Tuyển sinh đại học ở Đức và kỳ thi tốt nghiệp phổ thông tại Việt Nam
Công tác chấm thi tốt nghiệp phổ thông cần được tổ chức khách quan, không nên để địa phương tự chấm thi mà có thể phân cho các đại học chấm thi kết quả này.
Theo dõi thông tin về hiện tượng “điểm thi bất thường” trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, độc giả Diệp Phương Chi, nghiên cứu sinh về giáo dục tại Đức đã gửi tới VietNamNet bài viết từ tuyển sinh đại học ở Đức, soi về thi tốt nghiệp ở Việt Nam. Dưới đây là góc nhìn của tác giả.
Đại học Đức tuyển sinh như thế nào?
Hình thức thi đầu vào: Thường áp dụng với các ngành nghệ thuật và năng khiếu (ví dụ như vào các học viện về mỹ thuật, các ngành sân khấu điện ảnh v.v…). Ở kì thi này, thí sinh phải chứng minh năng khiếu của mình trước một hội đồng chuyên gia.
Ngoài ra ở một số chuyên ngành khác cũng có thể có hình thức thi đầu vào, tùy vào trường đại học tiếp nhận có quyền quyết định nội dung và hình thức, nhưng nhìn chung nội dung chỉ nhẹ nhàng, người đăng kí có thể làm dưới dạng bài TestOnline để kiểm tra kiến thức chung hoặc một số kĩ năng cần thiết (ví dụ như để đánh giá xem người đăng kí có khả năng viết luận tốt như thế nào hoặc đánh giá về biểu đồ tốt như thế nào v.v…). Ở ngành Y Dược, người đăng kí có thể tham gia vào kì thi đầu vào để lấy điểm cộng, kì thi này không bắt buộc, nhưng nếu như tham gia thi và đạt điểm cao thì điều này có thể bù đắp cho điểm số thi tốt nghiệp phổ thông chưa được cao lắm của người đăng kí.
Hình thức phỏng vấn để chọn lựa: đây không phải là thi vấn đáp mà là một cuộc phỏng vấn từ trung tâm khảo thí của phía trường đại học để tìm hiểu và đánh giá về động lực và sự phù hợp cá nhân của người đăng kí đối với ngành dự tuyển. Người phỏng vấn phải được đào tạo và buổi phỏng vấn phải tổ chức chuyên nghiệp theo một quy trình nhất định mà theo đó, người phỏng vấn sẽ ghi nhận lại các câu trả lời, cách phản ứng và khả năng giải quyết các nhiệm vụ nhỏ của ứng viên. Hình thức phỏng vấn để chọn lựa và hình thức thi đầu vào Online như đã nói phía trên ngày càng phổ biến, nhất là tại các đại học tư.
Hình thức đăng kí tại doanh nghiệp/ công ty: Tại Đức có hệ thống đào tạo kép với sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Bên cạnh chương trình đào tạo nghề theo hệ thống kép thì cũng có dạng đào tạo kết hợp cả đào tạo nghề và đào tạo bậc đại học theo hệ thống kép. Có khoảng 910 chương trình cấp bằng kép (bằng đại học lẫn bằng nghề) được phối hợp giữa doanh nghiệp/ công ty với các học viện hàn lâm, các đại học ứng dụng và các đại học hàn lâm. Người học không đăng kí trực tiếp tại đại học mà đăng kí tại doanh nghiệp với hồ sơ gồm bài luận, các bằng cấp, học bạ và lí lịch. Doanh nghiệp sẽ tổ chức phỏng vấn để chọn lựa. Việc phỏng vấn chọn lựa này diễn ra khoảng một năm trước khi việc đào tạo bắt đầu.
Hồ sơ sản phẩm nghệ thuật (Mappe): Với một số ngành nghệ thuật và thiết kế, để tuyển đầu vào, trường đại học hoặc học viện nghệ thuật sẽ xem xét hồ sơ sản phẩm của ứng viên gửi đến (ví dụ như ảnh, bản vẽ, phim tự tạo v.v…). Việc xét hồ sơ sản phẩm để lựa chọn học viên này thường có độ cạnh tranh rất cao vì các xuất học tại các học viện nghệ thuật khá ít.
