Tuyển sinh đại học 2020: Thí sinh đăng ký bao nhiêu nguyên vọng là đủ?
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) khuyên thí sinh đăng ký dưới 10 nguyện vọng xét tuyển đại học, không nên quá nhiều.
Từ ngày 15 đến 30/6, thí sinh lớp 12 và thí sinh tự do trên cả nước sẽ bắt đầu làm thủ tục đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học.
Nhiều thí sinh lo lắng không đỗ đại học nên có tâm lý đăng ký thật nhiều nguyện vọng, rải khắp các trường, ngành học. Tuy nhiên PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, thống kê qua các mùa tuyển sinh của Bộ cho thấy, trong đợt 1 xét tuyển, thí sinh trúng tuyển chủ yếu ở 1-3 nguyện vọng đầu tiên.
Đây là những nguyện vọng được thí sinh cân nhắc rất kỹ và thường là những nguyện vọng yêu thích nhất. “Thí sinh nên tập trung, đầu tư vào mục tiêu chính, không đặt quá nhiều ‘cửa’. Thí sinh chỉ cần đăng ký dưới 10 nguyện vọng là đủ”, bà Thủy nói.
Học sinh khối lớp 12 trong ngày bế giảng năm học. (Ảnh minh hoạ)
Thí sinh cần phải xác định nguyện vọng 1, 2 là nguyện vọng chính, quan trọng nhất, phù hợp với năng lực và mong muốn.
Mùa tuyển sinh 2020, Bộ GD&ĐT tiếp tục hỗ trợ các trường trong công tác tuyển sinh và lọc ảo đợt 1. Do đó nếu thí sinh có sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển, sẽ đăng ký xét tuyển tại trường THPT, cùng thời điểm đăng kí dự thi THPT.
Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành, nhiều trường. Tuy nhiên các nguyện vọng phải xếp theo thứ tự ưu tiên.
Video đang HOT
Với các trường tổ chức thi hoặc xét tuyển theo phương thức khác, thí sinh sẽ phải thực hiện theo quy định riêng của từng trường. Thí sinh cần theo dõi đề án tuyển sinh của trường để nắm được các quy định về thời gian và phương thức tuyển sinh.
Những năm trước, có tình trạng thí sinh đăng ký đến 50 nguyện vọng. Điều này gây lãng phí cho gia đình và gây khó khăn cho các trường khi lọc ảo. Do đó, thí sinh cần cân nhắc số lượng nguyện vọng. Vì sau khi biết kết quả thi, thí sinh còn một lần điều chỉnh nguyện vọng.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT năm 2019, trong 7 khối ngành được phân chia thì khối ngành 5, bao gồm các ngành công nghệ, kỹ thuật, sản xuất, chế biến… có chỉ tiêu tuyển lớn nhất với tổng số hơn 159.000 chỉ tiêu. Tiếp đó là khối ngành 3, gồm các ngành kinh doanh, quản lý với gần 126.500 chỉ tiêu với số lượng nguyện vọng đăng ký nhiều nhất với gần 823.000/2,5 triệu nguyện vọng.
Tuy nhiên, khối ngành có tỷ lệ chọi cao nhất là khối ngành 7, gồm các ngành khoa học xã hội và an ninh quốc phòng, với tỷ lệ 7,1 nguyện vọng/chỉ tiêu.
Thí sinh vẫn tập trung xét tuyển theo các tổ hợp thi truyền thống là khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học), A01 (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ), B00 (Toán, Hóa học, Sinh học), C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) và D01 (Toán, Ngữ văn, tiếng Anh). Ngoài các tổ hợp truyền thống còn có 133 tổ hợp khác được các trường đăng ký xét tuyển với Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, 133 tổ hợp này chỉ có chưa đến 10% thí sinh đăng ký. Có tới trên 90% thí sinh đăng ký xét tuyển bằng các tổ hợp truyền thống.
Lựa chọn ngành học theo sở thích hay nhu cầu việc làm?
Trước mùa tuyển sinh 2020, nhiều bạn trẻ vẫn đang băn khoăn câu hỏi 'chọn ngành gì?' giữa đam mê và nhu cầu thực của xã hội.
Ảnh minh họa
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) giải đáp một số thắc mắc của thí sinh trước mùa tuyển sinh 2020:
Hiện nay, thời gian nộp hồ sơ đến gần nhưng nhiều em học sinh vùng cao hoặc vùng nông thôn gặp khó khăn về điều kiện tìm hiểu ngành học? Theo cô, nên chọn ngành học theo sở thích hay là căn cứ vào nhu cầu việc làm?
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Theo quy định, sau khi các trường đã công bố đề án tuyển sinh, thí sinh có ít nhất 30 ngày để lựa chọn đăng ký xét tuyển (cùng thời điểm đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT) vào các ngành nghề đào tạo mà các trường đại học, cao đẳng đã công bố. Tuy vậy, sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT (dự kiến vào khoảng 28/8), thí sinh vẫn có quyền điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển vào đại học, cao đẳng (qua hình thức trực tuyến hoặc bằng phiếu tại điểm tiếp nhận). Như vậy, thí sinh có nhiều thời gian để ra quyết định cuối cùng về ngành nghề mà mình muốn theo học, căn cứ vào năng lực, sở trường của thí sinh.
