Tuyển sinh 2022: Cuộc đua căng thẳng vào ĐH tốp trên
Nhiều trường ĐH chỉ dành khoảng 10%-15% chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, phần lớn chỉ tiêu dành để xét tuyển thẳng hoặc dùng kết quả thi đánh giá năng lực
Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội vừa công bố năm 2022 chỉ dành 10%-15% chỉ tiêu cho xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022.
Tuyển thẳng, thi năng lực chiếm ưu thế
Các năm trước đây, trường ĐH tốp đầu này thường dành khoảng 50%-70% chỉ tiêu để xét tuyển từ kỳ thi tốt nghiệp THPT, song mùa tuyển sinh năm nay, tỉ lệ phân bổ chỉ tiêu biến động mạnh. 80%-85% chỉ tiêu được dành cho các phương thức tuyển sinh gồm tuyển thẳng, xét tuyển kết hợp hoặc xét tuyển từ kết quả thi đánh giá năng lực tới 80%-85%, khoảng 10%-15% dành cho xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022.
Tương tự, Trường ĐH Giao thông Vận tải cũng giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 70%-80% còn 40%-50% trong năm nay. Trường dành chỉ tiêu còn lại cho việc tuyển thẳng hoặc xét tuyển bằng điểm thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Năm nay, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến chỉ tuyển 10%-20% từ kết quả thi tốt nghiệp cho một số chương trình đào tạo có tổ hợp A00, A01, B00, D01, D07, D26, D28 và D29. Phương thức tuyển sinh chủ yếu là dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do trường tự tổ chức.
Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực vào ĐHQG Hà Nội. Ảnh: KIM CHI
Video đang HOT
PGS-TS Nguyễn Hoàng Hải, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội, cho biết sẽ tổ chức 16 đợt thi đánh giá năng lực năm 2022, bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8. Kỳ thi đánh giá năng lực của trường dự kiến thu hút 70.000 đến 90.000 thí sinh, các đợt thi sẽ được tổ chức trong các tháng, trong đó tháng 2 dự kiến có một đợt, tháng 3, 6 và 8 có 2 đợt, tháng 4, 5 và 7 mỗi tháng có 3 đợt. Ngoài tổ chức thành nhiều đợt tùy thuộc vào diễn biến dịch, ĐHQG Hà Nội còn phối hợp với các đơn vị khác tổ chức kỳ thi ở nhiều điểm thi khác nhau. Theo PGS-TS Nguyễn Hoàng Hải, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, việc tổ chức thành nhiều đợt thi ở nhiều nơi sẽ tạo nhiều thuận lợi cho thí sinh. Các em có thể chủ động đăng ký tham gia vào thời điểm và địa điểm mong muốn.
Phải chọn những thí sinh tốt nhất
Hiện có gần 50 trường ĐH quyết định sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội tổ chức để xét tuyển. Năm nay, ngoài kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội, khu vực phía Bắc còn có kỳ thi đánh giá tư duy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. 8 trường ĐH khối kỹ thuật đã công bố hợp tác tổ chức, sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển, bên cạnh những phương thức truyền thống như dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT, học bạ THPT, xét kết hợp chứng chỉ quốc tế…
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Người Lao Động rằng việc các trường ĐH top trên dành không ít chỉ tiêu cho thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ liệu có gây nên tình trạng mất công bằng đối với thí sinh nông thôn, miền núi, nơi các em không đó điều kiện học tiếng Anh như học sinh thành phố, PGS-TS Bùi Quốc Triệu – Trưởng Phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân – cho rằng ngay từ đầu năm học, Bộ GD-ĐT đã định hướng những trường ĐH tốp đầu chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn đối tượng tuyển chọn. “Chúng tôi đã mở ra những hướng tuyển sinh khác nhau và thông báo rất cụ thể về chỉ tiêu để thí sinh nắm rõ” – PGS-TS Bùi Quốc Triệu nói.
Chuyên gia này cũng phân tích thêm, 2 năm nay, khi chuyển sang thi tốt nghiệp THPT, mục tiêu chính của kỳ thi đã là để xét tốt nghiệp THPT và đánh giá quá trình dạy học ở phổ thông chứ không hẳn là xét tuyển ĐH.
“Các trường tốp đầu cần những sinh viên ưu tú thì họ phải có những phương thức tuyển sinh đánh giá học sinh tốt nhất, công bằng nhất” – ông Triệu nói.
Lo luyện IELTS
Việc nhiều trường tốp trên công bố dành nhiều chỉ tiêu cho xét tuyển từ chứng chỉ ngoại ngữ cũng đã khiến cuộc đua ôn thi IELTS ở Hà Nội trở nên sôi động. Thầy Hiếu Đào, một giáo viên luyện thi IELTS có tiếng ở Hà Nội, cho biết không còn thời gian cho học sinh mới vì “phụ huynh ùn ùn đăng ký ôn thi IELTS cho con”. “Một phần vì nhiều trường ĐH tuyển thẳng học sinh có chứng chỉ IELTS, một phần vì nhiều trường THPT miễn học ngoại ngữ cho những thí sinh đạt điểm IELTS 6.5 trở lên nhằm tập trung 2 môn còn lại để ôn thi tốt nghiệp THPT nên các con học tiếng Anh rất nhiều” – thầy Hiếu Đào cho biết.
