Tuyển sinh “chui” hệ cao đẳng
Mặc dù giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã được Bộ GD-ĐT bàn giao cho Bộ LĐ-TB-XH quản lý nhưng công tác tuyển sinh, đào tạo vẫn còn nhiều bất cập.
Sinh viên ngành điện – điện tử trong giờ học thực hành
Theo quy định, các trường đại học (ĐH) không được tuyển sinh, đào tạo hệ cao đẳng (CĐ), nhưng hiện rất nhiều trường vẫn bất chấp, tổ chức tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng “chui” mà chưa hề có giấy phép của Tổng cục GDNN (Bộ LĐ-TBXH).
Vô tư tuyển sinh “lụi”
Trong các năm 2017, 2018, Trường ĐH Công nghệ TPHCM liên tiếp tuyển sinh hệ CĐ với hàng ngàn chỉ tiêu mà không hề có giấy phép. Tuy nhiên, đến năm 2019, trước những thông tin nghi vấn sai phạm, trường quyết định dừng tuyển sinh. Lý giải về việc tuyển sinh và đào tạo không phép hệ CĐ ở các năm trước, TS Nguyễn Quốc Anh, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết, sau khi tiến hành bàn giao giữa 2 bộ, trường có báo cáo về đào tạo hệ CĐ nhưng không thấy Tổng cục GDNN trả lời và trường “lọt” khỏi danh sách được cấp phép. Những sinh viên khóa 2017-2018 mà trường đã tuyển sinh, đào tạo sẽ báo cáo Tổng cục GDNN để các em được tốt nghiệp…
Trong khi đó, Trường ĐH Tài chính Marketing TPHCM vẫn tuyển sinh 500 chỉ tiêu hệ CĐ cho năm học 2019, mặc dù không có giấy phép của Tổng cục GDNN. Th.S Hứa Minh Tuấn, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết, năm 2017, Trường CĐ Tài chính Hải quan (quận 9) sáp nhập về trường. Do đó, dù chưa có giấy phép để trường tuyển hệ CĐ từ năm 2018 đến 2019 nhưng vẫn phải tuyển sinh để có lộ trình chuẩn hóa đội ngũ và giải quyết nhân sự. “Trường cam kết đến năm 2020 sẽ dừng tuyển sinh hệ CĐ”, Th.S Hứa Minh Tuấn nhấn mạnh.
Sinh viên CĐ ngành dược trong giờ thực hành
Dù chẳng có giấy phép về tuyển sinh, đào tạo hệ CĐ nhưng năm 2019, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long (Vĩnh Long) vẫn tuyển sinh đến 44 ngành (trong đó chương trình cấp bằng kỹ sư thực hành là 34 ngành, cử nhân thực hành là 10 ngành). Để tạo sức hút thí sinh, trường còn thông tin “thực hiện theo Quy chế tuyển CĐ do Bộ LĐ-TBXH ban hành; sinh viên được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự và hỗ trợ thủ tục vay vốn học tập; được tư vấn giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động sau khi ra trường”.
Chưa hết, nhà trường còn “nổ” rằng: “Chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế; trường ĐH duy nhất trên toàn quốc sinh viên tốt nghiệp đạt chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 3/5; sinh viên được đào tạo tiếng Nhật và giới thiệu việc làm tại Nhật Bản sau khi tốt nghiệp”.
Theo tìm hiểu, danh sách các trường đại học tuyển sinh và đào tạo “chui” hệ CĐ nhiều gấp đôi so với 45 trường đại học, học viện được Tổng cục GDNN cấp phép. Trong đó, nhiều nhất là các trường ĐH thuộc các tỉnh, thành được nâng cấp lên từ trường CĐ sư phạm.
