ngã thì con làm gì?”… hay yêu cầu trẻ phát âm các từ khó để kiểm tra học sinh có nói ngọng, nhịu hay không. Ngoài ra, một số trường cũng cho giáo viên hỏi học sinh một vài câu tiếng Anh giao tiếp cơ bản như tên, tuổi, sở thích…
Trên diễn đàn mạng, nhiều phụ huynh chia sẻ với nhau kinh nghiệm đưa con đi “trải nghiệm” ở các trường. Một phụ huynh cho rằng, những ai có con sinh năm 2013 trong năm tới nếu muốn đăng ký vào trường nào, nên tìm giáo viên giỏi của trường đó để theo học trước(?!). Cũng có ý kiến cho rằng, vì không kiểm tra kiến thức Toán hay yêu cầu con phải biết chữ nên phụ huynh chỉ cần hướng dẫn con nhiều kiến thức ngoài cuộc sống.
Theo Dân trí
Bất thường tuyển sinh lớp 10 Hà Nội, lỗi tại ai?
Hà Nội đang nắng nóng khủng khiếp, tuyển sinh lớp 10 càng 'nóng' hơn với những cuộc đua rút hồ sơ từ trường tư để nộp vào trường công, 'đấu tranh' để trường tư trả lại phí đã đóng...
Phụ huynh và học sinh xem quy định về kỳ tuyển sinh lớp 10 của Hà Nội năm nay - Ảnh: NAM TRẦN
Để xảy ra bất thường trong tuyển sinh lớp 10, không thể đổ cho khách quan, cho cấp dưới hay cho phụ huynh. Cấp dưới không chấp hành nghiêm hướng dẫn của Sở GD-ĐT là xem thường kỷ cương phép nước.
Quản lý cấp sở - quản lý trường THPT - phụ huynh có con em dự tuyển vào lớp 10, mỗi nhóm có kế sách, lý lẽ riêng.
Thế giới tự nhiên cũng có quy luật, mỗi hiện tượng vật lý xảy ra không như nhau trong những hệ quy chiếu khác nhau. Trong quản lý xã hội, sự khác biệt về lợi ích giữa các nhóm có thể dẫn tới xung đột, được điều chỉnh trên nền tảng của pháp luật và đạo đức.
Câu chuyện tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội, Sở GD-ĐT lẽ ra phải tiên lượng để ban hành văn bản hướng dẫn chặt chẽ, khả thi, bảo đảm lợi ích chính đáng của các nhóm. Có làm mà để 'nóng' là làm chưa đạt yêu cầu.
Tính toán chỉ tiêu cho các trường THPT công lập, ngoài công lập; tuyển sinh vào trường công lập trước rồi các trường ngoài công lập mới tuyển... là những việc sở phải làm cho tốt.
Với sự phát triển công nghệ thông tin như hiện nay, việc xác định điểm chuẩn theo chỉ tiêu được giao, tổng hợp nguyện vọng của thí sinh... chỉ vài cái nhấp chuột là cho kết quả chính xác (nếu việc nhập dữ liệu là chính xác).
Hội đồng tuyển sinh các trường THPT rà soát lại một lần, kiểm tra các thông tin, khi đã xác nhận thì trình Sở GD-ĐT phê duyệt. Theo quy trình đó, 'nóng' trong tuyển sinh sẽ hạ nhiệt.
Với trường ngoài công lập, số lượng học sinh theo học quyết định sự tồn tại của trường. Nhưng không vì thế mà có những biện pháp thất nhân tâm.
Lo học sinh đăng ký xét tuyển vào trường ảo, dựa vào kẽ hở của quy định để giữ chân học sinh bằng cách giữ hồ sơ và tiền đã nộp, trường học làm vậy, coi sao được?
Chỉ vì giữ được một số học sinh mà đánh mất bao điều đẹp đẽ, sự đánh đổi quá lớn, thầy cô biết không?
Chăm lo học sinh, giúp các em học tập tiến bộ, đỗ đạt, nên người - giáo dục là vậy, giáo dục nhân văn càng phải làm vậy.
Coi tiền bạc là biện pháp bắt chẹt học sinh, xem học sinh là hàng hóa, vô hình trung làm hư giáo dục.
Là trường ngoài công lập, khi nhận lệnh của sở lại thản nhiên bảo "cân nhắc chi trả", lãnh đạo ngành giáo dục Hà Nội bó tay sao?
Theo tuoitre.vn
Nên cho trẻ học trường công hay tư? Trường công cơ sở vật chất tốt, lớp học rộng rãi, nhưng không có camera theo dõi, con tôi đi học về không vui vẻ như ở trường tư. Ảnh minh họa Trước đây, tôi luôn nghĩ việc cho trẻ đi học là đơn giản mà sao nhiều người cứ phải đắn đo, suy nghĩ nhiều cho mệt. Khi còn ở Phú Nhuận...