Bài luận về động lực học tập: Một số chuyên ngành đại học muốn ứng viên trình bày động lực của mình khi tham gia đăng kí vào chuyên ngành. Bài luận này sẽ được kiểm soát kĩ để loại trừ khả năng người viết copy từ những mẫu có sẵn. Các vấn đề về kinh nghiệm nghề nghiệp (làm thêm trong kì nghỉ), thực tập, các mối quan tâm và sở thích cá nhân liên quan đến chuyên ngành sẽ nâng cao cơ hội cho người dự tuyển.
Xét điểm trung bình tốt nghiệp phổ thông: Đa số các trường đại học tại Đức xét nhận sinh viên đầu vào từ điểm trung bình tốt nghiệp phổ thông. Mỗi trường sẽ đưa các ứng viên vào một danh sách xếp hạng theo điểm tốt nghiệp phổ thông của họ. Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh của trường và số lượng người đăng kí của mỗi năm học mà nhà trường sẽ đưa ra một điểm chuẩn đầu vào. Ứng viên có điểm trung bình tốt nghiệp phổ thông từ điểm chuẩn này trở lên thì được nhận vào, còn thấp hơn thì bị loại. Những ứng viên bị loại có thể nhanh chóng đăng kí vào một đại học khác để tìm cơ hội khác, vì điểm chuẩn cho cùng một chuyên ngành của các đại học khác nhau là khác nhau.
Ngoài ra, tuỳ chuyên ngành mà các trường đại học lại có những đòi hỏi bổ sung bên cạnh việc xét điểm trung bình tốt nghiệp phổ thông. Ví dụ: Ngành Sư phạm nghề (tốt nghiệp ra làm giáo viên dạy nghề), bên cạnh xét điểm tốt nghiệp phổ thông thì còn đòi hỏi ở người dự tuyển kinh nghiệm một năm làm việc hoặc thực tập trong chuyên ngành đó (cũng có trường cho nợ tiêu chuẩn này, người học có thể tích lũy và đáp ứng từ từ trong quá trình học).
Trên đây vừa trình bày một số các hình thức tuyển sinh đầu vào của các đại học tại Đức.
Video đang HOT
Việt Nam: Trường đại học sẽ chấm thi THPT quốc gia?
Trong bối cảnh Việt Nam, chúng ta có thể vận dụng cho phép các trường đại học tự quyết hình thức tuyển sinh của mình dựa trên sự kết hợp xét cùng lúc các cơ sở:
(1) Điểm trung bình tốt nghiệp phổ thông;
(2) Học bạ;
3) Kì thi đầu vào/ phỏng vấn đầu vào/ viết luận đầu vào hoặc thi năng khiếu đầu vào do trường đại học tự tổ chức dựa trên đặc thù của trường và yêu cầu cụ thể của trường (Lưu ý cơ sở thứ ba này chỉ diễn ra khi thực sự cần thiết tuỳ theo yêu cầu của nhà trường nhằm tránh lãng phí và cồng kềnh trong thi cử).
Tỉ lệ phần trăm giữa các cơ sở này do trường tự quyết định.
Ví dụ: có trường có thể lựa chọn tỉ lệ điểm trung bình tốt nghiệp phổ thông chiếm 50%, xét học bạ chiếm 30% và thi đầu vào/ viết luận/ phỏng vấn tại trường chiếm 20%; ngược lại, cũng có trường có thể lựa chọn tỉ lệ điểm trung bình tốt nghiệp phổ thông chiếm 20%, xét học bạ chiếm 10%, thi năng khiếu đầu vào chiếm 70%; hoặc trường hợp có đại học không tổ chức thi đầu vào/ phỏng vấn đầu mà chỉ xét điểm tốt nghiệp và học bạ, tỉ lệ có thể do trường tự quyết định.
Giả sử không còn kì thi tốt nghiệp phổ thông, thì các đại học có thể xét tuyển đầu vào bằng cách xét học bạ phổ thông kết hợp kì thi đầu vào/ phỏng vấn/ thi năng khiếu khi cần thiết.
Tại nước ta, trong bối cảnh hiện nay vẫn duy trì kì thi tốt nghiệp phổ thông thì trong mọi trường hợp, điểm thi tốt nghiệp phổ thông vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc xét tuyển đầu vào của các trường đại học.
Do đó, việc đảm bảo chất lượng tổ chức kì thi tốt nghiệp và chấm thi tốt nghiệp tại các địa phương là rất quan trọng, nhằm tránh tình trạng các đại học phải nhận sinh viên với kết quả thi tốt nghiệp phổ thông “ảo” (như trường hợp phù phép điểm thi ở Hà Giang vừa qua) gây ảnh hưởng đến chất lượng sinh viên đầu vào.
Do đó, cần nâng cao công tác thanh tra bảo vệ tại kì thi tốt nghiệp tại các địa phương, tăng cường thanh tra chéo (từ phía Bộ và các trường đại học xuống thanh tra trong kì thi), đồng thời công tác chấm thi tốt nghiệp phổ thông cần được tổ chức khách quan, không nên để địa phương tự chấm thi mà có thể phân cho các đại học chấm thi kết quả này.
Các đại học là những đơn vị sẽ dùng kết quả thi này mà xét tuyển sinh viên vào trường, do đó, việc các đại học chấm thi kết quả tốt nghiệp phổ thông cũng là một phương án khả thi.
Ngoài ra, việc thành lập các trung tâm khảo thí để chấm kết quả thi tốt nghiệp cũng là một giải pháp, tuy nhiên giải pháp này gây tốn kém chi phí hơn giải pháp đã nêu.
Diệp Phương Chi (Giảng viên ĐH Sư phạm kĩ thuật Tp.HCM, nghiên cứu sinh ngành Sư phạm nghề kĩ thuật, ĐH Kĩ thuật Dresden, CHLB Đức)
Theo vietnamnet.vn
Thí sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng đại học
Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2018, các chuyên gia khuyến cáo thí sinh cần nghiên cứu kỹ thông tin các trường, không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng.
ảnh minh họa
Kỳ tuyển sinh , cao đẳng năm nay, nhiều trường đại học, cao đẳng đưa ra các phương thức tuyển sinh khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của thí sinh như mở thêm ngành, tổ hợp môn xét tuyển mới. Quy chế tuyển sinh năm nay cũng có một số điểm thay đổi đối với cả thí sinh và các trường.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, để có cơ hội trúng tuyển cao nhất, thí sinh cần nghiên cứu kỹ thông tin của các trường, không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng.
Theo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên của Bộ GD&ĐT, kỳ tuyển sinh năm nay có 4 điểm thay đổi so với năm 2017.
Cụ thể, điểm ưu tiên khu vực khi xét tuyển chỉ còn 0,25 điểm, giảm một nửa so với năm ngoái. Bộ GD&ĐT không quy định "điểm sàn" cho các ngành đào tạo, trừ ngành đào tạo sư phạm. Điểm xét tuyển năm nay được làm tròn đến 2 chữ số thập phân thay vì làm tròn đến 0,25 điểm như trước đây và các trường phải công khai thông tin tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau một năm tốt nghiệp của 2 năm trước.
Những thay đổi này đều nhằm trả lại quyền tự chủ trong tuyển sinh cho các trường, giảm bớt những bất cập về điểm ưu tiên khi xét tuyển và thêm các kênh thông tin để thí sinh chọn ngành, chọn trường.
Từ sự thay đổi của Quy chế, nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã có sự thay đổi về phương thức tuyển sinh, điều kiện xét tuyển, mở thêm ngành mới. Đặc biệt, nhiều trường còn đưa ra những tổ hợp môn xét tuyển mới để đáp ứng nhu cầu của thí sinh như: Ngữ văn, Sử, tiếng Anh; Ngữ văn, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ; Toán, Sinh học, Lịch sử...
Ông Bùi Xuân Nam, phó hiệu trưởng ĐH Mỏ - Địa chất, cho biết: "Trong năm 2018 này, Đại học Mỏ - Địa chất vẫn tiến hành tuyển sinh theo 3 phương thức của Bộ GD&ĐT. Đặc biệt, một số ngành nghề trong trường, chúng tôi đã mở rộng khối thi để tăng sự lựa chọn cho các em. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo cái cốt lõi là tất cả ngành nghề đó đều có môn Toán, tức là môn cơ bản. Nó có thể nói là môn mà mọi ngành nghề đều có thể học được khi có kiến thức tốt về Toán học".