Video đang HOT
Không thể để kéo dài
Theo TS Lê Lâm, Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, việc các trường ĐH bất chấp để tuyển sinh hệ CĐ sẽ kéo theo nhiều hệ lụy cho hệ thống và khó khăn để cấp bộ ngành triển khai nhiều chiến lược vĩ mô. Th.S Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TPHCM, cho rằng các cơ quan quản lý không thể để tồn tại các trường ĐH tự ý xác định chỉ tiêu, tuyển sinh, đào tạo CĐ mà không hề có bất cứ giấy phép nào, rồi tự in phôi bằng cấp phát vô tội vạ. Nếu xảy ra sự cố gì (không học vẫn có bằng, học giả bằng thật…) thì hậu quả ai chịu? Là đơn vị tuyển sinh chưa được cấp phép, TS Nguyễn Quốc Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TPHCM, cho biết từ khi có khuyến cáo của Bộ GD-ĐT, trường đã giảm dần tuyển sinh theo hàng năm. Tuy nhiên, sau khi công bố danh sách chỉ 45 trường ĐH, học viện được cấp phép tuyển sinh hệ CĐ thì trường quyết định không tuyển sinh trong năm nay. Việc bị mang tiếng tuyển sinh không phép cũng ảnh hưởng đến uy tín trường và cả tâm lý người học.
Theo đại diện Vụ Pháp chế của Bộ LĐ-TBXH, trong năm 2020 sẽ yêu cầu Tổng cục GDNN quyết liệt dừng tuyển sinh CĐ ở các trường ĐH. Còn đối với những trường ĐH, học viện tuyển sinh CĐ mà không được Tổng cục GDNN cấp phép sẽ kiên quyết xử lý theo đúng quy định hiện hành. Tại Khoản 2, Điều 1 Quyết định 70 của Thủ tướng Chính phủ về Điều lệ Trường ĐH (năm 2014), cũng như Luật Giáo dục ĐH sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-7-2019, quy định các trình độ đào tạo của giáo dục ĐH bao gồm trình độ ĐH, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ. Trong khi đó, Luật GDNN lại không cấm các trường ĐH tham gia đào tạo trong lĩnh vực GDNN nhưng muốn đào tạo phải có giấy phép chứ không thể tuyển sinh bất chấp quy định như hiện nay.
Bất chấp vì nồi cơm
TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp – Bộ GD-ĐT, cho biết các trường ĐH nên xem lại những quy định hiện hành để đảm bảo điều kiện pháp lý trước khi tuyển sinh, đào tạo hệ CĐ. Thực tế, có trường đào tạo tốt thì nên duy trì. Những trường không có kinh nghiệm, đào tạo chủ yếu vì… nồi cơm, kiếm nguồn liên thông thì nên dừng ngay, vì người học ở những trường này chỉ nặng về lý thuyết nên ra trường chưa đủ khả năng tham gia thị trường lao động.
Triển khai Luật GDNN và nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8-2016 (Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 3-9-2016), Bộ LĐ-TBXH đã thực hiện tiếp nhận và bàn giao quản lý nhà nước về GDNN từ Bộ GD-ĐT. Tại thời điểm nhận bàn giao quản lý nhà nước về GDNN, cả nước có 1.989 cơ sở GDNN, gồm: 409 trường CĐ, 583 trường trung cấp và 997 trung tâm. Thế nhưng, hệ CĐ trong các trường ĐH thì cho đến nay chỉ có 45 cơ sở (3 học viện, 42 trường ĐH) đã thực hiện theo đúng quy định về mặt quản lý nhà nước. Những trường còn lại tuyển sinh và đào tạo hệ CĐ đều không phép.
THANH HÙNG
Theo SGGP
Có nên dẹp bỏ thư viện trường học: Học sinh thờ ơ, thư viện thành nhà kho
Nhiều học sinh từ cấp tiểu học đến sinh viên các trường đại học, cao đẳng đều không hề biết thư viện trường ở đâu vì lí do đầu sách nghèo nàn, lạc hậu.
Một góc thư viện sách của một trường tiểu học ở Hà Nội. Ảnh: Đỗ Hợp
Thư viện chỉ bằng phòng học, chủ yếu sách giáo khoa
Đỗ Thị Hạnh, học sinh một trường THPT ở Hà Nội cho rằng, em không hay lên thư viện của trường. Mặt khác, Hạnh cho rằng, muốn ngồi đọc trên thư viện cũng khó có thời gian tìm sách vì giờ ra chơi giữa tiết có 5 phút, không lên kịp đọc gì đã hết giờ.
"Nếu như bên nước ngoài em thấy thư viện rất nhiều đầu sách, mở cửa thời gian dài trong ngày cho học sinh lên học thì ở trường em, thư viện chỉ mở trong buổi sáng, đến hơn 11h đã đóng cửa trong khi gần 12h bọn em mới được tan học. Như vậy, thời gian đâu để lên đọc sách trên thư viện được"- Hạnh nhấn mạnh.