Việc lựa chọn ngành học căn cứ vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là đam mê, ước vọng và năng lực cá nhân; tiếp theo cần xem xét các yếu tố như điều kiện hoàn cảnh cụ thể của gia đình, nhu cầu của thị trường lao động hiện tại và tương lai...
Chúc các em nhiều ý chí, nỗ lực để đạt tới thành công, lựa chọn được trường đại học phù hợp, hoàn thành được mơ ước của mình!
Xin hỏi chính sách ưu tiên trong tuyển sinh 2020 có gì khác không, thưa cô?
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Năm nay, quy định về tuyển thẳng, chính sách ưu tiên trong tuyển sinh về cơ bản không có gì thay đổi so với các năm trước. Thí sinh không sử dụng quyền tuyển thẳng sẽ được sử dụng quyền ưu tiên xét tuyển (tuy nhiên các mức ưu tiên xét tuyển do các trường quy định).
Thí sinh cần tra cứu thông tin tuyển sinh của các trường để biết các thông tin về xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển. Thí sinh xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng phải nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển về các sở giáo dục và đào tạo trước ngày 20/7/2020.
Quy định về tổ chức xét tuyển năm nay có giống năm 2019 không?
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy: Bộ GD&ĐT tiếp tục hỗ trợ các trường trong công tác tuyển sinh và lọc ảo đợt 1 năm 2020 như năm 2019. Do đó, nếu thí sinh có sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển, sẽ đăng kí xét tuyển tại trường THPT, cùng thời điểm đăng kí dự thi THPT. Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành, nhiều trường, tuy nhiên, các nguyện vọng phải xếp theo thứ tự ưu tiên (khâu này không có thay đổi so với 2019).
Thí sinh đăng ký vào trường có sơ tuyển (các trường Công an, Quân đội) hoặc xét tuyển vào các ngành có tổ hợp môn năng khiếu, thì cần phải thực hiện theo các quy định của trường (tham dự sơ tuyển, tham dự các kỳ thi do năng khiếu do trường tổ chức).
Đối với các trường tổ chức thi hoặc xét tuyển theo phương thức khác, thí sinh sẽ phải thực hiện theo quy định riêng của từng trường: có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến, nộp hồ sơ xét tuyển qua bưu điện hoặc nộp tại trường đại học. Thí sinh cần theo dõi đề án tuyển sinh của trường để nắm được các quy định về thời gian và phương thức tuyển sinh.
Như vậy, với việc Bộ GDĐT tiếp tục hỗ trợ về cơ sở dữ liệu và quy trình xét lọc ảo, điều này giúp thí sinh và nhà trường giảm chi phí, thời gian, công sức, đi lại đăng ký, tiếp nhận các hồ sơ nguyện vọng...
Một thí sinh có N nguyện vọng chỉ cần làm 01 bộ hồ sơ nộp đăng kí 01 nơi, thống nhất một kiểu mẫu hồ sơ đăng ký xét tuyển, kinh phí, điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển. Do vậy, công tác xét tuyển nguyện vọng và lọc ảo cơ bản ổn định như các năm trước. Thí sinh không phải tốn thời gian, công sức, kinh phí đi lại, nộp hồ sơ dự tuyển nhiều nơi, rồi lại đi rút hồ sơ nếu không đúng nguyện vọng...
Có thể thấy năm nay hầu hết các trường đều dùng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển, trong khi đề thi chỉ phục vụ mục đích xét tốt nghiệp. Với học sinh giỏi, học sinh chuyên rất lo lắng khi mà dải điểm để phân loại hẹp sẽ gây khó trong xét tuyển vào các trường top trên. Xin cô cho biết quan điểm của mình về vấn đề này?
Tuyển sinh thuộc quyền tự chủ của các trường, điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ là một trong các căn cứ nhà trường dành chỉ tiêu để xét tuyển.
Năm 2020 theo chủ trương, các địa phương chủ trì kì thi tốt nghiệp THPT, nhưng đồng thời Bộ GD&ĐT vẫn ra đề thi đảm bảo tính phân hóa, lãnh đạo địa phương chịu trách nhiệm tổ chức kì thi; khâu thanh tra - giám sát có sự tham gia phối hợp của các cán bộ giảng viên các trường đại học. Theo tôi, kết quả thi đảm bảo độ tin cậy để các trường sử dụng xét tuyển nên các thí sinh yên tâm.
Đối với một số ngành có độ cạnh tranh cao với nhiều thí sinh giỏi đăng kí xét tuyển, các trường sẽ chủ động đưa ra các tiêu chí phụ để chọn lựa thí sinh phù hợp vào học.
Bộ GD-ĐT áp dụng phần mềm chống gian lận tuyển sinh 2020 Hệ thống sẽ cảnh báo nếu các trường xác định chỉ tiêu vượt quá năng lực đào tạo cũng như cảnh báo nếu phát hiện giảng viên cơ hữu đứng tên ở nhiều trường... Thí sinh dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp của báo Tuổi Trẻ tại TP.HCM năm 2019 - Ảnh: TỰ TRUNG PGS.TS Nguyễn Thu Thủy -...