Tuyển sinh các lớp đầu cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn căng thẳng
Với một đô thị lớn tập trung đông dân như Thành phố Hồ Chí Minh, việc đáp ứng nhu cầu học tập cho tất cả học sinh trên địa bàn là một áp lực rất lớn, nhất là việc tuyển sinh các lớp đầu cấp.
Thí sinh dự thi vào lớp 10. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Với một đô thị lớn tập trung đông dân như Thành phố Hồ Chí Minh, việc đáp ứng nhu cầu học tập cho tất cả học sinh trên địa bàn là một áp lực rất lớn, nhất là việc tuyển sinh các lớp đầu cấp.
Không chỉ phải đáp ứng đủ chỗ học, mục tiêu giảm sĩ số học sinh/lớp và tăng tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày cũng đang được ngành giáo dục thành phố nỗ lực thực hiện.
Căng thẳng kỳ thi lớp 10
Với chủ trương phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, năm nay tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có hàng chục ngàn học sinh lớp 9 không vào được lớp 10 công lập.
Do vậy, “cuộc đua” vào lớp 10 càng trở nên căng thẳng hơn. Vừa kết thúc kiểm tra cuối học kỳ 2, học sinh khối 9 trên địa bàn thành phố tiếp tục tăng tốc ôn luyện, chạy nước rút cho kỳ thi tuyển sinh diễn ra vào đầu tháng 6 này.
Kế hoạch ôn tập của Trường Trung học Cơ sở Hoàng Văn Thụ được thực hiện từ đầu học kỳ 2 cho tới cuối tháng 5. Theo đó, ngay từ học kỳ 2, cùng với việc dạy học theo chương trình chung, trường triển khai cho giáo viên Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh khối 9 ôn tập cho học sinh.
Sau khi kết thúc học kỳ 2, các thầy cô cùng học sinh hệ thống lại kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài. Tương tự, ở nhiều trường trung học cơ sở khác cũng tăng tốc cho học sinh ôn tập từ giữa tháng 5 với lịch học được xây dựng phù hợp.
Ngoài việc học và ôn tập trên lớp, nhiều học sinh lại tiếp tục đến các trung tâm học thêm để tìm cho mình tấm vé vào lớp 10 tại trường mình mong muốn.
Đăng ký nguyện vọng những trường có điểm đầu vào vào tỷ lệ “chọi” khá cao nên em Hoàng Yến, Trường Trung học Cơ sở Minh Đức phải chuẩn bị rất kỹ và ra sức ôn luyện để đạt được kết quả mong muốn.
Ngoài học thêm môn Văn từ đầu hè vào lớp 9, các ngày cuối tuần em còn học thêm tiếng Anh tại trung tâm và Toán với gia sư.
Từ giữa năm học đến nay, lịch ôn luyện của em Bảo Huy, Trường Trung học cơ sở – Trung học Phổ thông Lương Thế Vinh cũng dày đặc.
Vừa học hết giờ ôn tập môn Toán tại trường, em tiếp tục đến một cơ sở khác để học thêm môn Văn.
Theo Bảo Huy, các bạn đều đi học thêm và ôn luyện các bài tập nâng cao, giải các đề thi, em không thể yên tâm nếu không học thêm. Em cố gắng để có thể vào được trường đúng nguyện vọng.
Các chuyên gia cho rằng, học sinh cần có sự sắp xếp thời gian khoa học giữa học và chơi cho hợp lý. Những ngày cận ngày thi học sinh cần nghỉ ngơi, tránh học dồn, phụ huynh cũng cần động viên, khuyến khích tinh thần để các em không mệt mỏi.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, cấu trúc đề thi năm nay không thay đổi, lối ra đề sẽ tiếp tục theo định hướng tăng cường tính thực tiễn, khuyến khích học sinh tư duy, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề.
Học sinh cần ôn tập kiến thức một cách hệ thống, nắm chắc kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề trong chương trình.
Thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau Trung học Cơ sở, giảm dần tỷ lệ học sinh vào lớp 10 công lập và đến năm 2020 chỉ còn 60% học sinh tốt nghiệp Trung học Cơ sở vào lớp 10 công lập.
