Tuyển sinh 2022: Khắc phục tình trạng 1 thí sinh đỗ nhiều trường
Tuyển sinh năm 2021 tồn tại tình trạng thí sinh ảo, một em đỗ vào nhiều trường đại học khác nhau trong cùng đợt xét tuyển.
Ảnh minh họa/internet
Chỉ đỗ 1 nguyện vọng ở 1 phương thức
Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), thực tế trên làm ảnh hưởng tới cơ hội trúng tuyển của thí sinh khác và gây khó khăn cho công tác dự báo trong tuyển sinh của cơ sở đào tạo…
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy phân tích, nguyên nhân của tình trạng trên là do các trường sử dụng đồng thời nhiều phương thức, tổ hợp xét tuyển cho một ngành, nhưng phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lý, hoặc tuyển sinh không đúng với số lượng đã công bố cho từng phương thức xét tuyển, dẫn đến thiếu công bằng đối với thí sinh và gây một số hệ quả không tốt trong dư luận xã hội.
Ngoài ra, các trường áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau, nhưng chưa có đủ biện pháp bảo đảm công bằng giữa các thí sinh. Có trường tiến hành gọi thí sinh nhập học sớm mà không cập nhật dữ liệu lên hệ thống chung, dẫn tới số lượng thí sinh ảo gia tăng. Cũng có trường chưa thực sự tạo điều kiện cho thí sinh lựa chọn được ngành học theo đúng nguyện vọng ưu tiên và có năng lực nhất.
Bên cạnh đó, một số cơ sở đào tạo khai báo chỉ tiêu tuyển sinh chưa thống nhất giữa các hệ thống, hoặc chưa thực hiện đúng kế hoạch, đủ hết quy trình đối với việc xác định chỉ tiêu. Cũng có trường chưa kiểm soát được điều kiện sơ tuyển. Do vậy thí sinh không đủ điều kiện vẫn trúng tuyển và phải xử lý các vấn đề nảy sinh sau khi thí sinh tiến hành nhập học. Một số trường nhập thông tin về điểm sàn, các điều kiện sơ tuyển lên hệ thống không đúng với đề án tuyển sinh đã công bố…
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy thông tin, năm nay, Bộ GD&ĐT dự kiến điều chỉnh một số nội dung trong công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng; trong đó có dự kiến xây dựng phần mềm lọc ảo chung cho tất cả phương thức xét tuyển, bao gồm cả phương thức xét tuyển riêng của các trường đại học thay vì chỉ lọc ảo theo phương thức xét tuyển dựa trên điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT như trước.
“Như vậy, mỗi thí sinh sẽ chỉ đỗ 1 nguyện vọng ở 1 phương thức, không còn tình trạng 1 thí sinh đỗ vào nhiều trường ở nhiều phương thức xét tuyển khác nhau như các năm trước” – PGS.TS Nguyễn Thu Thủy nhấn mạnh.
Ảnh minh họa: Internet
Ứng dụng công nghệ thông tin
Video đang HOT
Tán thành với dự kiến điều chỉnh của Bộ GD&ĐT, GS.TS Nguyễn Trung Kiên – Phó Hiệu trưởng Công nghệ TP Hồ Chí Minh hoan nghênh chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyển sinh. Trước đây, các trường đại học và thí sinh rất vất vả trong việc nộp hồ sơ, xét tuyển và lọc ảo.
Nay thí sinh đăng ký một lần sau khi thi tốt nghiệp THPT và bằng phương thức trực tuyến là rất hợp lý. Ngoài ra, chủ trương lọc chung với tất cả các nguyện vọng xét tuyển sẽ khắc phục được một số hạn chế của tuyển sinh 2021. “Bộ nên làm sớm để các trường có thể ứng dụng ngày vào xét tuyển bằng học bạ”, GS.TS Nguyễn Trung Kiên bày tỏ.
TS Trương Quý Tùng – Phó Giám đốc Đại học Huế nhất trí với chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh; đồng thời, cần đề cao trách nhiệm giải trình của các đơn vị.
Việc ứng dụng công thông tin trong việc đăng ký xét tuyển phù hợp với bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; tạo tuận lợi cho các cơ sở giáo dục đại học trong quá trình xét tuyển.
Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ hoàn thành văn bản chỉ đạo phục vụ công tác tuyển sinh 2022 theo kế hoạch, gồm: quy chế tuyển sinh, cơ sở dữ liệu khu vực ưu tiên, các danh mục về trường trung học phổ thông, xã khó khăn, xã đặc biệt khó khăn…
Đồng thời, xây dựng, thử nghiệm, hoàn thiện “hệ thống xử lý nguyện vọng và lọc ảo”: hoàn thiện phần mềm đăng ký xét tuyển trực tuyến đối với các phương thức xét tuyển của các cơ sở đào tạo, tổ chức đăng ký xét tuyển và lọc ảo chung toàn hệ thống trong đợt 1…
Rà soát nhu cầu của các địa phương, năng lực của cơ sở đào tạo, xác định chỉ tiêu đào tạo giáo viên theo Nghị định 116. Tiếp tục công tác truyền thông, phổ biến văn bản về tuyển sinh và tổ chức kiểm tra, thanh tra điều kiện bảo đảm chất lượng, công tác tuyển sinh của một số trường…
Năm 2021 kết quả tuyển sinh chính quy trong toàn hệ thống đạt cao nhất từ trước đến nay, đạt 96,85% (năm 2020 đạt 83,86%). Số trường đại học tuyển sinh đủ chỉ tiêu đạt 41,82% (năm 2020 là 33,95%). Điểm trúng tuyển của khối Sư phạm tăng, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển tăng, mặt bằng điểm trúng tuyển của các ngành sức khỏe đồng đều hơn so với các năm trước.
Tuyển sinh lớp 10: Những điều phụ huynh cần lưu ý
Thí sinh sẽ bắt đầu đăng ký nguyện vọng từ ngày 14-4 đến 9-5. Ngày 7-4, Sở GD&ĐT TP.HCM đã tổ chức hội nghị tập huấn kế hoạch tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM.
Sau một năm bị ảnh hưởng vì dịch COVID-19 nên phải thực hiện xét tuyển vào lớp 10 THPT công lập, năm nay, phương án thi tuyển được triển khai trở lại với nhiều điểm mới, học sinh (HS), phụ huynh cần lưu ý.
Học sinh lớp 9 Trường THCS Lạc Hồng (quận 10, TP.HCM) trong một giờ học. Ảnh: PHẠM ANH
Đăng ký trực tuyến lẫn trực tiếp
Về tuyển sinh lớp 10 thường, HS sẽ đăng ký ba nguyện vọng (NV). Trong đó, NV ưu tiên 1, 2, 3 để xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập (trừ các trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa; Trường Phổ thông năng khiếu - ĐH Quốc gia TP.HCM).
Về tuyển sinh lớp 10 THPT của các trường chuyên (Trường THPT Lê Hồng Phong, Trường THPT Trần Đại Nghĩa), trường có lớp chuyên (các trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Gia Định, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hữu Huân), điều kiện dự thi là HS tốt nghiệp THCS tại TP.HCM, có xếp loại học lực, hạnh kiểm cả năm học của các lớp 6, 7, 8 từ loại khá trở lên và tốt nghiệp THCS loại giỏi.
HS sẽ được đăng ký bốn NV, trong đó NV ưu tiên 1, 2 là vào lớp chuyên, NV 3, 4 là vào lớp không chuyên ở hai trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và Trần Đại Nghĩa.
Nếu không trúng tuyển hoặc không nộp hồ sơ vào các trường, lớp chuyên, HS vẫn được tham gia dự tuyển vào lớp 10 THPT khác theo ba NV đã đăng ký.
Tuy nhiên, theo thông tin tập huấn từ Sở GD&ĐT TP.HCM đến các cơ sở giáo dục, năm nay là năm đầu tiên sở triển khai cho HS, phụ huynh đăng ký ba NV vào lớp 10 thường bằng hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp (tức vừa điền phiếu nộp tại trường vừa thông qua ứng dụng trực tuyến). Riêng lớp 10 chuyên và tích hợp vẫn thực hiện đăng ký bằng giấy trực tiếp.
Đặc biệt, sở cũng sẽ ứng dụng công nghệ bản đồ số trong phần mềm đăng ký trực tuyến để kiểm soát việc chọn trường của HS cho phù hợp với địa chỉ nơi cư trú của các em.
Theo lãnh đạo nhiều trường THPT tại TP.HCM, đây là điểm mới tích cực hỗ trợ tốt cho công tác tuyển sinh cũng như thuận lợi cho các trường phổ thông, nhất là những trường xa trung tâm, để hạn chế được tình trạng HS chọn NV ở trường xa nhưng khi trúng tuyển lại khó theo học.
Đại diện Sở GD&ĐT TP.HCM cũng cho biết đây là năm đầu tiên nên sẽ triển khai song song hình thức đăng ký NV trực tiếp lẫn trực tuyến. Lộ trình từ năm tuyển sinh tiếp theo sẽ ứng dụng 100% qua trực tuyến. Bên cạnh đó, sở cũng sẽ có lộ trình áp dụng tuyển sinh lớp 6 ứng dụng công nghệ bản đồ số để việc tuyển sinh, theo học của HS phù hợp với nơi cư trú.
