Tuyển sinh đại học năm 2022: Để không còn cảnh điểm cao vẫn trượt
Từ tình trạng ‘lạm phát’ điểm chuẩn ở khối C00 của mùa tuyển sinh năm nay ở một số ngành ‘hot’ của các trường đại học (ĐH) cho thấy, cần có những điều chỉnh trong công tác tuyển sinh ĐH những năm tới.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Ảnh: TTXVN
Tránh điểm kịch trần
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm nay công bố ngành có điểm chuẩn cao nhất theo phương thức dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT là Công nghệ thông tin (Việt – Nhật) 27,25 điểm. Trường cho biết, có 5 chương trình tuyển sinh không sử dụng phương thức dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022. Theo lý giải của PGS Nguyễn Phong Điền – Phó Hiệu trưởng nhà trường, đây là 5 chương trình có tính cạnh tranh cao nhất, nếu sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 thì sẽ đẩy điểm chuẩn những chương trình này lên “kịch trần”. Đây là những ngành có điểm chuẩn đánh giá tư duy cao nhất.
“Nhà trường quan niệm việc phải đặt ra điểm chuẩn quá cao là bất đắc dĩ, nó thể hiện một môi trường tuyển sinh không thực sự lành mạnh, bởi có nguy cơ đánh trượt nguyện vọng 1 cả những thí sinh xuất sắc nhưng vì sơ suất nhỏ khi làm bài mà điểm các em không đủ cao” – ông Điền nói đồng thời cho biết, khi phân bổ chỉ tiêu cho từng phương thức tuyển sinh, trường chia theo ngành. Vì thế, với ngành công nghệ thông tin, có một số chuyên ngành không tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, trường vẫn tuyển đủ số tổng chỉ tiêu dựa vào phương thức thi tốt nghiệp THPT cho ngành này.
Cũng giữ kỷ lục nhiều năm có điểm trúng tuyển kịch trần, năm nay khối các trường công an nhờ tổ chức bài thi đánh giá tuyển sinh nên hạn chế được tình trạng này. Cụ thể, đề thi riêng có độ phân hóa và độ khó hơn so với đề thi tốt nghiệp THPT nên điểm thi và điểm trúng tuyển đã có sự thay đổi và phân hóa tốt so với năm 2021.
Như vậy, với việc xét tuyển bằng bài thi riêng hoặc kết hợp bài thi riêng và bài thi tốt nghiệp THPT, các trường sẽ tránh được tình trạng có điểm chuẩn kịch trần, thí sinh đạt điểm thi tốt nghiệp THPT gần tối đa vẫn có nguy cơ trượt nguyện vọng 1 nếu không có/có ít điểm ưu tiên.
Video đang HOT
Từ bức tranh tuyển sinh năm nay, TS Nguyễn Đức Nghĩa – nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cho rằng, những trường ĐH, ngành tuyển sinh bằng kỳ thi riêng, không còn phụ thuộc 100% vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 đã phần nào kiểm soát được mức độ lạm phát của điểm chuẩn. Điều này cho thấy định hướng xây dựng các kỳ thi riêng đang đúng hướng, các trường cần phát huy tốt hơn trong mùa tuyển sinh năm sau.
Tự chủ tuyển sinh đại học vì chính các trường
Theo phân tích của TS Lê Trường Tùng – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH FPT, ở góc độ giáo dục, điểm xoay quanh mốc 9 là như nhau. Tuy nhiên, đã có những trường lấy điểm chuẩn gần kịch sàn, không phải chỉ 29 hay 29,5 điểm mà phải lên tới 29,9 điểm mới trúng tuyển – thực chất là để không vượt chỉ tiêu. Điều này dẫn tới có những thí sinh đạt 29 điểm (Lịch sử và Địa lý 10 điểm, Ngữ văn 9 điểm) và cộng điểm ưu tiên khu vực 0,5 điểm vẫn trượt nguyện vọng 1 như trường hợp thí sinh ở Bắc Giang. “Điểm cao cũng trượt là bất bình thường. Điểm trúng tuyển chạm trần làm cho việc tuyển sinh ĐH của Việt Nam trở thành kỳ dị trên bản đồ tuyển sinh ĐH thế giới và gây hoang mang, làm rối loạn định hướng của thí sinh, phụ huynh cho mùa tuyển sinh những năm tới” – ông Tùng nói.