Lãnh đạo ngành Giáo dục khẳng định không thiếu chỗ học cho những học sinh không vào lớp 10 công lập.
Cụ thể, những trường hợp học sinh không đỗ vào lớp 10 công lập, có thể lựa chọn học tập tại các trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, trường ngoài công lập…
Xây trường đón học sinh lớp 1 và lớp 6
Ghi nhận tại nhiều quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều công trình trường, lớp đang được khẩn trương xây dựng và hoàn thiện để đưa vào sử dụng trong năm học mới 2019-2020, đáp ứng chỗ học khi học sinh các lớp đầu cấp hàng năm tăng cao.
Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu về kéo giảm sỹ số học sinh/lớp và tăng tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày với nhiều quận, huyện vẫn còn rất khó khăn; nhất là vào năm học 2020-2021 khi bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới phải đảm bảo 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày.
Mỗi năm dân nhập cư đều tăng nhanh, giải pháp xây thêm trường chỉ đáp ứng chỗ học cho số học sinh tăng hàng năm chứ khó đáp ứng lớp học cho học sinh học 2 buổi/ngày.
Tại Quận 12, trong năm học tới có 11 công trình với 156 phòng học được đưa vào sử dụng. Trong đó có 4 trường mới xây dựng được đưa vào sử dụng gồm 1 trường mầm non, 2 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở.
Ngoài ra, quận có 6 công trình trường học được nâng cấp, cải tạo và tăng thêm quy mô tuyển sinh gồm 2 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 2 trường trung học cơ sở và 1 trường chuyên biệt.
Theo ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 12, dự báo tình hình tuyển sinh đầu cấp năm nay “giảm nhiệt” so với năm trước, số học sinh tăng khoảng 8.000 em.
Theo đó, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học sẽ tăng nhưng không đáng kể (bậc tiểu học tăng 1,6%, đạt hơn 24% số học sinh học 2 buổi/ngày; bậc trung học cơ sở tăng từ 8% năm trước lên 20% học sinh học 2 buổi/ngày).
Cùng với đó việc kéo giảm sĩ số học sinh/lớp học vẫn chưa được giải quyết căn cơ. Do việc dự báo tình hình tăng dân số chưa “trúng” nên dù hàng năm quận dồn sức xây trường lớp kịp tiến độ theo quy hoạch đến 2020 đạt được 709 phòng học mới, nhưng vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Bởi theo dự báo đến năm 2020 quận có 450.000 dân, nhưng đến thời điểm hiện tại quận đã có 630.000 dân. Để đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, dự kiến học sinh tiểu học sẽ học thêm ngày thứ 7.
Còn quận Bình Tân năm học 2019-2020 sẽ có 2 trường mầm non mới và sửa chữa, nâng cấp tại một số trường học hiện hữu với tổng cộng 126 phòng học mới được đưa vào sử dụng.
Ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Tân cho biết, dự báo trong năm học tới quận tăng khoảng 7.000 học sinh tương đương năm học vừa qua, trong đó bậc tiểu học tăng khoảng 3.500 em, trung học cơ sở cũng tăng khoảng 3.500 em.
Số phòng học xây dựng thêm chỉ đủ giải quyết chỗ học cho số học sinh tăng cơ học. Dự kiến trong năm học tới, quận cũng không tổ chức bán trú cho học sinh lớp 1 (trừ các trường tiến tiến hiện đại) để dành phòng học thực hiện chủ trương giảm sĩ số học sinh/lớp. Do vậy, tỷ lệ học bán trú chỉ còn trên 30%.
Ông Ngô Văn Tuyên cũng cho rằng, mục tiêu đến 2020-2021 đảm bảo 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày rất khó đạt.
Trong khi chưa có giải pháp căn cơ cho vấn đề này, quận chỉ biết sử dụng đến giải pháp tình thế là giảm tỷ lệ tổ chức lớp bán trú để có phòng học. Nếu thực hiện đúng tiến độ quy hoạch đến năm 2020 quận có 100 điểm trường, sẽ đảm bảo các yêu cầu về trường lớp cho học sinh.
Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai xây dựng trường, lớp mới hàng năm nên chưa đạt được tiến độ đề ra.
Trong kế hoạch tuyển sinh đầu cấp, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu phải đảm bảo đủ chỗ học cho con em nhân dân thành phố.
