Tuyển sinh đại học: Chưa thể tin vào điểm học bạ
Theo GS Ngyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội, nếu trường đại học lấy chất lượng thí sinh làm tiêu chí hàng đầu khi tuyển sinh thì cần cân nhắc, tránh chỉ dùng điểm học bạ làm căn cứ xét tuyển.
Đoàn công tác của Bộ GD-ĐT kiểm tra việc tổ chức kỳ thi THTP quốc gia 2019 ở địa phương – Ảnh Lê Anh Hoa
Cho đến nay, các trường phổ thông trên cả nước vẫn chưa biết khi nào có thể tổ chức dạy học trở lại, trong khi dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Bộ GD-ĐT cũng đã phải điều chỉnh khung thời gian năm học lần thứ 2, theo đó kỳ thi THPT quốc gia 2020 dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 8 – 11.8. Lịch tuyển sinh của các trường đại học cũng phải lùi lại theo kế hoạch đã được điều chỉnh này.
Tuy nhiên, nhiều trường đại học vẫn lo lắng vì không dám chắc Bộ GD-ĐT có thể tổ chức được kỳ thi THPT quốc gia 2020 theo kế hoạch đã điều chỉnh lần 2. Để chủ động ứng phó với tình hình này, nhiều trường bắt đầu tiến hành bàn bạc để lên phương án tuyển sinh. Trong đó, một số trường có xu hướng sẽ sử dụng kết quả học tập của thí sinh ở bậc THPT để làm căn cứ xét tuyển (còn được gọi là phương thức xét điểm học bạ).
Với ngành “hot”, nếu chỉ xét học bạ thì sẽ không công bằng
Trước thực tế đó, GS Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã chia sẻ với báo chí một số lo ngại về chất lượng tuyển sinh nếu không có kỳ thi THPT quốc gia và các trường đại học chỉ xét tuyển dựa theo học bạ.
Theo GS Đức, các trường THPT khác nhau, ở các địa phương khác nhau, có mặt bằng về giáo viên, cơ sở vật chất khác nhau, truyền thống, uy tín và chất lượng khác nhau, nên mức đánh giá trong học bạ không tương đương nhau.
Ví dụ, một em có điểm toán 9, học lực giỏi theo học bạ của trường này không có nghĩa tương đương với học lực giỏi ở một trường khác. Khi đó, chúng ta xét theo học bạ sẽ có yếu tố thiếu chính xác, không công bằng về học lực và có thể có yếu tố thiếu khách quan, nhất là các ngành “hot” như công nghệ thông tin, y, dược, kinh tế, luật,….
Thứ hai, thực tế cho thấy, một số trường THPT cũng không quá khắt khe khi đánh giá, thậm chí “biếu điểm” cho học sinh. Do đó, mặc dù có thể thí sinh có học bạ tốt và trúng tuyển vào ngành yêu thích, nhưng khi vào học, các em lại rất khó có thể theo học được, nhất là với những ngành đòi hỏi cao về kiến thức cơ bản như toán, lý, công nghệ thông tin, hóa, y dược, tự động hóa, cơ điện tử…
Việc các em không theo học được, phải bỏ học giữa chừng, thì không chỉ lãng phí tuổi xuân cho thí sinh, mà còn thiệt hại tài chính cho gia đình và nhà trường.
Video đang HOT
Thứ ba, nếu xét tuyển bằng học bạ sẽ nảy sinh những phức tạp trong quá trình quản lý đào tạo. Theo quy chế đào tạo, nếu các em đang học trường này xin chuyển sang trường khác, thì một trong những yêu cầu tiên quyết là điểm đầu vào đại học của các em không được thấp hơn điểm chuẩn của trường mà các em muốn chuyển đến. Nay nếu xét học bạ thì không có mặt bằng điểm thi đầu vào, rất khó xử lý và dễ xảy ra tiêu cực, nhất là khi ngành đó là ngành “hot” và thường những năm trước ở mức 27, 28 điểm mới trúng tuyển.
Chỉ nên dùng học bạ để làm căn cứ lọc hồ sơ
Từ những phân tích trên, GS Đức cho rằng, việc xét tuyển đại học chỉ căn cứ vào học bạ, có thể nhàn cho các trường và dễ tuyển sinh, nhưng khiến các trường đại học đối mặt với rủi ro lớn về chất lượng đầu vào.