Đề thi tuyển sẽ như thế nào?
Theo kế hoạch do UBND TP.HCM phê duyệt, đề thi tuyển sinh lớp 10 năm nay sẽ trong phạm vi chương trình THCS do Bộ GD&ĐT ban hành, chủ yếu ở lớp 9. Đề thi đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, không sai sót, phân hóa được năng lực, trình độ của HS.
Đặc biệt, đây là năm đầu tiên điểm cả ba bài thi đều theo hệ số 1, điểm từng bài thi sẽ theo thang từ 0 đến 10, lẻ đến 0,25 điểm. Điểm xét tuyển là tổng điểm của ba bài thi và cộng điểm thêm cho đối tượng ưu tiên.
Với lớp 10 chuyên, trường chuyên, môn thi là bốn môn gồm ngữ văn, toán, ngoại ngữ và môn chuyên. Ngày thi cũng trong hai ngày 11 và 12-6. Trong đó, toán, ngữ văn thi với 120 phút, ngoại ngữ 90 phút và môn chuyên là 150 phút.
Điểm xét tuyển là tổng điểm của các bài thi, trong đó hệ số các bài thi là 1, riêng bài chuyên là hệ số 2.
Tuy nhiên, về nội dung đề thi, một số giáo viên (GV), lãnh đạo trường THCS tại TP.HCM cũng bày tỏ lo lắng về việc mức độ đề thi năm nay sẽ như thế nào vì công tác dạy và học năm nay bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh, thời gian học đa số trên trực tuyến.
Cô Ngô Thị Hồng Ngát, GV môn ngữ văn Trường THCS Lạc Hồng (quận 10), cho rằng từ khi đi học trực tiếp trở lại, GV dạy học rất vất vả để bổ sung, vừa dạy vừa ôn tập cho HS. Bản thân HS cũng vì bị ảnh hưởng học online quá nhiều nên khi học trực tiếp trở lại rất thụ động, giảm tiếp thu kiến thức hơn.
Do đó, cô Ngát mong mỏi mức độ khó và lượng kiến thức đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay cần giảm xuống để bớt áp lực cho HS, GV và có kết quả tuyển sinh phù hợp với tình hình thực tế hơn.
Trả lời báo chí về vấn đề này, ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết do năm nay dịch bệnh nên cấu trúc đề thi sẽ được điều chỉnh phù hợp hơn. Kiến thức trong đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9. Đề sẽ không ra vào các phần kiến thức đã được Bộ GD&ĐT giảm tải trong thời gian HS học trực tuyến.
Trong đó, mức độ nhận biết, thông hiểu sẽ chiếm 70%-80%, phần vận dụng chỉ 20%-30% và phần vận dụng cao chiếm không quá 10% trong đề, tùy từng môn. Đề thi năm nay sẽ bám sát thực tế hơn, giúp HS tiếp cận một cách nhẹ nhàng hơn.
Hơn nữa, theo ông Quốc, việc áp dụng hệ số 1 ở ba môn thi cũng sẽ giúp HS và GV thuận lợi hơn trong giảng dạy, ôn tập, không gây xáo trộn hay áp lực việc học của các em cho môn nào.
Những đối tượng được tuyển thẳng, cộng điểm tuyển sinh
Năm 2022, TP.HCM sẽ thực hiện việc tuyển thẳng vào lớp 10 với HS khuyết tật (có giấy chứng nhận theo quy định).
HS đoạt giải cấp quốc gia, quốc tế về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho HS THCS và THPT (giải quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc đồng tổ chức, hoặc giải quốc tế do Bộ GD&ĐT hay Sở GD&ĐT cử dự thi).
Ngoài ra, TP.HCM quy định sẽ cộng 2 điểm cho một trong các đối tượng là con liệt sĩ; con thương binh mất sức lao động 81% trở lên; con của người được cấp giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên.
Cộng 1,5 điểm cho một trong các đối tượng là con của anh hùng lực lượng vũ trang, con của anh hùng lao động; con thương binh mất sức lao động dưới 81%; con của người được cấp giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%.
Cộng 1 điểm cho một trong các đối tượng: Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; người dân tộc thiểu số.
Năm 2022, chỉ 3 trường quân đội tuyển sinh thí sinh nữ Ngày 4/4, Ban tuyển sinh quân sự, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt báo chí để trao đổi về những nội dung tuyên truyền trong công tác tuyển sinh quân sự năm 2022. Năm 2022, có 17 học viện, trường sĩ quan tuyển sinh 4.742 chỉ tiêu đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học. Tuyển sinh cao đẳng...