Trong đó, công tác tuyển sinh các lớp 1, 6 và bậc mầm non vẫn theo nguyên tắc phân tuyến địa bàn do các quận, huyện quy định.
Thành phố đảm bảo huy động 100% trẻ năm tuổi trong diện đi học đang cư trú trên địa bàn vào trường mầm non đúng tuyến; đồng thời, tăng dần tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường và tiếp tục tổ chức nhận trẻ từ 6-18 tháng tuổi.
Cùng với yêu cầu đảm bảo huy động 100% trẻ 6 tuổi trong diện đi học đang cư trú trên địa bàn vào học lớp 1 theo tuyến do quận, huyện quy định, Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu các trường không nhận học sinh học sớm tuổi, học sinh trái tuyến; phấn đấu thực hiện sỹ số lớp theo Điều lệ trường Tiểu học (35 học sinh/lớp).
Đồng thời thực hiện tốt công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, khuyến khích học sinh thi tuyển vào lớp 10 chọn nguyện vọng phù hợp với khả năng của bản thân, gần nơi cư trú để thuận lợi cho việc tiếp tục đi học khi trúng tuyển và giảm áp lực giao thông theo chủ trương của thành phố.
T.Hoài
Theo TTXVN/Vietnamplus
Tuyển tinh hoa, cạnh tranh đâu đơn giản
Các học sinh tại Hà Nội đã chính thức bước vào kỳ thi lớp 10, mở đầu là các trường chuyên. Rõ ràng, để tuyển tinh hoa, đề thi môn chuyên không đơn giản.
Đề cơ bản nhưng khó có điểm cao
Mở màn kỳ thi lớp 10 tại Hà Nội, sáng 26-5 chính là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của trường chuyên Ngoại ngữ với 4.500 thí sinh. 2019 là năm thứ ba trường sử dụng bài thi đánh giá năng lực để tuyển sinh. Thí sinh phải trải qua ba bài gồm Ngoại ngữ (hệ số 2), Toán và Khoa học tự nhiên (hệ số 1), Ngữ văn và Khoa học xã hội (hệ số 1). Môn thi đầu tiên là môn đánh giá năng lực Ngoại ngữ. Buổi chiều, thí sinh sẽ thi môn đánh giá năng lực Toán & Khoa học Tự nhiên và Thi môn đánh giá năng lực Văn & Khoa học Xã hội.
Kỳ thi tuyển vào trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên cũng diễn ra vào 26-5. Các thí sinh sẽ làm 3 bài thi gồm Ngữ văn, Toán (vòng 1) và môn chuyên (vòng 2) trong hai ngày 26 và 27-5. Đề thi môn Toán ở vòng 1 và môn chuyên ở hình thức tự luận, môn Ngữ văn là trắc nghiệm kết hợp tự luận.
Thầy Hồng Trí Quang - giáo viên Toán, Hệ thống giáo dục HOCMAI nhận định về đề thi môn Toán của Chuyên Khoa học tự nhiên cho rằng: Đề thi có cấu trúc không đổi so với năm 2018 - 2019, phù hợp với kì thi tuyển sinh vào trường chuyên Khoa học tự nhiên. Cụ thể, đề gồm các dạng toán: giải phương trình, hệ phương trình, phương trình nghiệm nguyên, bất đẳng thức và hình học.
Thầy Hồng Trí Quang cũng nhận định, với đề thi này, để đạt được điểm tuyệt đối khá khó: "Đề thi không có cấu trúc điểm cụ thể ở các câu nên học sinh khó có thể tính được điểm ngay sau khi làm bài. Đề thi ở mức độ khó, nhưng không có sự lắt léo, không có dạng lạ, đây đều là các dạng khá quen thuộc mà học sinh xác định thi chuyên được ôn luyện hàng ngày. Các bạn ôn thi chuyên ôn tập tốt luyện đề các năm trước có thể đạt 7 điểm. Yếu tố bất ngờ của đề nằm ở ý 2b tìm giá trị nhỏ nhất vừa chứng minh bất đẳng thức - một dạng bài khó có tính phân loại cao dễ khiến học sinh bị hoang mang khi gặp ngay câu khó ở đầu đề thi".