Tuyển sinh đại học 2022: Giảm mạnh chỉ tiêu theo kết quả thi tốt nghiệp, thí sinh vất vả dự trù 'phương án B'
Năm 2022, các trường đại học cho biết sẽ giảm hẳn chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, thay vào đó là tuyển sinh dùng kết quả thi đánh giá năng lực, bài kiểm tra tư duy cũng như chứng chỉ ngoại ngữ.
Trước xu hướng trên, học sinh của nhiều trường cảm thấy lo lắng vì từ đầu năm đến nay vẫn đang học trực tuyến nên ảnh hưởng ít nhiều đến kết qủa học tập. Việc các em vừa phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT, vừa tham gia đánh giá năng lực, bài kiểm tra tư duy cũng như thi chứng chỉ ngoại ngữ... có phần quá sức.
Nhiều em cũng lo lắng không rõ đề thi đánh giá năng lực của các trường ĐH sẽ ra theo hướng nào, có căn cứ vào chương trình giảm tải của Bộ GD&ĐT và thực tế nơi thì học trực tuyến, nơi học trực tiếp như hiện nay hay không?
Nguyễn Hà My - học sinh lớp 12 (quận Cầu Giáy, Hà Nội) cho biết ngay từ đầu năm học em xác định sẽ đăng ký nguyện vọng vào ngành Kinh tế Quốc tế của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
"Ngoài học trực tuyến ở trường, em cũng đăng ký học thêm các thầy giỏi tại những trung tâm luyện thi có tiếng để có kiến thức chuyên sâu chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, mới đây em khá bất ngờ khi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến sẽ chỉ tuyển sinh khoảng 10-15% chỉ tiêu dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT tổ chức. Còn lại, trường sẽ tuyển thẳng hoặc xét tuyển kết hợp với phương án tuyển sinh riêng.
Vậy là em phải thay đổi ngay phương pháp học, phải cấp tốc học làm sao để phù hợp với phương án tuyển sinh của trường và phải tìm hiểu thêm cả các phương án tuyển sinh khác để mong chạm tay tới mục tiêu", My nói.
Ảnh minh họa
Trước những thay đổi trong kỳ tuyển sinh năm nay, học sinh nhờ giáo viên tư vấn chọn ngành nghề, cơ hội việc làm cũng khiến thầy cô lúng túng vì phải đọc thông tin, cân nhắc rất nhiều mới có thể đưa ra lời khuyên.
Nhiều giáo viên cho rằng Bộ GD&ĐT nên có hướng dẫn định hướng chung cho các trường đại học, học viện, cao đẳng trong việc thiết kế các bài thi đánh giá năng lực sẽ gồm bao nhiêu phần trăm kiến thức theo chương trình chung và bao nhiêu phần trăm kiến thức đặc thù của ngành để học sinh còn có định hướng ôn thi.
Nhiều ý kiến khác tỏ ra lo ngại việc thi đánh giá năng lực để tuyển sinh đại học có thể sẽ gây ra thiệt thòi cho những học sinh phải học trực tuyến kéo dài, vì theo hướng dẫn giảm tải ứng phó với dịch bệnh mà Bộ GD&ĐT ban hành đầu năm học này thì tất cả các môn học chỉ giữ lại phần nội dung kiến thức cốt lõi.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) khẳng định hướng dẫn tinh giản chương trình nhưng không làm mất đi tính hệ thống và vẫn đảm bảo các nội dung cốt lõi. Qua đó giúp học sinh phát triển phẩm chất, năng lực, có được kiến thức và kỹ năng, giúp các em tham gia các kỳ thi do các cấp tổ chức.
Ông Thành cũng cho rằng so với cách thi tốt nghiệp THPT thì thi đánh giá năng lực không có sự khác nhau đáng kể nào, ngoài hình thức thi, cấu trúc đề có thể khác nhau. Các bài kiểm tra, đánh giá, thi đối với học sinh đều phải dựa vào kiến thức, kỹ năng của chương trình mà học sinh đã học. Dù được tổ chức theo hình thức nào thì mỗi đề kiểm tra, đánh giá, thi đều bao gồm các câu hỏi, bài tập trong đó yêu cầu học sinh phải huy động được những kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra theo các mức độ khác nhau.
Nếu học sinh đã nắm vững kiến thức, kỹ năng đã học một cách có hệ thống; có năng lực huy động, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học theo các mức độ yêu cầu của chương trình thì dù đề kiểm tra, đánh giá được cấu trúc thế nào thì cũng sẽ làm được các câu hỏi, bài tập trong đó. Các học sinh nắm chắc kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống và có thể tham khảo, luyện tập theo 1 - 2 đề thi minh họa tương ứng với các kỳ thi thì chắc chắn đáp ứng yêu cầu.
Ông Thành cũng lưu ý theo hướng dẫn thực hiện chương trình ứng phó với dịch bệnh, đề kiểm tra, đánh giá, thi không bao gồm những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm.
Tuyển sinh không phụ thuộc điểm thi tốt nghiệp THPT Cho đến thời điểm này, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông tin về phương án tuyển sinh 2022. Theo đề án tuyển sinh của các trường, phương thức tuyển sinh ngày một đa dạng hơn; chỉ tiêu xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT cũng đang dần giảm đi. Thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển...