Tuyển sinh đại học: Nhiều lĩnh vực có nhu cầu nhân lực cao nhưng thí sinh ít lựa chọn
Bộ GD-ĐT thống kê, nhiều lĩnh vực đào tạo ĐH có tỷ lệ việc làm sau khi ra trường cao nhưng số sinh viên đăng ký theo học lại rất thấp.
Ngành nghệ thuật, kiến trúc, xây dựng là một trong những ngành có tỷ lệ sinh việc tốt nghiệp có việc làm ở mức cao
Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, các lĩnh vực có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm mức cao (đạt tỷ lệ trên 85%), bao gồm: Dịch vụ vận tải (89,2%); Nghệ thuật (85,4%); Thú y (85,2%). Điều đặc biệt là số lượng sinh viên tốt nghiệp các lĩnh vực đào tạo thuộc nhóm này rất thấp, chỉ dao động từ vài trăm đến trên một nghìn sinh viên.
Các lĩnh vực có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm mức khá (đạt tỷ lệ từ 75% đến 85%), gồm: Kiến trúc và Xây dựng (79,6%); Sản xuất và Chế biến (79,5%); Toán và Thống kê (77,7%); Sức khỏe (76,7%); Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản (75,8); Khoa học sự sống (75,6%).
Video đang HOT
Với những ngành học trên, tỷ lệ sinh viên có việc làm cao như vậy nhưng trong vài năm trở lại đây có 5 nhóm ngành có tỷ lệ thí sinh xác nhận nhập học thấp nhất, bao gồm: Khoa học tự nhiên (41,43%), Nông lâm ngư nghiệp và thủy sản (43,91%), Dịch vụ xã hội (49,98%), Khoa học sự sống (54,43%), Môi trường và bảo vệ môi trường (65,28%).
Được biết, thông tin từ Bộ GD-ĐT cho thấy, từ đầu năm 2018 đến 31/12/2021, có 818 ngành đào tạo do cơ sở giáo dục đại học tự chủ mở, trong đó có các ngành đáp ứng nhu cầu nhân lực trong các lĩnh vực mới.
Các ngành mà các trường đại học mở nhiều nhất đáp ứng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực mới là: khoa học dữ liệu, phân tích kinh doanh, IoT và trí tuệ nhân tạo ứng dụng, nghệ thuật số, robot và trí tuệ nhân tạo, digital marketing…
Đánh giá về xu hướng đào tạo ĐH hiện nay, Bộ GD-ĐT cho rằng, nhiều trường ĐH đã chủ động dừng tuyển sinh một số ngành đào tạo không còn đáp ứng nhu cầu của xã hội và chủ động thay thế bằng các ngành đào tạo mới phù hợp và cần thiết hơn trong bối cảnh kinh tế – xã hội hiện tại và xu hướng trong tương lai gần.
Có thể thấy việc thống kê các ngành nghề xã hội có nhu cầu cao về nguồn nhân lực là một trong những căn cứ để thí sinh cân nhắc, lựa chọn trong thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH 2022.
Tuyển sinh đại học: Thí sinh không nên đợi cuối thời hạn mới đăng ký nguyện vọng
Với thời hạn 17 giờ ngày 20-8 sẽ đóng cổng đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH, các chuyên gia khuyên thí sinh nên đăng ký từ bây giờ để còn thời gian điều chỉnh.
Thí sinh nên đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH sớm thay vì chờ đến thời hạn kết thúc
Tính đến ngày 8-8, thời gian thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng giáo dục mầm non năm 2022 đã được hơn một nửa. Hạn cuối đăng ký lên hệ thống hỗ trợ xét tuyển của Bộ GD-ĐT (https://thisinh.thithptquocgia.edu.vn) là 17h ngày 20-8-2022.
Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển năm nay là 938.000 em, trong đó, gần 40% số thí sinh đã đăng ký nguyện vọng lên hệ thống.
Theo PGS. TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, quy chế tuyển sinh và hướng dẫn của Bộ quy định không giới hạn số lần đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng là để tạo cơ hội tốt nhất cho thí sinh trúng tuyển.
Thí sinh cần tìm hiểu thật kỹ các thông tin trong đề án tuyển sinh của các trường trước khi đăng ký, nhưng không nên đợi đến cuối thời hạn mới đăng ký. Thí sinh nên nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển trong 10 ngày đầu tháng 8, sau đó, nếu cần điều chỉnh, bổ sung thì còn 10 ngày nữa để xem xét.
Bà Thủy đưa ra lời khuyên, thí sinh hãy dành nguyện vọng cao hơn, nguyện vọng ưu tiên nhất của mình cho ngành nghề đào tạo, định hướng nghề nghiệp muốn theo đuổi trong tương lai và chọn địa điểm đào tạo mà các em yêu thích nhất, mong muốn được vào học tập. Thí sinh không nên lo lắng điểm mình có đủ cao để vào trường đó hay không, vì thứ tự nguyện vọng không ảnh hưởng đến sự công bằng trong tiếp cận cơ hội trúng tuyển.
Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT đảm bảo cơ hội cho thí sinh đăng ký nguyện vọng thứ 10 thì vẫn được hưởng công bằng như nguyện vọng 1, 2 cùng ngành, trường đó.
Với thí sinh đã trúng tuyển đợt xét tuyển sớm của một trường đại học (trúng tuyển có điều kiện), nếu như thực sự mong muốn vào ngành đó, trường đó, thí sinh có thể yên tâm đặt lên nguyện vọng 1 và chắc chắn sẽ trúng tuyển.
Tuy nhiên, nếu các em vẫn thích một ngành khác, trường khác thì đừng lo lắng mà hãy đặt nguyện vọng yêu thích lên làm nguyện vọng 1 để tăng cơ hội trúng tuyển vào môi trường mong muốn. Những nguyện vọng phía sau cũng nên sắp xếp theo thứ tự ưu tiên nói trên.
Tham gia đăng ký nguyện vọng tuyển sinh đại học, thí sinh 'rước' xe máy về nhà Sự kiện HIU CONNECT với sự tham gia của gần 1.000 thí sinh, phụ huynh đã mở đầu cho chiến dịch đồng hành cùng sĩ tử đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào HIU. Sự kiện HIU CONNECT "Hướng dẫn đăng ký nguyện vọng thông minh" với sự tham gia của gần 1.000 thí sinh, phụ huynh đã mở đầu cho chiến dịch...