Cùng với việc công bố thông tin tuyển sinh, các trường cũng công bố ưu đãi đối với từng ngành đào tạo, đặc biệt là những ngành nghề có tính đặc thù để thu hút thí sinh, như cấp học bổng, hỗ trợ giới thiệu việc làm...
Thí sinh có câu hỏi về tuyển sinh đại học, cao đẳng 2018, gửi về tòa soạn theo địa chỉ email: Giaoduc@Báo .
Theo ông Trần Khắc Thạc, phó trưởng phòng Đào tạo đại học và sau đại học, ĐH Thủy lợi, một số ngành khó tuyển của các trường không phải do sinh viên tốt nghiệp không có việc làm mà do xu hướng lựa chọn ngành nghề của học sinh thay đổi.
Các em mong muốn làm những công việc nhàn, lương cao, ở các thành phố lớn, nên không thích những ngành kỹ thuật, học tập vất vả, làm việc ở những nơi đặc thù.
"ĐH Thủy lợi có một số ngành khó tuyển sinh, như Kỹ thuật công trình biển, Thủy văn, Kỹ thuật công trình thủy và một số ngành nữa. Tuy nhiên, những ngành này rất cần thiết cho các sự phát triển kinh tế - xã hội nên nhà trường vẫn duy trì và thúc đẩy.
Với những ngành khó tuyển sinh nhưng có nhu cầu của xã hội, hiện nay, nhà trường đang có rất nhiều cơ chế chính sách. Ví dụ, ưu đãi cho các em trong quá trình học tập, ưu đãi giới thiệu việc làm cho các em, gắn kết các doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động", ông Thạc nói.
Lãnh đạo các trường đều khuyến cáo thí sinh cân nhắc thật kỹ các thông tin về ngành, nghề, cơ hội việc làm... trước khi đăng ký xét tuyển. Dù Bộ GD&ĐT bỏ điểm sàn; các trường mở rộng xét tuyển theo nhiều phương thức, với nhiều khối xét tuyển mới..., thí sinh cũng phải có năng lực thực sự mới có thể theo học được các chương trình bậc đại học. Nếu tổ hợp môn xét tuyển chênh lệch với chương trình đào tạo, việc học sẽ gặp khó khăn bởi người học không cùng khối kiến thức cơ bản đào tạo.
Ông Hoàng Xuân Hiệp, hiệu trưởng ĐH công nghiệp Dệt may Hà Nội, khuyến cáo: "Mặc dù bộ bỏ điểm sàn, điểm đầu vào quá thấp thì quá trình đào tạo rất vất vả. Thứ hai là rất có khả năng những sinh viên ở đầu vào thấp quá sẽ không đủ năng lực tiếp thu kiến thức của trình độ đại học. Rất có thể, các em sẽ bị bỏ ngang trong quá trình đại học, dẫn đến những lãng phí không cần thiết cho cả gia đình, xã hội và nhà trường.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, cũng cho rằng thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng, nhưng các em sẽ chỉ trúng tuyển một nguyện vọng duy nhất phù hợp điểm thi ở mỗi đợt xét tuyển.
Nếu các em đã chọn được ngành học phù hợp với năng lực, sở thích và doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhiều thì nên đăng ký xét tuyển từ ba đến năm nguyện vọng. Trong đó, có nguyện vọng thấp hơn năng lực, nguyện vọng bằng với năng lực và nguyện vọng cao hơn năng lực để định hướng phấn đấu.
Thí sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng, đăng ký vào những ngành, trường không phù hợp năng lực để đỗ đại học bằng mọi giá, vì có thể các em sẽ không theo được chương trình đào tạo, hoặc không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
Theo Zing
Tuyển sinh đại học Huế 2018: Sát với nhu cầu thị trường lao động và người học Ky tuyên sinh đai hoc (ĐH) năm 2018 cua ĐH Huê đươc điêu chinh, giam hang trăm chi tiêu tuyên sinh so vơi năm 2017, dưng đao tao 2 nganh hoc "ê âm" nhiêu năm qua va mơ thêm cac nganh hoc mơi nhăm đap ưng nhu câu thi trương lao đông va nhu câu ngươi hoc. Thi sinh trung tuyên năm 2017...