Tuy trường đại học được quyền tự chủ trong vấn đề tuyển sinh, nhưng không phải vì thế mà nhà nước thả nổi, để cho các trường tùy tiện, bất chấp vấn đề chất lượng đầu vào. Thước đo chất lượng đó phải là một kỳ thi có chất lượng, đánh giá được học lực của thí sinh trên mặt bằng chuẩn kiến thức chung và đó phải là một kỳ thi có quy mô toàn quốc. Sau đó, các trường trên cơ sở tự chủ của mình có thể có thêm các yêu cầu khác với thí sinh, tùy theo từng ngành.
Thực tế những năm gần đây, điểm thi THPT quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức đã được xem như ngưỡng xét tuyển đầu vào trên mặt bằng chung để xét tuyển vào đại học.
Theo GS Đức, với năm nay, phương án lý tưởng là chúng ta vẫn kịp tổ chức được kỳ thi THPT quốc gia như kỳ vọng. Trong tình thế Bộ GD-ĐT không thể nào tổ chức được kỳ thi, chúng ta đành phải chấp nhận giải pháp tình thế là để mỗi trường tự tìm phương án riêng.
Khi đó, nếu những trường thực sự có trách nhiệm trong vấn đề đảm bảo chất lượng đầu vào thì nên xem việc xét học bạ chỉ như là sơ tuyển (trừ đối tượng học sinh giỏi ở các trường chuyên hoặc những em đoạt giải quốc gia, giải quốc tế thì có thể tuyển thẳng).
Sau đó, các trường cần chủ động có phương án tổ chức các kỳ thi tuyển (trên giấy hoặc máy tính). Với các điều kiện cơ sở vật chất hiện tại thì tổ chức cho thí sinh làm bài thi giấy sẽ thuận lợi hơn. Các trường nhỏ hơn và chưa có điều kiện tổ chức kỳ thi riêng thì có thể hợp tác và lấy điểm thi đầu vào của các trường này làm căn cứ xét tuyển đại học.
“Về lâu dài, sau khi tách kỳ thi THPT giao về các sở GD-ĐT tổ chức, chúng ta có thể giao cho một số trung tâm khảo thí độc lập tổ chức một kỳ thi chung, nhưng được tổ chức nhiều đợt trong năm, nhằm giúp các trường đại học có thể lấy kết quả để tuyển sinh đại học. Ma trận đề thi, độ khó dễ đề thi của các đợt phải có sự tương đồng, thống nhất, phải được Bộ GD-ĐT thẩm định và quản lý. Có như vậy mới đảm bảo sự thống nhất và công bằng, cũng như thuận lợi khi quản lý sinh viên trong quá trình đào tạo”, GS Đức đề xuất.
Quý Hiên
Nâng chất lượng đầu vào, Đại học FPT tuyên bố chỉ tuyển thí sinh nằm trong TOP50 THPT
Cùng với việc việc công bố trang xếp hạng học sinh THPT SchoolRank, Đại học FPT cũng cho biết, trong năm học 2020 - 2021, trường sẽ nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào, chỉ tuyển những thí sinh nằm trong TOP50 THPT 2020.
Buổi họp báo online công bố ra mắt trang xếp hạng học sinh THPT SchoolRank và phương thức tuyển sinh năm 2020 của Đại học FPT vừa diễn ra với sự hỗ trợ của công cụ Google Meet.
Chiều nay, ngày 31/3/2020, Đại học FPTđã tổ chức họp báo trực tuyến công bố ra mắt trang xếp hạng học sinh THPT SchoolRank và phương thức tuyển sinh năm 2020 của trường.
Buổi họp báo trực tuyến của Đại học FPT có sự tham gia của Tiến sĩ Lê Trường Tùng - Chủ tịch hội đồng trường; Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thành, Hiệu trưởng nhà trường, Phó Hiệu trưởng Đại học FPT Nguyễn Xuân Phong cùng phóng viên của gần 30 cơ quan báo chí.