Riêng với đề thi môn Văn, thầy Nguyễn Phi Hùng , giáo viên Ngữ văn - Hệ thống giáo dục HOCMAI cho rằng: Đề thi văn vào lớp 10 trường chuyên KHTN năm nay nhìn chung vẫn giữ cấu trúc tương tự đề thi các năm trước. Đề thi gồm ba câu, kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận. Đề Văn ở mức độ cơ bản, phù hợp với yêu cầu làm đề điều kiện để lựa chọn những bạn học sinh có năng khiếu ở các môn KHTN. Học sinh sẽ không gặp nhiều khó khăn để vượt qua ngưỡng điểm điều kiện (điểm 4) cho bài thi này, tuy nhiên, ở mức độ nắm chắc kiến thức, học sinh có thể đạt 6,5 - 7 điểm, còn điểm cao hơn lại có những đòi hỏi mức độ cao hơn.
Các học sinh tại Hà Nội đã chính thức bước vào kỳ thi lớp 10, mở đầu là các trường chuyên. (Ảnh:P.T)
Biến động điểm lớp 10 chuyên không nhiều
Với yêu cầu của trường chuyên là tuyển tinh hoa, nên đề thi chắc chắn sẽ khó hơn, trong khi đó, nguyện vọng vào các trường chuyên không vì đề "khó" mà giảm.
Trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội là trường có tỷ lệ chọi vào lớp 10 cao nhất Hà Nội, năm nay tính riêng hệ chuyên, trung bình một thí sinh phải cạnh tranh với 14 em khác để giành suất vào trường. Giống 3 năm trước, trường tuyển sinh bằng ba bài thi: Toán, Ngữ văn (hệ số 1) và môn chuyên (hệ số 2). Thí sinh được đưa vào danh sách xét tuyển phải có đủ điều kiện tuyển sinh: dự thi đủ ba bài, không vi phạm quy chế và đạt điểm từng bài lớn hơn 2. Về điểm chuẩn, lớp chuyên Ngữ văn lấy cao nhất trong hai năm qua, 28-29 điểm. Lớp chuyên Tin học có điểm trúng tuyển thấp nhất, biến động từ 22,25 đến 24,25.
Còn với chuyên Khoa học tự nhiên, điểm trúng tuyển vào các lớp chuyên là tổng điểm thi môn Toán (vòng 1) hệ số 1 và môn chuyên hệ số 2. Các môn phải đạt từ 4 trở lên. Điểm Ngữ văn là điều kiện, không dùng để tính điểm trúng tuyển. Phương thức thi và tính điểm này được trường chuyên Khoa học tự nhiên áp dụng trong suốt ba năm qua. Như năm 2018, điểm chuẩn lớp chuyên Toán cao nhất - 21,5, thấp nhất là chuyên Vật lý với 17,5.
Trên thực tế, điểm chuẩn lớp chuyên ít biến động, chỉ chênh lệch 1 đến 2 điểm (cao hơn hoặc thấp hơn) tùy từng năm. Với 4 trường chuyên thuộc Sở là: Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, trường THPT chuyên Nguyễn Huê, trường THPT Chu Văn An và trường THPT Sơn Tây, dù năm nay Hà Nội áp dụng phương thức thi mới cho các trường THPT với bốn môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, tiếng Anh và Lịch sử, cách tính điểm xét tuyển vào các trường, lớp chuyên vẫn không thay đổi do không tính điểm Lịch sử. Điểm xét tuyển vào trường, lớp chuyên là tổng điểm của các môn không chuyên Toán, Ngữ văn, tiếng Anh (hệ số 1) và môn chuyên (hệ số 2).
Phan Thủy
Theo PLXH
Phụ huynh, sĩ tử căng thẳng chạy đua suất vào trường chuyên ở Hà Nội Năm nay, có khoa của một số trường THPT chuyên ở Hà Nội có tỷ lệ chọi 1/16 nên áp lực thi đỗ vào lớp 10 đè nặng lên nhiều gia đình. Từ ngày 26-29/5 diễn ra kỳ thi vào lớp 10 của các trường THPT chuyên Ngoại ngữ, chuyên Khoa học Tự nhiên và chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội. Trong những...