Hạnh cho rằng, trong tuần em có 1-2 lần lên thư viện để mượn sách về nhà đọc. Cứ mượn 2 cuốn đọc xong trả thì lại mượn cuốn khác: "Nhiều lúc, em đến sớm muốn ngồi thư viện đọc sách thì nhân viên vẫn chưa đến, chưa mở cửa cho vào"- Hạnh cho hay.
Học sinh Nguyễn Mai Hương, đang học tại một trường THCS ở Hà Nội cho rằng, năm nay em lên lớp 9 nhưng số lần lên thư viện đọc sách chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Sở dĩ, theo Hương, thư viện trường em khá rộng, có phòng đọc cho giáo viên, học sinh. Tuy nhiên, đầu sách cũng không phong phú, cộng với thời gian giờ ra chơi tranh thủ không được bao nhiêu thời gian nên cứ học xong là em về. Họa hoằn lắm trong năm em mới lên thư viện mượn 1,2 cuốn sách về đọc.
"Thư viện trường em chỉ mở buổi sáng. Chiều muốn đến đọc sách cũng chịu đấy. Mặt khác, thư viện chủ yếu chỉ có sách giáo khoa, sách tham khảo, mà những sách này thì đa số học sinh mua được. Chúng em cần những cuốn sách tâm lý, dạy kỹ năng sống với lứa tuổi,... nhưng tìm mỏi mắt không có luôn"- Hương nhấn mạnh.
Cô Phạm Thị Nguyên An, giáo viên dạy Toán - Tin của một trường THPT ở Hà Nội cho rằng, thư viện ở nhiều trường còn khá nghèo nàn. Sách trên thư viện chỉ có sách giáo khoa, sách tham khảo các môn học nên khó có thể hấp dẫn học sinh.
Cũng theo cô An, thư viện trường cô dạy ngoài sách thì còn có lắp thêm 10 máy tính. Chính vì thế, thay vì lên thư viện đọc sách, nghiên cứu, mượn sách về nhà thì học sinh lên thư viện chỉ để ngồi máy tính và vào mạng đọc báo.
"Đúng là ngoài việc đầu sách còn nghèo nàn thì việc các thư viện mở thì muộn mà đóng thì sớm cũng khiến cho thư viện các trường học luôn chỉ có ít học sinh ngồi đọc"- cô giáo An nhấn mạnh.
Tại nhiều trường cao đẳng ở Hà Nội, thư viện trường có số đầu sách khá khiêm tốn nên phần lớn sinh viên đến thư viện chỉ để... đọc báo.
Một sinh viên khoa Kế toán cho biết, thư viện trường rất ít sách, đặc biệt là sách phục vụ chuyên ngành. "Muốn có sách tham khảo, nghiên cứu thì phải lên thư viện tổng hợp . Tuy nhiên, sách ở thư viện không đủ cung cấp nên cứ có bài luận, bài tập là phải lên mạng dùng "Google" để tra cứu.
Góc truyện tranh của một thư viện. Ảnh: Đ.H
Vì sao học sinh vẫn "thờ ơ" với thư viện?
Lượng bạn đọc ít và không thường xuyên, hình thức hoạt động đơn điệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị nghèo nàn là thực trạng của hệ thống thư viện ở nước ta hiện nay.
Câu hỏi đặt ra là, liệu điều này có gây ra sự lãng phí lớn khi các trường hàng năm vẫn phải xây phòng ốc cũng như hàng năm các trường vẫn phải trích tiền chi cho việc mua sách không?
Trao đổi về vấn đề này, TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng, sở dĩ có thực tế này, vì ở Việt Nam chúng ta không dạy trẻ con đọc sách.
TS Hương cho rằng, nếu các trường có thư viện mà học sinh không được tiếp xúc thường xuyên thì quá lãng phí, thậm chí có hại khi trẻ em học được tính hình thức từ người lớn.
Theo TS Hương, việc việc dạy trẻ có thói quen đọc sách là điều phụ huynh cần phải làm vì khi có sách, con sẽ không tin hoàn toàn vào thông tin trên mạng. Thậm chí, học sinh phải có khả năng kiểm chứng cả thông tin mạng.