Theo công bố của Đại học FPT, kể từ ngày 1/4/2020, trường chính thức ra mắt trang xếp hạng học sinh THPT SchoolRank tại địa chỉ http://SchoolRank.fpt.edu.vn.
Trang xếp hạng học sinh THPT SchoolRank được Đại học FPT phát triển dựa trên phương pháp luận ATAR, công cụ đo thứ hạng học sinh toàn Australia hằng năm. Xếp hạng ATAR là một trong những cơ sở để xét tuyển đầu vào của trường đại học. Trường đại học có thứ hạng càng cao thì càng yêu cầu thí sinh có mức xếp hạng cao hơn theo đánh giá của thang ATAR.
Trang xếp hạng học sinh THPT SchoolRank của Đại học FPT gồm 2 bảng xếp hạng. Trong đó, với bảng xếp hạng theo học bạ THPT, học sinh cần nhập điểm tổng kết 9 môn học cơ bản trong chương trình học tập của lớp 11 và lớp 12 (học kỳ 1). Điểm số của mỗi cá nhân sẽ được tham chiếu dựa trên phổ điểm của học sinh THPT toàn quốc, được thống kê và dự báo trên cơ sở số liệu 5 năm từ năm 2015 tới năm 2019.
Bảng xếp hạng thứ hai là xếp hạng theo kết quả thi THPT quốc gia, dựa trên điểm số thi của tất cả các thí sinh. Học sinh cần nhập điểm 6 môn thi.
Giao diện trang xếp hạng học sinh THPT SchoolRank.
Truy cập vào trang SchoolRank.fpt.edu.vn, học sinh chỉ cần nhập kết quả học tập là sẽ được biết mình nằm ở "top" bao nhiêu trên tổng số học sinh cả nước. Kết quả này có giá trị tham khảo giúp học sinh có thêm một công cụ khách quan để đánh giá được năng lực bản thân so với mặt bằng chung.
Đặc biệt, nếu kết quả của học sinh trong TOP50 - 50% học sinh có năng lực tốt nhất mỗi năm trở lên, các em sẽ nhận được giấy chứng nhận cấp bởi trường Đại học FPT qua email. Tất cả các khâu này đều được thực hiện trực tuyến và không thu phí.
Mỗi giấy chứng nhận gửi về email của học sinh được kèm theo một mã hồ sơ. Mã này được dùng để Đại học FPT xác minh tính hợp lệ của chứng nhận.
Từ năm 2020, học sinh đăng ký nguyện vọng vào ĐH FPT cần có điểm xếp hạng thuộc TOP50 theo bảng xếp hạng học sinh THPT SchoolRank. của trường (Ảnh minh họa)
Song song với việc công bố trang xếp hạng học sinh THPT SchoolRank, tại buổi họp báo online, TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học FPT cũng cho biết, trong năm học 2020 - 2021, nhà trường sẽ nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào.
Cụ thể, chỉ những thí sinh nằm trong TOP50 THPT 2020 (50% học sinh có năng lực tốt nhất mỗi năm) mới đủ điều kiện xét tuyển vào trường Đại học FPT. Như vậy, từ năm 2020, tất cả thí sinh đăng ký nguyện vọng vào Đại học FPT đều phải có chứng nhận từ trang xếp hạng học sinh THPT SchoolRank.
Chia sẻ thêm về quyết định này, TS. Lê Trường Tùng cho biết, việc có một bảng xếp hạng năng lực học sinh trên toàn quốc là cơ sở quan trọng để Đại học FPT tăng chất lượng đầu vào, từ đó tnâng cao chất lượng đào tạo của nhà rường.
Được biết, trường Đại học FPT là một trong những trường đại học có tỉ lệ việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên duy trì ở mức cao với trên 98% sinh viên ra trường có việc làm ngay hàng năm.
Vân Anh
Khắc phục "bệnh thành tích" trong giáo dục Thời gian qua, tại một số địa phương, cơ sở giáo dục vẫn để xảy ra tình trạng giáo viên tự ý nâng, sửa điểm, "làm đẹp" học bạ cho học sinh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này được các chuyên gia giáo dục chỉ ra là do "bệnh thành tích" trong giáo dục. Vì vậy, các cơ quan...