Tuyển sinh “3 chung” đã hoàn thành sứ mạng
“Kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ theo hình thức “3 chung” đã hoàn thành sứ mạng của nó và đã đến lúc cần chấm dứt cách thức tổ chức thi tuyển sinh ĐH-CĐ như vậy để chuyển sang một hình thức khác phù hợp hơn”.
Từ việc Hiệp hội Các trường ĐH-CĐ ngoài công lập (NCL) có văn bản kiến nghị Bộ GD-ĐT bỏ hoặc hạ điểm sàn trong kỳ thi tuyển sinh năm nay, PV đã có cuộc trao đổi với GS Đào Trọng Thi (ảnh) – Chủ nhiệm UB Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên – Nhi đồng của Quốc hội về điểm sàn. Ông nói:
Tôi là người ủng hộ quan điểm kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ theo hình thức “3 chung” đã hoàn thành sứ mạng của nó và đã đến lúc cần chấm dứt cách thức tổ chức thi tuyển sinh ĐH-CĐ như vậy để chuyển sang một hình thức khác phù hợp hơn. Tốt nhất là nên giao quyền chủ động cho các trường ĐH trong việc tuyển sinh để họ tuyển được sinh viên theo đúng yêu cầu của họ. Cái được của việc làm này sẽ nhiều hơn mất.
Tuy nhiên, khi Bộ vẫn duy trì hình thức “3 chung” thì không thể đặt vấn đề bỏ quy định về điểm sàn được. Việc tốt nhất của hình thức thi “3 chung” là đã quy định được một mức điểm sàn, nghĩa là đưa ra một cái khung nhất định về chất lượng tránh trường hợp mỗi môn 1-2 điểm cũng vào được ĐH.
Chính vì vậy, tôi cho rằng không thể vì chỉ tiêu tuyển sinh, vì nhu cầu có thêm người học của các trường NCL mà không quan tâm đến chất lượng đầu vào.
Video đang HOT
Quản lý chặt cả đầu vào, đầu ra
Thưa ông, Quốc hội vẫn ra nghị quyết về chỉ số phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có chỉ tiêu cụ thể về quy mô sinh viên/vạn dân. Vậy có mâu thuẫn giữa vấn đề chất lượng và quy mô trong việc các trường không tuyển đủ chỉ tiêu hay không?
Khi đưa ra chỉ tiêu về quy mô sinh viên/vạn dân thì Quốc hội và Chính phủ đã tính toán trên cơ sở hiện nay nước ta có đủ nguồn lực để đào tạo các em đảm bảo chất lượng. Chứ không phải đưa số lượng một cách tùy tiện để tính được là có bao nhiêu sinh viên/vạn dân.
Thí sinh dự thi vào một trường CĐ ngoài công lập trong kỳ tuyển sinh năm 2011.
Xu hướng của các nước trong giáo dục ĐH là quản lý chặt đầu ra chứ không phải siết chặt đầu vào mà buông lỏng đầu ra như cách làm ở nước ta. Ý kiến của ông về vấn đề này?
Đó là xu hướng đúng, nhưng trong điều kiện của chúng ta hiện nay thì tôi xin nói là vẫn phải quản lý cả đầu vào chứ không phải chỉ đầu ra. Lý do là người dân của chúng ta không phải ai cũng nhận thức được sâu sắc về vấn đề phải đạt được chất lượng học tập ở một mức độ nhất định thì mới nên tiếp tục thi và vào học ĐH. Nếu lúc này chúng ta buông đầu vào thì rất có thể sẽ nhiều người ngộ nhận rằng cứ vào ĐH là tốt, đổ xô vào ĐH. Chất lượng đầu vào như vậy mà lại thắt chặt đầu ra thì sẽ gây ra một sự lãng phí lớn của chính người dân và cho cả xã hội, nhà nước.
Vì thế, tôi đồng ý là tương lai chúng ta phải chặn đầu ra tốt hơn nữa nhưng thời điểm này thì vẫn phải quản lý đầu vào chặt chẽ.
Là một ủy ban của Quốc hội về vấn đề GD-ĐT, sắp tới ông sẽ chú trọng giám sát những vấn đề gì liên quan đến việc đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH, đặc biệt là đối với các trường NCL?
Sắp tới chúng tôi sẽ tập trung giám sát về các vấn đề nhằm chuẩn bị hoàn thiện Luật Giáo dục (GD) ĐH để trình QH trong kỳ họp tới, trong đó có nhấn mạnh đến vấn đề chất lượng, quy mô đào tạo. Luật GD ĐH sẽ làm rõ hơn nội hàm của vấn đề “phi lợi nhuận”. Trường ĐH NCL sẽ chia thành hai dạng, một là phi lợi nhuận hoàn toàn, không chia lợi nhuận; loại trường thứ hai là chấp nhận để thu lợi nhuận nhưng hợp lý, không thể như các doanh nghiệp kinh doanh bình thường. Bên cạnh đó có những chính sách, quy định phù hợp để khuyến khích các trường hoạt động theo phương thức phi lợi nhuận; có cơ sở để quản lý việc các trường thu lợi nhuận một cách hợp lý, không đẩy học phí lên quá cao. Làm được như vậy sẽ có sự cạnh tranh giữa các trường, nâng cao chất lượng đào tạo để thu hút được học sinh giỏi.
Theo Dân Trí
Bộ GD-ĐT phản hồi về điểm thi môn Lịch sử thấp
Ngày 31/7, Bộ GD-ĐT có công văn tiếp thu những ý kiến của độc giả về điểm thi môn Lịch sử trong kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ vừa qua
Công văn nêu rõ: Bộ GD-ĐT nhận thấy, kết quả nhiều bài thi môn Lịch sử của các em học sinh đã tốt nghiệp THPT tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ, không đạt yêu cầu, thậm chí chỉ được điểm 0, là một thực tế không thể xem nhẹ.
Thực tế này cần được quan tâm tìm hiểu, phân tích nguyên nhân, từ đó có những giải pháp phù hợp, khắc phục những tác động tiêu cực của các nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy - học môn Lịch sử, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.
Bộ GD-ĐT xin chân thành cảm ơn và tiếp thu những ý kiến thể hiện tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với việc dạy - học Lịch sử ở trường phổ thông.
Bộ GD-ĐT tiếp tục nghiên cứu, tìm giải pháp, chỉ đạo khắc phục tình trạng trên, đồng thời sẽ tiếp thu ý kiến công luận qua các hội thảo.
Theo Dân Trí
Gợi ý giải đề môn Hóa, Ngoại ngữ kỳ thi CĐ 2011 Buổi sáng ngày 16/7, các thí sinh đã bước vào môn thi cuối cùng trong kỳ thi tuyển sinh Cao đẳng 2011. Báo điện tử VTC News xin trân trọng gửi đến độc giả gợi ý giải đề của các môn thi trong sáng nay do các chuyên gia giáo dục đến từ trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn, TP HCM thực hiện....