Theo TS Hương, để thư viện các trường hoạt động hiệu quả hơn hiện nay thì các trường nên có tổng hợp về số lượng sách được học sinh đọc nhiều, số học sinh không bao giờ cầm tới, dạng tài liệu được thao khảo rộng rãi. Số thời gian học sinh ở trong thư viện. Có như vậy, mới biết nên thêm mới sách nào, bỏ đi sách không hữu ích, tránh được lãng phí đầu tư vào thư viện trường học.
"Cần có sự kiểm tra kiểm soát việc dạy kĩ năng đọc sách trong nhà trường"- TS Hương nhấn mạnh.
Vậy ngày nay khi mạng bùng nổ, chỉ một "click" đã có thể đủ thông tin và thay thế sách được không? TS Hương cho rằng, sách trên thư viện là một nguồn tư liệu không thể thay thế: "Nhưng việc con thích đọc sách hay không lại là quan niệm của bố mẹ là chính. Khi bố mẹ rèn được cho con "nghiện" lên thư viện, "nghiện" đọc sách, coi sách là nguồn tư liệu phong phú thì lúc đó con sẽ tự lựa chọn và chủ động trong việc lên thư viện đọc sách"- TS Hương nhấn mạnh.
Có nhất thiết phải ngồi ở thư viện?
Tại một hội thảo về đổi mới hoạt động thư viện trong thời kỳ mới hồi cuối năm 2018, nhà sử học Dương Trung Quốc nói xưa thư viện là nơi lưu trữ sách và mọi người đến tìm sách để đọc, nhưng nay thời đại đã thay đổi. Ông cho rằng ngành thư viện cần trả lời câu hỏi "có nhất thiết là mọi người phải đến thư viện ngồi đọc sách nữa không?"
Ông Dương Trung Quốc cho rằng, nếu câu trả lời là vẫn cần thiết thì các thư viện cần làm gì đó để phát huy được vai trò của mình. Ông gợi ý thư viện cần chuyển đổi thành một không gian sáng tạo, một nơi để mọi người đến tiếp nhận, trao đổi tri thức. Đừng nghĩ thư viện chỉ là sách mà còn là các hoạt động văn hóa khác.
Đ.H (t/h)
Theo Tiền phong
Gần 8,5 tỷ đồng tiếp sức cho HS-SV giỏi, vượt khó Trong 14 năm hỗ trợ trong lĩnh vực khuyến học - khuyến tài, Quỹ Lawrence S. Ting đã trao hơn 109.000 suất học bổng với tổng giá trị hơn 117 tỷ đồng. Ngày 21-9, Lễ trao học bổng Lawrence S. Ting lần thứ 17 do Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng và Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S. Ting tổ...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Xử trí sưng đỏ do cước tay chân
Sức khỏe
15:35:12 24/02/2025
Mối quan hệ của Phạm Thoại và mẹ bé Bắp
Netizen
15:30:49 24/02/2025
Hàn Quốc lao đao giữa khủng hoảng chính trị và kinh tế
Thế giới
15:29:13 24/02/2025
Tóm dính "Tiểu Long Nữ" vui như Tết, lộ diện gây ngỡ ngàng sau 6 ngày tuyên bố ly hôn "Dương Quá"
Sao châu á
15:09:10 24/02/2025
Lạ nhưng thật: Cướp cầm dao kề vào mặt, nhân viên siêu thị tỉnh bơ hỏi một câu 5 chữ liền thoát nạn
Lạ vui
14:57:02 24/02/2025
Khung giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành tuần mới 24/2 - 2/3/2025 đem đến may mắn, tài lộc
Trắc nghiệm
14:52:59 24/02/2025
Không thời gian - Tập 48: Tình cảm giữa Hùng và Hạnh có tín hiệu khởi sắc
Phim việt
14:47:45 24/02/2025
Drama cực căng: Sao nam 99 tiết lộ bị tấn công hàng loạt, 1 tuyên bố dự sẽ có đụng độ chấn động Vbiz!
Sao việt
14:28:53 24/02/2025
Nam nghệ sĩ hát 3 đêm mới đủ tiền mua 1 tô phở, anh rể khuyên 1 câu làm thay đổi cuộc đời
Tv show
14:18:13 24/02/2025
Vụ trâu húc 2 người nhập viện ở Bình Chánh: Do nạn nhân chọc ghẹo trâu
Tin nổi bật
14:11:06 24/02/2025