Ngoài lý do được đưa ra là đề thi tốt nghiệp THPT dễ với cơn mưa điểm 10 ở môn Lịch sử, việc điểm chuẩn cao chạm trần còn có nguyên nhân là vì chỉ tiêu ít song số lượng nguyện vọng đăng ký quá cao, như trường hợp của một số ngành của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội); ĐH Luật Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội…
Về phía các trường, GS. TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội khẳng định, với đề thi, điểm thi THPT như hiện nay, nhiều trường ĐH, nhất là các ĐH lớn, uy tín chỉ sử dụng một tỷ lệ nhất định chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả thi THPT. Đồng thời, các trường buộc phải sử dụng nhiều phương thức khác nhau để tuyển sinh, trong đó có các kỳ thi riêng, đánh giá năng lực là để tuyển các thí sinh có chất lượng vào ĐH – vì sự phát triển sống còn của chính trường ĐH.
Ông Đức cũng cảnh báo việc sử dụng kết quả thi THPT để tuyển vào ĐH khi đề thi cực dễ như những năm qua, cộng thêm việc coi thi, chấm thi ở các địa phương khác nhau, có thể rất khác nhau, thậm chí là có vấn đề, có thể để lại những hệ lụy lâu dài với giáo dục Việt Nam.
Ở góc nhìn khác, TS Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng với những ngành điểm chuẩn vẫn gần kịch trần, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tính toán lại việc ra đề thi năm sau, siết lại các kiến thức trong đề thi tốt nghiệp THPT để tránh tình trạng “giỏi ảo”. Đồng thời, các trường không nên quá phụ thuộc vào điểm số của kỳ thi tốt nghiệp, chuyển hướng sang những phương thức tuyển khác, đặc biệt là các kỳ thi riêng.
Từ góc độ người học, một điều dễ nhận thấy là các cơ sở đào tạo hiện nay đều sử dụng đa dạng các phương thức tuyển sinh. Mỗi thí sinh có nhiều cơ hội để trúng tuyển vào ngành, trường yêu thích bằng cách tận dụng các phương án xét tuyển do các trường đưa ra. Khi chủ động với nhiều phương án và các bài thi khác nhau, thí sinh sẽ hạn chế được tình trạng may rủi của kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện chỉ diễn ra duy nhất 1 lần/năm, nếu có những sơ sót sẽ không làm lại được mà phải chờ đến năm sau thi lại.
Chuyên gia giáo dục, TS Lê Thống Nhất:
Xu hướng không phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT
Việc xét tuyển ĐH bằng các phương án tuyển sinh khác, không phụ thuộc vào điểm số của kỳ thi tốt nghiệp THPT là xu hướng cần thiết. Một trong những lý do là đề thi tốt nghiệp THPT không có nhiệm vụ phân hóa để tuyển sinh ĐH, các trường chỉ nên dùng kết quả tốt nghiệp THPT và điểm học bạ để sơ khảo mà thôi.
Ngành giáo dục nên đẩy mạnh xây dựng các trung tâm khảo thí độc lập. Các trung tâm này sẽ tổ chức thi nhiều đợt trong năm như thi các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế hiện nay. Thí sinh thi chưa thỏa mãn về kết quả có thể ôn tập để đăng ký thi lại.
Các trường có thể sử dụng kết quả của các kỳ thi này tương tự, như dùng kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực hay đánh giá tư duy của một số cơ sở ĐH hiện nay để lên phương án tuyển sinh; cũng không nên quay trở lại tình trạng như trước đây trường nào cũng tổ chức thi gây tốn kém xã hội.
Những lưu ý sau khi trúng tuyển đại học
Các trường đại học trên cả nước vừa đồng loạt công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2022.
Điểm mới so với trước là năm nay, thí sinh bắt buộc phải xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phải xác nhận nhập học trực tuyến
Tiến sĩ Tô Văn Phương - Trưởng phòng Đào tạo Đại học, Trường Đại học Nha Trang cho biết, trước đây, thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học chỉ cần nộp giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT bản gốc cho nhà trường trong thời gian quy định. Tuy nhiên, năm nay, thí sinh bắt buộc phải thực hiện thao tác xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn, trong thời gian từ ngày 18-9 đến 17 giờ ngày 30-9. Nếu không, thí sinh coi như không có nguyện vọng vào học tại trường. Trường hợp thí sinh muốn hủy xác nhận nhập học thì phải liên hệ với trường đại học.
Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh tại Trường Đại học Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều thay đổi về mặt kỹ thuật trong công tác tuyển sinh đại học nên ít nhiều gây khó khăn cho các trường cũng như lúng túng cho thí sinh. Thí sinh phải tiến hành một lần đăng ký xét tuyển vào trường, một lần xác nhận nhập học trực tuyến. Việc nộp lệ phí trực tuyến chỉ áp dụng đối với phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (theo tổ hợp thi), còn đối với các phương thức khác, thí sinh phải nộp trực tiếp cho trường đại học. Ngoài ra, thí sinh đã xác nhận nhập học trực tuyến vẫn phải tiếp tục thực hiện nhập học tại trường đại học theo kế hoạch, thời gian và quy định của trường.
Bảo đảm quyền lợi cho thí sinh
Theo văn bản vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về việc tiếp tục triển khai công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng (ngành giáo dục mầm non) năm 2022, kết quả trúng tuyển của thí sinh được công bố dựa trên các thông tin từ dữ liệu kết quả thi tốt nghiệp THPT, cơ sở dữ liệu ngành do thí sinh cung cấp và các dữ liệu khác; trường hợp có sai sót sẽ được giải quyết theo quy định. Trường hợp thí sinh trúng tuyển có điều kiện theo phương thức xét tuyển sớm, nhưng đăng ký sai phương thức xét tuyển hoặc tổ hợp xét tuyển đã được các cơ sở đào tạo đưa vào danh sách lọc ảo, thì cơ sở đào tạo vẫn phải giữ nguyên thông tin về phương thức xét tuyển hoặc mã tổ hợp mà thí sinh đã đăng ký. Đồng thời, cơ sở đào tạo bổ sung thêm thông tin xét tuyển dựa trên phương thức, tổ hợp mà thí sinh đã được thông báo trúng tuyển có điều kiện theo phương thức xét tuyển sớm.
Đối với thí sinh trúng tuyển có điều kiện theo phương thức xét tuyển sớm, nhưng sơ suất không đăng ký thành công trên hệ thống, cơ sở đào tạo có thể xét tuyển bổ sung ngay như đối tượng đã đăng ký xét bổ sung. Các trường cũng phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết phản ánh, khiếu nại và bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro đã được công bố trong đề án tuyển sinh theo quy định. Sau khi cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học vào hệ thống, các trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu sẽ tiếp tục tuyển sinh các đợt bổ sung, bắt đầu từ ngày 1-10.
Đại diện Phòng Tuyển sinh và Truyền thông Trường Đại học Thái Bình Dương cho biết, năm nay, do quy trình tổ chức xét tuyển kéo dài hơn so với trước nên thời điểm tổ chức nhập học cho tân sinh viên của các trường đại học cũng muộn hơn so với mọi năm. Thí sinh cần theo dõi, cập nhật các thông báo trên website của các trường đại học để nắm rõ quy trình, thời gian, thủ tục nhập học, điều kiện xét tuyển bổ sung... Sau khi xác nhận nhập học trên hệ thống, đến ngày 26-9, tân sinh viên của Trường Đại học Thái Bình Dương sẽ tham gia "Tuần lễ nhập môn" để tìm hiểu cụ thể hơn về ngành học, nghề nghiệp...
Điểm chuẩn Đại học Sư phạm Hà Nội 2: Cao nhất 38,67 điểm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học chính quy năm 2022 vào các ngành theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Điểm chuẩn vào các ngành của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 năm 2022 như sau: Điểm chuẩn Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Năm...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Vườn cúc họa mi Thung Nham khiến bạn có thêm một lý do để đi Ninh Bình
Du lịch
2 phút trước
Kiểu họa tiết dẫn đầu xu hướng 2025
Thời trang
6 phút trước
Cháy nhà lúc rạng sáng ở quận 8, TP.HCM khiến 3 người tử vong thương tâm
Tin nổi bật
8 phút trước
Nhóm thanh niên chặn đầu ô tô taxi, dùng mũ bảo hiểm đập phá xe
Pháp luật
13 phút trước
Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân
Thế giới
18 phút trước
Buổi thử vai đầy dấu hiệu rợn người cho phim của Kim Soo Hyun: Diễn ra ở hộp đêm, yêu cầu diễn viên nữ ăn mặc hở hang và hành động kỳ lạ
Hậu trường phim
1 giờ trước
Hoa hậu Thu Uyên thừa nhận 'đổi đời', không ngại tranh cãi vì show hẹn hò
Sao việt
1 giờ trước
Ký sinh trùng đáng sợ tấn công nhiều nam giới Việt
Sức khỏe
1 giờ trước
Lee Byung Hun chia sẻ những điều học được từ hôn nhân
Sao châu á
1 giờ trước